Tình hình dân số và lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 35 - 37)

Là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, xong có vị trí địa lý thuận lợi và có lịch sử phát triển lâu đời nên Lạng Giang tập trung dân cư khá đông đúc. Dân số Lạng Giang đa số là người Kinh, bên cạnh đó có các dân tộc anh em cùng sinh sống như Tày, Nùng, Sán Dìu,… mỗi dân tộc có một tập quán riêng và hình thức canh tác riêng. Tình hình dân số và lao động của Huyện được thể hiện qua bảng 2.3:

Năm 2010 toàn huyện có 196.374 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân là 799 người/km2 là một trong những huyện có mật độ dân số khá cao của tỉnh. Bình quân qua 3 năm tổng số nhân khẩu của huyện tăng 0,45%, trong đó khẩu nông nghiệp năm 2008 là 181.950 khẩu chiếm 93,5% tổng số nhân khẩu, năm 2009 tăng lên 182.588 nhân khẩu chiếm 93.4% tổng số nhân khẩu, năm 2010 tăng lên 183.290 nhân khẩu chiếm 93,3% . Khẩu phi nông nghiệp năm 2008 là 12.694 khẩu năm 2010 tăng lên 13.084 khẩu nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số nhân khẩu của huyện.

Qua bảng 2.3 ta cũng thấy tổng số hộ của huyện cũng tăng lên qua các năm. Năm 2008 toàn huyện có 47.617 hộ, năm 2010 tăng lên 48.529 hộ. Các hội trên địa bàn huyện được phân làm 2 loại chủ yếu là hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp. trong đó hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, năm 2008 là 42.950 hộ chiếm 90,2% tổng số hộ năm 2010 tăng lên 43.679 chiếm 90% tổng số hộ. Hộ phi nông nghiệp mặc dù có tăng qua 3 năm nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, năm 2008 là 4.667 hộ, năm 2010 tăng lên 4.850 hộ.

Về lao động: năm 2008 toàn huyện có 97.600 lao động chiếm 50,15% tổng dân số của huyện, trong đó lao động nông nghiệp chiếm hơn 85% qua 3 năm, có tốc độ tăng bình quân 0,91% qua các năm. Lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10% nhưng tăng đáng kể qua 3 năm, dạt tốc độ tăng bình quân 11,65% qua 3 năm. Nhìn chung lực lượng lao động của Lạng Giang khá dồi dào, tuổi đời trẻ, có trình độ văn hóa, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động năm 2010 đạt 25%, lực lượng lao động có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, dễ tiếp thu cái mới, cái tiến bộ. Hàng năm lực lượng lao động của huyện được bổ xung thêm khoảng trên 2.000 người, chính vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một nhu cầu lớn trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Bảng 2.3: Tình hình dân số và lao động huyện Lạng Giang qua 3 năm (2008-2010). Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 09/08 10/09 * I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 194.599 100,00 195.474 100,00 196.374 100,00 100,45 100,46 100,45 1. Khẩu NN Khẩu 181.950 93,5 182.588 93,4 183.290 93,4 100,35 100,38 100,37 2. Khẩu phi NN Khẩu 12.649 6,5 12.886 6,6 13.084 6,7 101,87 101,54 101,7 II. Tổng số hộ Hộ 47.617 100,00 48.015 100,00 48.529 100,00 100,84 101,07 100,95 1.Hộ NN Hộ 42.950 90,2 43.268 90,11 43.679 90,00 100,74 100,95 100,84 2.Hộ phi NN Hộ 4.667 9,8 4.747 9,89 4.850 10,00 101,71 102,17 101,94 III. Tổng số LĐ Người 97.600 100,00 99.800 100,00 102.200 100,00 102,25 102,4 102,33 1. LĐ NN Người 85.302 87,40 86.127 86,32 86.870 85,00 100,96 100,86 100,91 2. LĐ phi NN Người 12.298 12,60 13.673 13,68 15.330 15,00 111,18 112,12 111,65 IV. Tỷ lệ tăng dân số % 1,08 1,11 1,16

V. Quy mô hộ về nhân khẩu và lao động

1.Khẩu/hộ Người/hộ 4,09 4,07 4,05

2.LĐ/hộ Người/hộ 2,05 2,08 2,1

(*): Tăng trưởng BQ %/năm

Trong thời gian qua, do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện qua 3 năm chỉ ở mức trên 1%; một số chỉ tiêu bình quân như bình quân khẩu/hộ, ở mức 4 người/ hộ, bình quân lao động/hộ ở mức 2 lao động/hộ, đây là những thông số thể hiện quy mô gia đình trẻ, đặc điểm của gia đình trong xã hội hiện nay.

Như vậy qua bảng 2.3 đã phản ánh một cách khái quát tình hình dân số và lao động của huyện Lạng Giang qua 3 năm từ 2008 đến 2010. Qua cơ cấu nhân khẩu, cơ cấu hộ, cơ cấu lao động cho thấy nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Mặt khác nó cũng cho thấy tiềm năng nhân lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 35 - 37)