Giọng trào phún g phê phán

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 79 - 82)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Giọng điệu trào phúng

3.1.1. Giọng trào phún g phê phán

Không giống như giọng châm biếm sắc bén, quyết liệt của một số nhà văn hiện đại khác, giọng điệu hài hước của Vũ Bão thường nhẹ nhàng như ông từng tâm sự: Truyện của tôi “hài hước, nhưng không hề hằn học, ác ý hay chửi đổng” [41]. Nhưng không vì thế mà tính phê phán trong truyện ngắn của nhà văn giảm đi. Nó không ồn ào, trực diện kiểu vỗ mặt mà ẩn sau những lời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

văn thâm thúy, thấm thía. Tác phẩm của Vũ Bão sau năm 1986 hầu hết không ít thì nhiều, đều chứa trong nó giọng điệu hài hước phê phán. Dùng tiếng cười, Vũ Bão lần lượt giật đổ, giải thiêng những tín điều, những thần tượng đã trở nên lỗi thời, cản trở sự tiến bộ của con người và xã hội.

Giọng điệu hài hước phê phán thường được thể hiện rõ nét nhất trong những truyện viết về những tệ nạn. Trong nhiều truyện viết về giới công chức, trí thức, bằng giọng châm biếm, Vũ Bão không ngần ngại vạch trần bản chất bất tài và đầy thói xấu của chúng. Đó là những cố máy đã hao mòn mà vẫn bám chặt lấy cái ghế vì mục đích riêng: “Tôi sinh năm 1933, năm này đến tuổi về hưu nhưng ông giám đốc sở sinh năm 1932 cũng đang thích nằm lì một năm nữa chờ thằng út tốt nghiệp đại học Nông nghiệp ra trường, ông sẽ đưa về đây. Ai lại muối mặt đẩy thằng 60 về còn thằng 61 ở lại, cánh báo chí nhân dịp đó làm một loạt bài chó già giữ xương thì ê mặt với hàng tỉnh. Ông bèn vận dụng chính sách gì đó để giữ tôi lại (...). Thế là tôi được ở lại” (Bút bi hết mực) [5, tr.245]. Vì lợi ích cá nhân của một người, “cả một lô theo nhau” chà đạp lên những qui định của nhà nước. Một cái tiêu cực này làm nảy thêm ra những tiêu cực khác. Có những lúc, ngòi bút của nhà văn lách sâu vào đời sống tha hóa của một bộ phận những ông cốp quan hệ bất chính với những cô thư kí biết khai thác “vốn tự có” [5, tr.252]. Trong truyện Ông khóc tôi cũng khóc, tả tâm lí ông Cống, giám đốc sở thể dục thể thao sau khi đội bóng huyện nhà thăng hạng A1, Vũ Bão hài hước: “Các cụ ngày xưa tốn khá nhiều giấy mực để chứng minh tiền là tờ hóa đơn mua được mọi thứ trên đời trừ hạnh phúc, tiền là giấy thông hành đi khắp nơi trừ lên thiên đàng. Bằng kinh nghiệm 40 năm hoạt động của mình, ông Cống cũng chứng minh được rằng, tiền là tờ hóa đơn có thể mua được mọi thứ kể cả trọng tài, tiền là giấy thông hành có thể đi khắp nơi, kể cả vòng chung kết” [5, tr.88]. Đặt bên cạnh tiền, thành tích thể thao bỗng trở thành cuộc chạy đua của vật chất. Mỗi thành tích là một đống tiền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong Phó tiến sĩ không hữu nghị, Vũ Bão lại châm biếm một hiện thực khác. Đó là những ông phó tiến sĩ tiếng là sang Nga học tập, nhưng thực chất chỉ lo tìm cách ở lại đi buôn: “Tôi chắc chắn thằng Bằng sẽ ở lại tiếp tục hoạt động không mệt mỏi cho tình hữu nghị giữa các dân tộc trên lĩnh vực trao đổi hàng hóa giữa các nước Đông Nam Á và Cộng hòa liên bang Nga” [5, tr.145]. Kiểu giọng bỡn cợt, phê phán như thế khiến cho thần tượng tiến sĩ vốn được người đời trọng vọng bỗng sụp đổ, chỉ còn là một tay buôn không hơn không kém.

Vẫn là giọng châm biếm với thái độ bình thản, Vũ Bão còn khái quát những thực trạng nhức nhối, những chuyện đáng cười trong xã hội đương thời. Đó là cả một trung tâm được lập ra chỉ để phục vụ lợi ích của một số cá nhân: “ Chẳng qua các ông ấy lập ra cái trung tâm thông tin ấy chỉ để gửi con cháu trú chân chờ đi nước ngoài chuyến nữa hoặc nhảy sang chỗ khác lắm màu hơn” (Nhà trẻ không có bô) [5, tr.271]. Đó là những tờ báo tỉnh được ủy ban nhân dân trợ cấp “cứ lấp đủ bài là ra”, không đếm xỉa gì đến chất lượng (Nợ đời). Đó là những nhà đài với những tuyên truyền xa rời thực tế, lạc hậu, công thức, máy móc (Chương cuối của một cuộc tình)...

Ở một số truyện khác, giọng hài hước phê phán được sử dụng như là một thứ ánh sáng cực mạnh để chiếu vào những góc tối, hạ bệ những những cái lố bịch, gian dối đang tồn tại, núp trong những vỏ bọc đẹp đẽ bên ngoài. “Ở bên Anh, làm sao người ta biết được nó (nhân vật Vĩnh - NV) đã vãi linh hồn trong trận đánh bốt Chè. Cái quần trong phim là cái quần khác đấy” (Người vãi linh hồn) [5, tr.201]. “Cái quần ướt nước tiểu (có thứ mùi chắc không thơm tho gì) đã bị tước bỏ hoàn toàn sự tồn tại vật chất của nó. Sự thật hèn mọn bị tẩy trắng, xem phim, người ta chỉ còn thấy toát lên bừng bừng phẩm cách anh dũng của người chiến thắng mà thôi. Nói cách khác, cái quần trong bộ phim tài liệu lịch sử là cái quần giả, và lịch sử ở đây cũng là lịch sử giả, thứ lịch sử đã bị nhào nặn một cách thô bạo” [41]. Cùng một vấn đề lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sử, trong Trời có mắt giọng điệu tuy hài hước nhưng đã có phần quyết liệt hơn: Chiếc xe tăng 390 húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, “bao nhiêu người đã nhìn thấy (...) nhưng lại sợ cái gì không biết đành cắm đầu nhận của giả là của thật rồi làm cho hàng mấy chục triệu người cả tin cứ tưởng cái của giả ấy là của thật” [5, tr.316]. Bằng giọng điệu hài hước - châm biếm, Vũ Bão đã lật tẩy và lên án trò “ăn gian nói dối”, sự vô trách nhiệm đối với lịch sử của những người cầm quyền.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)