Hiệu quả áp dụng/số hộ tham gia

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 73 - 75)

- Kết quả mô hình trình diễn lạc:

2. Hiệu quả áp dụng/số hộ tham gia

- Đã mang lại hiệu quả 29 64,44 - Chưa mang lại hiệu quả 5 11,11

- Chưa áp dụng 2 4,44

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2011)

Qua kết quả điều tra cho thấy, hầu hết người dân được hỏi đều đã từng tham gia các chương trình tập huấn ở địa phương. 100% hộ tham gia vào các chương trình tập huấn được Trạm tổ chức trong 3 năm gần đây, không có hộ nào là không tham gia. Qua đây ta thấy người dân đã ý thức được tầm quan trọng và cần thiết của các lớp tập huấn, họ cũng đã hưởng lợi rất nhiều từ các lớp tập huấn. Trong số các hộ tham gia có 75,56% số hộ đánh giá nội dung tập huấn là rất cần thiết, 13,33% hộ đánh giá là cần thiết và 4,44% hộ đánh giá là bình thường vì họ có thể học hỏi từ những hộ xung quanh hoặc từ những nguồn thông tin đại chúng khác. Điều này cho thấy nội dung tập huấn do Trạm tổ chức đa phần đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Kết quả sau khi áp dụng vào sản xuất: Đa phần người dân sau khi tham gia lớp tập huấn đã áp dụng vào sản xuất, trong tổng số hộ được hỏi có 64,44% số hộ áp dụng đã mang lại hiệu quả cao hơn hẳn các phương pháp làm cũ, 11,11% số hộ áp dụng chưa mang lại hiệu quả hoặc không hiệu quả có nhiều lý do nhưng chủ yếu là do hộ áp dụng chưa đúng quy trình kỹ thuật. Và 4,44% không áp dụng một phần do thiếu vốn để áp dụng TBKT vào sản xuất, mặt khác do kỹ thuật chuyển giao khó áp dụng, chưa thật phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ.

Qua đây ta cũng thấy được sự tham gia của người dân vào các hoạt động tập huấn và chuyển giao KTTB vào sản xuất ngày một tăng lên vì người dân đã ý thức được tầm quan trọng của các buổi tập huấn.

3.2.3. Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng mô hình trình diễn

Xây dựng mô hình là một trong những công việc cần thiết của Trạm khuyến nông trong công tác chuyển giao TBKT cho người dân. Trong những năm qua các MHTD đã được triển khai ở hầu hết các xã trong huyện, được người dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 3.1.5

Qua bảng điều tra được cho thấy. Trong tổng số 45 hộ được hỏi thì cả 45 hộ biết về hoạt động xây dựng MHTD của địa phương mình, trong đó có 37 hộ đã từng tham gia xây dựng MHTD chiếm 82,22%, và đa số các hộ đã tham gia cho biết hiệu quả của mô hình mang lại hơn hẳn các giống cũ và phương pháp cũ như mô hình trồng lạc vụ Đông có che phủ ni lông,mô hình lúa lai, mô hình gà an toàn sinh học.... Ngoài ra, có tới 6,67% số hộ biết về MHTD nhưng không tham gia (lý do chủ yếu là do thiếu vốn 66,67%, và thiếu lao động 33,33%) hay nói cách khác là do hộ không đủ điều kiện gia mô hình.

Bảng 3.15: Sự tham gia của người dân vào các mô hình trình diễn

Chỉ tiêu Số lượng(hộ) Tỷ lệ(%)

Tổng số hộ điều tra 45 100,00

1. Biết về MHTD 45 100,00

2. Không biết về MHTD 0 0

3. Hộ tham gia/hộ biết về MHTD 37 82,22 4. Hộ không tham gia/hộ biết về MHTD 3 6,67 Lý do

- Thiếu vốn 2 66,67

- Thiếu lao động 1 33,33

- Mô hình khó áp dụng 0 0

- Mô hình rủi ro cao 0 0

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2011)

3.2.4. Sự tham gia của người dân vào hoạt động thông tin tuyên truyền

Để hoạt động khuyến nông thực hiện được hiệu quả thì công tác thông tin tuyên truyền cho các chương trình này của Trạm là không thể thiếu, cho đến nay, ngoài hình thức chuyển tải thông tin KN qua các hoạt động tập huấn, chuyển giao kỹ thuật… Hình thức thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng vẫn là kênh chủ yếu của Trạm để chuyển tải những thông tin khuyến nông một cách nhanh nhất đến với người dân như: đài phát thanh huyện, loa truyền thanh xã, thôn. Ngoài ra, Trạm còn sử dụng tài liệu khuyến nông để phổ biến tới nông dân thông qua các buổi tập huấn kỹ thuật, buổi sinh hoạt các câu lạc bộ khuyến nông…

Qua điều tra 45 hộ dân cho thấy có tới 91,11% số hộ được nhận các thông tin chung của hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện, xã chủ yếu qua CBKN và đài phát thanh huyện, loa truyền thanh xã, thôn hoặc qua ti vi. Trong đó có 68,89% hộ được hỏi thường xuyên theo dõi hoạt động khuyến nông và 15,56% hộ được hỏi không theo dõi hoạt động khuyến nông của địa phương mình do họ không có thời gian hoặc thời gian phát sóng của đài chưa thật phù hợp với điều kiện theo dõi của họ. Tuy nhiên, để tiếp cận với TBKT, các giống cây con mới người dân có thể tiếp nhận từ nhiều nguồn khác như: từ nông dân khác, anh em, họ hàng, hoặc từ các tổ chức nông nghiệp…

Bảng 3.16: Sự tham gia của người dân vào hoạt động thông tin tuyên truyền

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) I. Tổng số hộ điều tra 45 100,00 1. Biết về chương trình 41 91,11

2. Không biết về chương trình 4 8,89

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w