Các mô hình về chăn nuôi a Tình hình triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 61 - 66)

- Kết quả mô hình trình diễn lạc:

3.1.7.3 Các mô hình về chăn nuôi a Tình hình triển khai thực hiện.

a. Tình hình triển khai thực hiện. + Chương trình cải tạo đàn bò:

- Tổng số liều tinh thực hiện : 2.000 liều.

- Bò đực laisind giống đưa về: 03 con cho hộ dân thuộc các xã Tân Dĩnh, Phi Mô và Thái Đào.

Trong chăn nuôi chương trình cải tạo đàn bò là một chương trình mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người nông dân chấp nhận và hưởng ứng chương trình ngày càng mạnh mẽ góp phần đưa tổng đàn bò có máu lai trong toàn huyện năm 2009 đạt 70% (tăng 4% so với năm 2008).

+Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học: Triển khai tại 05 hộ nông dân thuộc 2 xã Tân Thanh và Yên Mỹ quy mô 2.000 con gà Lương Phượng lai Sasso.

Qua theo dõi cho thấy đây là phương pháp nuôi nhằm hạn chế các loại dịch bệnh xuất hiện, gà vẫn sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống đạt cao, thời gian sinh trưởng bình thường, khả năng tiêu thụ thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp.

Bảng 3.8: Tình hình triển khai các mô hình trình diễn về chăn nuôi (2008 - 2010)

Mô hình thực hiện Số mô

hình Địa điểm

Số hộ tham gia Mô hình chăn nuôi

- Mô “hình sind hóa” đàn bò. - Mô hình vỗ béo Bò thịt. - Mô hình nạc hóa đàn lợn 3 - - - Tất cả các xã Hương Sơn, An Hà, Xuân Hương, Đào Mỹ.

Tân Dĩnh, Thái Đào, Tân Hưng, Đào Mỹ

(Nguồn: Trạm Khuyến nông Lạng Giang)

b.Kết quả và hiệu quả của các mô hình về chăn nuôi.

Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, Lạng Giang là huyện có ngành chăn nuôi tương đối phát triển, đặc biệt là ngành chăn nuôi đang có hướng chuyển dịch cơ cấu xản xuất hàng hóa các ngành chăn nuôi bò, lợn, gà. Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông chăn nuôi được triển khai tương đối rộng rãi với các chương trình: cải tạo đàn bò, nuôi lợn hướng nạc, chương trình phát triển đàn gia cầm,…

+ Kết quả chương trình cải tạo đàn bò qua các năm.

Lạng Giang là một Huyện có đàn bò tương đối lớn, chương trình khuyến nông cải tạo đàn bò được triển khai từ năm 1993. Đến năm 2008 tổng số đàn bò của huyện là 11.361 con trong đó tỷ lệ bò lai sind đạt 33%. Năm 2009, là năm thứ ba tỉnh tiếp tục đầu tư lớn cho chương trình cải tạo đàn bò. Kết quả chương trình cải tạo đàn bò của huyện được trình bày qua bảng 3.9.

Với nguồn kinh phí do chương trình trung tâm đã tổ chức cấp phát những liều tinh đông viên về các huyện theo kế hoạch đề xuất của từng huyện mỗi năm, thực hiện cải tạo đàn bò theo 2 phương pháp: Thụ tinh nhân tạo và phối hợp trực tiếp nằng bò đực giống laisind. Dựa trên tổng số bò nái hiện có, hàng năm Trạm KN huyện đều xây dựng kế hoạch cho chương trình cải tạo đàn bò và triển khai chương trình vào đầu quý I hàng năm.

2008 2009 2010 08/09 10/09 BQTổng số bò Con 11.361 12.327 17.924 108,50 145,40 125,61 Tổng số bò Con 11.361 12.327 17.924 108,50 145,40 125,61 - Bò lai sind Con 3.408 3.945 6.557 115,76 166,21 138,71 - Bò đực giống sind Con 17 22 31 129,41 140,91 135,04 - Bò cái giống sind Con

- Số liệu tinh nhân tạo Liều 1.900 2.000 2.000 105,26 100,00 102,63 - Số lần phối trực tiếp Lần 1.729 2.239 3.154 129,50 140,87 135,06 - Số bê sinh ra Con 2.427 3.100 4.021 127,73 129,71 128,72 + Do phối trực tiếp Con 785 973 1.024 123,95 105,24 114,21 + Do thụ tinh nhân tạo Con 1.642 2.127 2.997 129,54 140,90 135,10

(Nguồn: Trạm khuyến nông Lạng Giang)

Thực hiện bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo năm 2008, 2009 Nhà nước hỗ trợ 100% vật tư như bình Ni Tơ, súng bắn tinh. Năm 2010, nước hỗ trợ chỉ còn 50%, tuy vậy số lượng tinh được thực hiện vẫn tăng, mức tăng bình quân qua 3 năm là 24,71%. Năm 2008 các dẫn tinh viên thực hiện thụ tinh nhân tạo được 1.900 liều, số bê con sinh ra đạt tiêu chuẩn và đạt 74,92% số liều tinh đã phối. Năm 2009, 7 đồng chí dẫn tinh viên thực hiện phối được 2.000 liều ( đạt 118% kế hoạch của Trạm, số bê con sin ra đạt 80,25% số liều tinh phối). Năm 2010, Trạm thực hiện thụ tinh nhân tạo được 2.000 liều, số bê con sinh ra là 1.205 con, nhưng chỉ có 80% số bê sinh ra đạt tiêu chuẩn.

Thực hiện băng phương pháp phối giống trực tiếp: Hàng năm Trạm đều tiếp nhận bò đực giống sind đưa về các hộ nông dân, góp phần tăng đàn bò đực giống sind của huyện tăng lên qua các năm. Đến năm 2010, tổng đàn bò đực Laisind toàn huyện là 32 con trong đó 21 con do Trạm hỗ trợ. Đàn bò được giống khỏe mạnh thực hiện phối cho hàng nghìn bò nái, tỷ lệ thụ thai đạt trên 90%, bê con sinh ra đạt tiêu chuẩn, có trọng lượng cao gấp 1,2 – 1,3 lần bê ta, người dân rất tin tưởng nên số bê con sinh ra bằng phương pháp phối trực tiếp tăng bình quân qua 3 năm là 35,1%. Theo thống kê của Trạm, quý IV năm 2010 tỷ lệ bò Laisind toàn huyện đạt 36,58%, số bò cái Laisind là 3.782 con. Bên cạnh 2 phương pháp trên Trạm còn khuyến khích các dẫn tinh viên, các khuyến nông viên cơ sở, các đối tượng có nhu cầu tham gia lớp dào tạo về thụ tinh nhân tạo cho bò do trung tâm KN – KL tỉnh tổ chức. Tham gia lớp đào tạo này Trạm sẽ hỗ trợ bình Ni Tơ, súng bắn tinh.

Hiệu quả của chương trình không chỉ ở chỗ nâng tỷ lệ đàn bò sind của huyện lên cao, mà hiệu quả cơ bản của chương trình này là đến nay gần 90% nhân dân

trong huyện đã có nhận thức về nuôi bò Laisind. Mục đích nuôi bò không chỉ để lấy sức kéo mà đã chuyển sang hình thức chăn nuôi bò thịt và bò giống Laisind đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Có được kết quả đó là do sự cố gắng của các cán bộ Trạm KN, các dẫn tinh viên, sự quan tâm của Trung tâm KN – KN tỉnhvà đặc biệt là nhận thức của người dân được nâng lên.

+ Mô hình vỗ béo bò:

Năm 2010, Trạm KN đã xây dựng mô hình trình diễn vỗ béo bò thịt tại 4 xã với quy mô 90 con. Trong đó An Hà tham gia mô hình với 15 con, Hương Sơn với 17 con, Xuân Hương với 27 con và Đào Mỹ là 31 con. Kết quả mô hình thể hiện qua bảng 3.10.

Đây là lần đầu tiên Trạm tổ chức mô hình này, những con bò tham gia mô hình là những bò nái đã hết thời gian sinh sản, những con bò đực và cả bò vàng địa phương và bò Laisind. Với mỗi con bò tham gia mô hình Trạm hỗ trợ với mức là 267.400 đồng trong đó có 68kg cám và 3 viên thuốc tăng trọng. Thòi gian thực hiện mô hình là 2 tháng. Các hộ tham gia mô hình sẽ được huấn kỹ thuật về kỹ thuật phối trộn thức ăn, cách thức cho ăn và vỗ béo bò trong thời gian vỗ béo. Các khuyến nông viên cơ sở chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo kết quả về Trạm KN. Tổng kết lại mô hình được đánh giá là đạt hiệu quả kinh tế mức tăng trọng BQ/ngày của một con bò trung bình từ 500 – 600 gam, do vậy mức tăng trọng bình quân trong 2 tháng vỗ béo là từ 30 – 36 kg/con trong 2 tháng. Với giá thịt bò hơi là 50.000 đồng/kg, các hộ tham gia mô hình sẽ thu lãi từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng sau khi trừ chi phí (chưa tính công lao động).

Bảng 3.10: Kết quả mô hình vỗ béo bò thịt (2008 - 2010)

Chi tiêu ĐVT Địa điểm

An Hà Hương Sơn

Xuân

Hương Đào Mỹ 1. Số lượng bò vỗ béo Con 15 17 27 31

2.thời gian vỗ béo Ngày 60 60 60 60

3. Khối lượng trung bình bò trước khi vỗ béo

Kg 154,2 180,0 150,8 160,2 4. Lượng thức ăn được hỗ trợ Kg 1.020 1.156 1.836 2.108 5.Lượng thuốc tăng trọng được Viên 45 51 81 93

hỗ trợ

6.Tiêu tốn thức ăn bình quân/ngày

Kg 1,52 2,0 1,3 1,8

7.Tăng trọng BQ 1 con/ngày Gam 580 600 490 560 8. Giá bán Đồng 50.000 50.000 50.000 50.000 9. Mức thu trung bình 1 con bò Đồng 1.740.000 1.800.000 1.470.000 1.680.000 10. Tổng chi trung bình/1 con

Đồng 317.000 427.400 299.400 367.400 11. Lãi thu/ 1 con bò Đồng 1.423.000 1.372.000 1.170.600 1.312.600

(Nguồn: Trạm khuyến nông Lạng Giang)

Hiện nay trên thị trường nhu cầu thịt bò ngày càng tăng, các hộ nông dân trong huyện đang có xu hướng thiên về chăn nuôi bò giống mà chưa chú ý đến chăn nuôi bò thịt. Mô hình vỗ béo bò đã cho người dân thấy cách thức vỗ béo bò thịt trong thời gian ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả của mô hình cho thấy tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt theo phương pháp mới trên địa bàn huyện. Trạm KN cần xây dựng thêm mô hình trình diễn ở các xã khác trong huyện để giới thiệu rộng rãi mô hình cho nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w