Cốt truyện phân mảnh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 75 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Cốt truyện

2.3.3. Cốt truyện phân mảnh

Cốt truyện phân mảnh là kiểu cấu trúc phi truyền thống. Ở những truyện kiểu này, không có mâu thuẫn, xung đột nào được coi là trung tâm, chi phối đến các nhân vật hoặc thúc đẩy sự vận động của cốt truyện. Truyện được tổ chức bằng cách sắp xếp những mảnh - những câu chuyện nhỏ đứng cạnh nhau. Những câu chuyện này thường là cùng chủ đề nhưng nhiều khi không liên quan đến nhau, không có quan hệ nhân quả xét trong chuỗi sự kiện của cốt truyện. Chúng có thể tương đồng với nhau về diễn biến, tính chất. Mỗi mảnh của tác phẩm tương ứng với mỗi mảnh hiện thực đời sống. Đặt những câu chuyện đó bên cạnh nhau, nhà văn vừa có thể miêu tả những biểu hiện riêng, độc đáo của đối tượng, vừa có thể khái quát được những vấn đề của xã hội và con người.

Trong Bút bi hết mực, dễ thấy truyện được tạo thành từ nhiều câu chuyện nhỏ. Mỗi câu chuyện lại gắn với những nhân vật và tình huống hài hước khác nhau. Trước tiên là câu chuyện của nhân vật “tôi”. Vốn là người không biết nấu ăn, nhưng vì thương vợ nên “tôi” hay nhảy vào bếp đỡ đần. Từ đây, bao chuyện hài hước diễn ra dưới bàn tay nội trợ của “tôi”: nồi thịt kho bị cháy, mua thịt bò thành thịt lợn sề, nấu cơm bằng nồi cơm điện mà không bật nút... Trong mắt bà vợ, nhân vật “tôi” tự coi mình là một ông chồng vô tích sự, không làm được việc gì cho vợ, chẳng khác gì một chiếc “bút bi hết mực”.

Từ chuyện về nhân vật “tôi” và vợ, truyện chuyển sang câu chuyện về những Đảng viên tham ô, về nhân vật Xe Công. Từ nhân vật này, theo hành trình đi tìm cách nấu canh hến của nhân vật tôi, Vũ Bão kể những mẩu chuyện nhỏ về những nhân vật khác. Đó là ông phó tiến sĩ sinh vật học làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trưởng phòng nhuyễn thể ở Viện dinh dưỡng. Ông này học vị rất cao nhưng mắc bệnh lí thuyết, chỉ chăm chăm vào mớ sách vở; là ông cấp dưỡng khách sạn, giờ đã là phó giám đốc chỉ biết chế biến món Tây mà không biết chế biến món ta; là ông giáo sư làng xã cổ chỉ chuyên nghiên cứu tầng vĩ mô mà không biết tầng “vi mô”; là cô thủ thư máy móc, cứ sách gì liên quan đến hến là cô ta mang ra hết,... Tuy là những câu chuyện độc lập, nhưng đặt chúng cạnh nhau, Vũ Bão muốn khái quát một thực trạng đã và đang tồn tại: đó là cách làm việc máy móc, nặng về sách vở hàn lâm mà thiếu thực hành của một bộ phận đội ngũ công chức. Đặt trong mạch liên tưởng với câu chuyện về cái vô tích sự của nhân vật “tôi” ở phần đầu, thực chất những công chức ấy cũng chỉ là những cái “bút bi hết mực” kém tài, vô dụng.

Cốt truyện Bố con là đàn bà cũng được tạo thành bởi nhiều mảnh, mỗi mảnh là một số phận. Đó là Ngát với anh chồng có nhu cầu tình dục cao khiến cô phát sợ. Là Nghinh với anh chồng yếu sinh lí khiến cô lúc nào cũng “rầu rầu như tàu chuối héo”. Là Ngoan, một cô gái trẻ được coi là nhân tố mới trong phong trào ba sẵn sàng cần được xây dựng trở thành anh hùng. Là Mì với tính cách mạnh mẽ, căm thù sự phản bội. Số phận nào cũng chứa trong nó những bi kịch. Đó là bi kịch của con người cá nhân như Nghinh, Ngát, Mì. Có thể họ chưa thỏa mãn trong cuộc sống, trong tình yêu nhưng ít nhất họ cũng có được mái ấm gia đình; cũng đã từng được yêu và bị phản bội. Nhưng bi kịch của Ngoan lại hoàn toàn khác. Đó là bi kịch của con người tập thể, con người công dân, bi kịch của con người không được sống là mình. Bốn mảnh đời tuy chẳng liên quan gì đến nhau nhưng lại hội tụ để cùng khái quát nỗi đau thân phận, đặc biệt là nỗi đau bị tước đoạt quyền được yêu, được sống với những nhu cầu chính đáng của con người.

Ông khóc tôi cũng khóc là một truyện ngắn được cấu tạo từ bốn mảnh ghép về bốn ông bí thư huyện ủy: “Phàm là bí thư tỉnh ủy thì phải thương dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhưng các ông bí thư tỉnh ủy Sông Ninh mỗi ông lại thương dân một cách khác nhau.

Ông bí thư tỉnh ủy khóa I thương dân không có điện, đã lên xin trung ương một nhà máy điện. Công trình vừa cắt băng khánh thành, tỉnh đã cho một hãng phim nước ngoài thuê nhà máy điện ấy làm bối cảnh để quay trường đoạn công nhân nổi dậy... Chính vì thế, “nhân dân thành phố Sông Ninh và bốn xã ngoại thành mới hít mùi bụi than từ ống khói nhà máy thân yêu tuôn suốt ngày đêm xuống quê hương mình”.

Ông bí thư thứ II thương dân thiếu ngoại tệ mua phân đạm, thuốc trừ sâu đã phát động cao trào nhặt sắt vụn để xuất khẩu. Một số nhà báo đã phát hiện có huyện cưa cả cần cẩu, có huyện đã phá sà lan, có huyện còn khiêng cả tháp pháo trên nóc boong ke đi bán mớ để đổi xe cúp, tivi, viđêô cát sét về phân phối nội bộ cho các vị chóp bu, mặc cho chúng sinh cấy cày cứ việc ngâm nhựa sương rồng với mồ hóng để diệt bọ rày.

Ông bí thư thứ III thương dân ngoại thành vào thành phố cứ phải qua cái cầu cũ kỹ do quân đế quốc sài lang xây dựng từ đại chiến thế giới lần thứ I, đã ra lệnh xây gấp một chiếc cầu bê tông cỡ lớn. Sau ngày cắt băng khánh thành, cầu sập làm một máy kéo, một xe Zin, hai lái xe, hai phụ lái và ba người đi xe đạp lộn cổ xuống sông. Từ đó dân Sông Hinh gọi đó là cây cầu ma, người ta lại đi cây cầu sắt cũ cho an toàn” [5, tr.81-82].

Ông bí thư hiện tại cũng thương dân, cho xây sân bóng để dân đỡ phải đi xa. Lại còn “đầu tư” lên hạng cho đội bóng huyện nhà. Nhưng dân thì bức xúc, la ó. Chỉ có ông ta được ghi thêm vào bảng thành tích cá nhân vì đã làm rạng rỡ nền thể thao tỉnh nhà.

Bằng bốn mảnh ghép chứa đựng đầy nghịch lí, bốn câu chuyện nhỏ giúp nhà văn nói lên nhiều vấn đề lớn còn tồn tại trong xã hội đương thời. Việc mà các ông bí thư làm thật đúng là vì dân. Nhưng đâu có thấy dân được lợi ích gì, có chăng là hít khói bụi suốt ngày đêm, là thiếu thốn phân bón, là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lộn cổ xuống sông. Người được là các vị chóp bu: được xe cúp, được tivi, được viđêô cát sét và được nhiều thứ khác! Cái hài, cái đáng cười của các vị Bí thư bị lộ tẩy chính ở chỗ những mục đích xấu xa lại được che đậy bằng vẻ bề ngoài tốt đẹp. Đặt trong giai đoạn hiện nay, có thể thấy vấn đề tham nhũng, phá hoại của một bộ phận những công chức biến chất mà Vũ Bão đề cập vẫn còn nguyên tính thời sự.

Có thể nói kiểu cấu trúc cốt truyện có tính mở này tạo cho sáng tác của Vũ Bão những chuỗi tiếng cười hài hước. Đồng thời giúp nhà văn phản ánh được sự đa dạng và phức tạp của hiện thực, khái quát được những bức tranh rộng lớn về xã hội và con người.

Tiểu kết:

Có thể nói, nhân vật, tình huống và cốt truyện là những phương diện quan trọng tạo nên tiếng cười trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986. Với khả năng quan sát, lựa chọn và miêu tả, nhà văn đã dựng lên được những bức chân dung biếm họa sắc nét và sinh động về con người. Vũ Bão cũng dụng công, sáng tạo và vận dụng nhiều kiểu tình huống chứa đựng nhiều yếu tố mâu thuẫn, nghịch dị làm bật lên tiếng cười mang giá trị thẩm mĩ cao. Ở phương diện cốt truyện, bên cạnh những tác phẩm đi theo lối truyền thống đã có những tác phẩm mang dấu ấn của sự đổi mới về bút pháp. Sự đa dạng về cấu trúc cốt truyện đã tạo cho sáng tác của nhà văn khả năng phản ánh và khái quát những hiện thực rộng lớn về xã hội và con người. Vì thế tiếng cười trào phúng trở nên đa dạng, giàu sắc thái hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT MANG TÍNH TRÀO PHÚNG

TRONG SÁNG TÁC CỦA VŨ BÃO SAU NĂM 1986

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)