Hoạt động và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông của huyện trong 3 năm (2008 2010)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 48 - 50)

huyện trong 3 năm (2008 - 2010)

Trong những năm qua, Trạm khuyến nông huyện Lạng Giang đã phối hợp với các đơn vị: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, các dự án phát triển… đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông huyện, các chương trình được tổ chức bằng nhiều hình thức đào tạo khác nhau: Tập huấn chuyển giao TBKT mới, đào tạo nghiệp vụ khuyến nông, đào tạo tin học, tham quan các mô hình khuyến nông hiệu quả, các hội trợ triển lãm về nông nghiệp ở các tỉnh, huyện lân cận… Chương trình đã thu hút được hàng trăm lượt người tham gia và đem lại hiệu quả trong công tác nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho CBKN của Trạm, đáp ứng được phần nào nhu cầu được đào tạo của CBKN ở một huyện miền núi như huyện Lạng Giang. Đồng thời đây cũng là một thuận lợi giúp

họ có cơ hội được tiếp cận với những TBKT mới hiệu quả cao để áp dụng cho địa phương mình.

Tuy nhiên, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho CBKN củaTrạm hàng năm được tổ chức còn ít, trong khi nhu cầu được đào tạo của CBKN là rất lớn thể hiện qua bảng 3.2. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn kinh phí của Trạm còn hạn hẹp, Trạm không đủ điều kiện để tự tổ chức cũng như tiếp nhận các chương trình đào tạo, mặt khác sự liên kết giữa Trạm và các cơ quan nghiên cứu còn lỏng lẻo.

Bảng 3.2: Nhu cầu đào tạo của cán bộ khuyến nông huyện Lạng Giang Nhu cầu đào tạo Số lượng (người) Tỷ lệ

(%)

Tổng số người điều tra 12 100,00

Các lĩnh vực cần đào tạo - Trồng trọt 3 25,00 - Chăn nuôi 4 33,33 - Lâm nghiệp 2 16,67 - Thủy sản 5 41,67 - Kinh tế 2 16,67

- Nghiệp vụ khuyến nông 12 100,00 - Phương pháp tiếp cận cộng đồng 5 41,67 - Phương pháp tổ chức nhóm 8 66,67

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2011)

Qua điều tra cho thấy, tất cả cán bộ khuyến nông của Trạm đều có nhu cầu được đào tạo thêm về một trong những lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, nghiệp vụ khuyến nông,…Trong 12 cán bộ được hỏi thì số cán bộ có nhu cầu được đào tạo thêm về lĩnh vực trồng trọt là 25%, chăn nuôi là 33,33%, thủy sản là 41,67%. Sở dĩ nhu cầu của thủy sản tăng cao là do diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện ngày càng tăng lên, trong khi cán bộ của Trạm có chuyên môn về thủy sản rất ít (1 cán bộ). 100% CBKN được hỏi đều có nhu cầu được đào tạo về nghiệp vụ khuyến nông nói chung, 66,67% cán bộ được hỏi có nhu cầu được đào tạo về kỹ năng tổ chức nhóm. Điều này dễ hiểu vì hầu hết cán bộ khuyến nông đều chưa được đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ khuyến nông. Vậy để công tác khuyến nông hoạt động có hiệu quả hơn thì trong thời gian tới Trạm cần được bổ sung thêm về kinh phí hoạt động cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho CBKN. Đồng thời cần kết hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan đoàn thể trong và ngoài ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w