7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Nhân vật trào phúng
Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật “là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Các thành tố tạo nên nhân vật gồm: hạt nhân tinh thần của cá nhân, tư tưởng, các lợi ích đời sống, thế giới cảm xúc, ý chí, các hình thức ý thức và hành động” [20, tr.241-242]
Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm tự sự, nhân vật chính là phương diện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng; là phương tiện tất yếu quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng, quan niệm của tác giả về cuộc đời và con người trong các tác phẩm tự sự và kịch. Theo Giáo sư Hà Minh Đức thì “nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực” [19, tr.126]. Nhân vật trào phúng là loại nhân vật mang tính hài. Xây dựng kiểu nhân vật này, nhà văn phải làm cho người đọc bật lên tiếng cười về chúng. Trong văn học nói chung, đặc biệt là văn học sau đổi mới, nhân vật trào phúng không chỉ tạo ra tiếng cười giải trí mà còn gợi lên trong lòng độc giả những suy ngẫm, làm thay đổi nhận thức cũng như hành động của họ.
Nhân vật trào phúng trong truyện ngắn Vũ Bão sau 1986 cũng không nằm ngoài qui luật đó. Nghiên cứu tác phẩm của nhà văn, chúng tôi thấy tuy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
không mang tính điển hình như những nhân vật văn học trước 1975, nhưng những nhân vật của Vũ Bão phần nào khái quát được những mảng hiện thực và con người đương thời. Để thể hiện được quan niệm và cách nhìn ấy, nhà văn đã sáng tạo ra những thủ pháp độc đáo, tạo nên hệ thống nhân vật mang đậm chất trào phúng.