Hoàn thiện về tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 80 - 81)

II. Nội dung kiến nghị

3.4.2 Hoàn thiện về tổ chức hoạt động

Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức khuyến nông của Trạm trong thời gian qua cho thấy mạng lưới khuyến nông cơ sở còn thiếu và yếu hầu hết các xã chưa có ban khuyến nông, việc phân cấp, trách nhiệm không rõ ràng, các khuyến nông viên triển khai các hoạt động khuyến nông gặp nhiều khó khăn. Do vậy chúng tôi đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện mạng lưới tổ chức hoạt động của Trạm như sau:

Trạm khuyến nông cần phối hợp chặt chẽ với các xã xây dựng mạng lưới khuyến nông xã, mạng lưới này sẽ trực tiếp chỉ đạo các hoạt động khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật, cùng quản lý và theo dõi đánh giá khuyến nông viên cơ sở.

Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội như: hội nông dân, hội phụ nữ,đoàn thanh niên,… trong công tác vận động, triển khai thục hiện các hoạt động khuyến nông.

Xây dựng các tổ chức khuyến nông cơ sở: CLBKN, nhóm sở thích,… Với mục tiêu, nội dung và hình thức hoạt động cụ thể đem lại hiệu quả cao. Trạm KN, khuyến nông viên cơ sở hoặc hội nông dân đảm nhận việc tư vấn cùng tham gia những tổ chức này.

Việc hoàn thiện hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông ở cơ sở là rất quan trọng, bởi vì các hoạt động khuyến nông của Trạm chủ yếu triển khai trên địa bàn các xã. Hệ thống này hoàn thiện sẽ đảm bảo các hoạt động khuyến nông triển khai dễ dàng, phù hợp và hiệu quả hơn. Đặc biệt công tác tổ chức, theo dõi giám sát sẽ chặt ché hơn. Để xây dựng được mạng lưới này trước hết trách nhiệm tổ chức thuộc về chính quyền địa phương; sau đó là các hội đoàn thể đặc biệt là hội nông dân, hội phụ nữ và các CLBKN. Hiện nay trên địa bàn huyện có tới 35 CLBKN, nhìn chung các CLBKN hoạt động nhiệt tình nhưng đơn giản và mang tính hình thức nên hiệu quả còn thấp. Do vậy, về mặt tổ chức CLBKN ở thôn, xã nên giao cho Hội nông dân kết hợp với Trạm phụ trách, có văn bản để theo dõi, có trách nhiệm với cấp trên và hướng dẫn cụ thể các CLBKN đi vào hoạt động nề nếp và đem lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó Trạm KN cũng cần chú ý đến những người nông dân sản xuất giỏi, các chủ trang trại, những người mạnh dạn áp dụng KTTB vào sản xuất để phát triển mạng lưới chân rết của mình. Với những người này phải thường xuyên liên hệ trao đổi, phổ biến đồng thời học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật từ họ, để họ làm thử mô hình.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w