- Kết quả mô hình trình diễn lạc:
2008 2009 2010 09/08 10/09 BQ 1.Tổng số lớp
1.Tổng số lớp
tập huấn Lớp 354 550 550 155,36 100,00 127,68 2. Tổng số
người tham gia Người 25.000 35.000 35.000 140,00 100,00 120,00 3. Bình quân số Người/lớp 71 64 64 90,14 100,00 95,07
lớp
4. Số cuộc tham quan hội thảo đầu bờ
Cuộc 21 39 39
Lượt người
tham gia Người 2.000 4.000 4.000
(Nguồn: Trạm Khuyến nông Lạng Giang)
Đồng thời với việc tăng lên của lớp tập huấn được mở, số lượng người tham gia tập huấn cũng tăng lên. Năm 2008 có 25.000 lượt người tham gia và bình quân là 71 người/ lớp, năm 2009 có 35.000 lượt người tham gia và bình quân là 64 người/ lớp, năm 2010 có 35.000 lượt người tham gia bình quân 64 người/ lớp. Như vậy bình quân qua 3 năm số lượng người tham gia các lớp tập huấn tăng 20%. Điều này chứng tỏ số lượng nông dân được trang bị những kiến thức kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp đã tăng lên khá nhanh. Tuy nhiên bình quân số lượng người/ lớp giảm đi qua 3 năm, năm 2010 bình quân 64 người/ lớp, đây là số lượng người phù hợp với một lớp tập huấn kỹ thuật. Năm 2010 số lượng người tham gia tập huấn tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2008 là vì Trạm Khuyến nông đã quan tâm mở các lớp tập huấn nhiều hơn, với quy mô lớn hơn, đáp ứng được đúng với các nhu cầu và sự quan tâm của người dân và hơn nữa người dân cũng dần dần ý thức được tầm quan trọng của các lớp tập huấn do Trạm khuyến nông mở ra.
Đối tượng tham gia các lớp tập huấn thường có trưởng, phó thôn, trưởng các hội đoàn thể, những nông dân tiên tiến. Với những lớp do Trạm tổ chức, những lớp tập huấn kỹ thuật để xây dựng mô hình trình diễn mỗi người tham gia sẽ được 10.000 đồng/ người do vậy số lượng người tham gia sẽ bị hạn chế. Các lớp tập huấn không giới hạn đối tượng tham gia cũng mới chỉ thu hút gần 2/3 số nông dân trong thôn,xã tham gia. Khi tham gia một số cá nhân không chấp hành ý thức kỷ luật về thời gian, về tổ chức nên một số buổi tập huấn kết quả chưa cao. Bên cạnh đó nội dung một số buổi tập huấn không được chuẩn bị kỹ, giảng viên truyền đạt chưa hay, nông dân cũng không tập trung chú ý nên không có hiệu quả. Trong thời gian tới, Trạm KN cũng như các địa phương cần chú ý tới vấn đề tổ chức và chất lượng của lớp tập huấn kỹ thuật.
+ Hoạt động thông tin tuyên truyền: Đây là những hoạt động không thể thiếu trong công tác khuyến nông bởi vì hoạt động khuyến nông mang tính chất tự nguyện. Thông tin tuyên truyền để giới thiệu cho người nông dân về thông tin về KTTB, giúp người nông dân nắm bắt được những KTTB mới, thu hút họ quan tâm và muốn tìm hiểu, áp dụng thử những KTTB mới đó.
Với đội ngũ khuyến nông còn mỏng, lại hoạt động trên phạm vi rộng do vậy phương pháp thông tin tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng được Trạm KN Lạng Giang áp dụng phổ biến.
Trạm KN đã tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở tỉnh, huyện, đài truyền thanh cơ sở, các cơ quan ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các cấp chính quyền địa phương tuyên truyền, chuyển giao KTTB đến nông dân. Thường xuyên phối hợp với đài truyền thanh huyện tuyên truyền các quy trình kỹ thuật và công nghệ mới, các cây con giống mới có năng suất chất lượng cao, các kinh nghiệm điển hình tiên tiến, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong và ngoài huyện.
Năm 2008, Trạm đã in và tiếp nhận được 10.000 tờ rơi, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn, trồng một số cây công nghiệp, nuôi con đặc sản, nuôi vỗ béo bò thịt; 180 cuốn sách kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hàng nghìn tờ bướm, tờ gấp phục vụ cho các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn. một số tài liệu được in màu, hình ảnh bắt mắt, dễ xem dễ thu hút nông dân. Trạm cũng phân cán bộ khuyến nông viết tin, bài về các hoạt động khuyến nông có hiệu quả, năm 2008 đã đưa 500 tin bài về các mô hình khuyến nông .
+ Hoạt động tham gia hội thảo:
- Nhằm đánh giá kết quả của các mô hình trình diễn, từ đó khuyến cáo nhân ra diện rộng. Năm qua Trạm khuyến nông đã phối hợp với các xã tổ chức được trên 30 cuộc tham quan đầu bờ và 9 hội thảo với khoảng 4.000 lượt người tham dự.
- Để giúp cán bộ khuyến nông cơ sở, các hộ nông dân nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Đồng thời nhằm trao đổi, học tập những cách làm hay, những điển hình mới. Năm qua Trạm đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong ngành tổ chức được 05 cuộc tham quan trong và ngoài huyện, tỉnh.
3.2.1. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông
Tìm hiểu sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông mục đích giúp cho việc đánh giá các hoạt động khuyến nông đã triển khai có được người dân chấp nhận hay không.
Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp rất được chú trọng nên trên địa bàn huyện không chỉ có Trạm khuyến nông mà còn một số cơ quan như: trung tâm khuyến nông tỉnh, Trạm BVTV, Trạm thú y và một số công ty chế biến nông sản… cũng triển khai thực hiện các chương trình thông qua Trạm khuyến nông, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Do vậy hầu hết bà con đều đã từng được tham gia hoạt động khuyến nông.
Để nghiên cứu sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông của địa phương chúng tôi tiến hành điều tra 45 hộ tại 3 xã Tân Thịnh, Quang Thịnh và Hương Sơn đây là các xã điểm áp dụng phong trào nông thôn mới.
Bảng 3.13: Sự tham gia của người dân đối với hoạt động khuyến nông và nguồn tiếp nhận thông tin khuyến nông
Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 45 100,00
1. Tham gia các chương trình KN 45 100.00
2. Không tham gia 0 0
3. Nguồn tiếp nhận thông tin khuyến nông
- Từ CBKN 37 82,22
- Từ ti vi, sách báo, đài phát thanh 31 68,89
- Từ họ hàng, hàng xóm 29 64,44
- Từ các nguồn khác 3 6,67
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2011)
Qua bảng điều tra được ta thấy, trong 45 hộ được hỏi có cả 45 hộ từng tham gia hoạt động khuyến nông chiếm 100%. Các hoạt động khuyến nông như: tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao TBKT, dịch vụ nông nghiệp, xây dựng mô hình… (trong đó số hộ tham gia lớp tập huấn chiếm đa số).
Qua phỏng vấn cho thấy, người dân tiếp nhận thông tin khuyến nông chủ yếu từ CBKN chiếm 82,22%, điều này đã khẳng định được vai trò của CBKN luôn là mũi nhọn trong công tác chuyển giao TBKT đến với người dân. Bên cạnh đó thì nguồn tiếp nhận từ ti vi, sách báo, đài phát thanh và từ họ hàng, hàng xóm
cũng chiếm tỷ lệ lớn (trên 60%), đây cũng được coi là công cụ hữu hiệu trong việc truyền đạt thông tin.
3.2.2. Sự tham gia của người dân trong hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thuật
Với đội ngũ KNVCS ở các xã đã tương đối được chuẩn hóa nên công tác tập huấn chuyển giao TBKT được Trạm tổ chức đều đặn và đầy đủ. Trong năm 2010 Trạm đã tổ chức được hơn 550 lớp tập huấn cùng 30 cuộc tham quan hội thảo đầu bờ và 9 hội thảo, thu hút được khoảng 4.000 lượt người tham dự. Điều này cho thấy người dân đã dần quan tâm và coi trọng việc học hỏi kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 3.14.
Bảng 3.14: Sự tham gia và đánh giá của người dân trong hoạt động tập huấn chuyển giao kỹ thuật tiến bộ
Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 45 100,00
Hộ tham gia hoạt động tập huấn 45 100,00
Hộ không tham gia 0 0