Cách đặt tên nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Cách đặt tên nhân vật

2.1. Nhân vật trào phúng

2.1.1.Cách đặt tên nhân vật

Việc đặt tên nhân vật trong văn học luôn mang một dụng ý của tác giả nhằm biểu đạt một ý nghĩa nào đó của nhân vật trong tác phẩm. Tên nhân vật là một yếu tố tạo nên hình tượng nhân vật, là một kí hiệu nổi trội trong chỉnh thể hình tượng nhân vật. Bằng cách đặt tên cho nhân vật, tác giả thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người và xã hội. Với ý nghĩa như vậy, Vũ Bão đã có ý thức trong việc đặt tên cho nhân vật của mình nhằm qua đó thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận cuộc đời và con người đương thời.

Qua khảo sát và thống kê, chúng tôi thấy nhân vật trong truyện ngắn Vũ Bão sau năm 1986 được đặt tên, gọi tên như sau:

Đặt tên theo cách thông thường: Ngân, Phạm Thế Hệ (Nợ nần kiếp trước), Ngoan, Ngát, Nghinh, Mì (Bố con là đàn bà), Luận ,Vĩnh (Người vãi linh hồn), Lê Doãn (Bó cỏ dưới mõm ngựa), Chu Hữu Bằng (Phó tiến sĩ không hữu nghị)... Đây là cách đặt tên phổ biến trong truyện ngắn Vũ Bão.

Đặt tên theo chức danh, trình độ: Theo trình độ như vị giáo sư, phó tiến sĩ sinh vật học (Bút bi hết mực). Theo chức danh như ông giám đốc, ông phó chủ tịch (Nợ đời), ông bí thư tỉnh ủy (Ông khóc tôi cũng khóc), ông tổ trưởng dân phố, tay phó vụ trưởng (Hao mòn vô hình), chính trị viên (Người chưa có chiến công), đại đội trưởng, trung đoàn trưởng (Lý sự người đời)... Có khi nhà văn còn gán thêm các định ngữ vào chức danh như Phó tiến sĩ không hữu

nghị, phó tiến sĩ đá bóng, phó tiến sĩ chạy tuổi, phó tiến sĩ làm chủ tập thể

(Hao mòn vô hình, Phó tiến sĩ không hữu nghị), phó tiến sĩ Nghêu sò ốc hến (Bút bi hết mực).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đặt tên theo kiểu ẩn dụ: Xe Công (Bút bi hết mực), bác sĩ Văn Đình Điển (nghĩa trang Văn Điển - NV), phó tiến sĩ Mai Thị Dịch (nghĩ trang Mai Dịch - NV), giáo sư Trung Văn Dung (Lý sự người đời), giáo sư Dép-lốp, giáo sư Lomcomxki (lôm côm - NV), giáo sư Eritromicin, giáo sư Atnhép (Hao mòn vô hình).

Trong các nhóm tên trên, trừ cách đặt tên thông thường, các nhóm tên còn lại đều chứa đựng yếu tố hài hước và hàm chứa trong nó ít nhiều diện mạo hiện thực và quan niệm của nhà văn về xã hội và con người. Trước hết là cách đặt tên theo chức vụ, trình độ. Trong truyện ngắn của Vũ Bão, hầu hết các nhân vật này đều là những người có vai vế, quyền lực trong xã hội. Những lời nói và việc làm của họ có tác động và ảnh hưởng lớn đến người khác, đến sự vận hành của cả một hệ thống. Viết về những nhân vật này, tiếng cười trào phúng thường bật ra ở những thói tật muôn thuở của các “quan” như tệ đút lót (Lẽ đời); tham ô (Ông khóc tôi cũng khóc); trai gái (Bút bi hết mực); quan liêu, mệnh lệnh (Người không có tên trong từ điển, Người chưa có chiến công), cách đối xử bất công với cấp dưới (Người chưa có chiến công, Lý sự người đời); nạn chạy theo thành tích (Ông khóc tôi cũng khóc); sự dốt nát của những người được gọi là phó tiến sĩ, giáo sư (Phó tiến sĩ không hữu nghị, Bút bi hết mực);... Không đặt tên nhân vật bằng danh từ riêng, Vũ Bão dường như muốn khái quát thực trạng tiêu cực mang tính phổ biến ở một bộ phận quan chức đương thời. Chất trào phúng được đẩy lên cao hơn nữa khi nhà văn gắn vào tên nhân vật những định ngữ chỉ tài năng, nhưng thường là tương phản với khả năng thực tế của nhân vật, tạo thành những cái đuôi hài hước lật tẩy những cái xấu đáng cười của chúng. Đó là phó tiến sĩ làm chủ tập

thể Chu Hữu Bằng (Hao mòn vô hình) với đề tài “làm chủ tập thể” cứ quay vòng kiểu gà què ăn quẩn cối xay, nhai đi nhai lại mãi trong bao nhiêu cuộc hội thảo, từ hội thảo âm nhạc đến hội thảo sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, hội thảo văn nghệ dân gian,... đến nỗi cái “thân thể” ấy “thương tích đầy mình chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chít móc câu” [5, tr.120]. Đó là phó tiến sĩ chạy tuổi với hành trình chinh phục tạo hóa mấy mươi năm. Đó là phó tiến sĩ đá bóng Chu Hữu Bằng với

màn bình luận phim bằng bóng đá hết sức nhảm nhí, ngớ ngẩn... Đó còn là vị

phó tiến sĩ Nghêu sò ốc hến mà không biết nấu nổi món hến (Bút bi hết mực). Cách đặt định ngữ như thế tạo ấn tượng đậm nét về cái xấu của nhân vật.

Ở một số truyện ngắn khác, Vũ Bão còn có dụng ý rõ nét khi định định danh nhân vật bằng những cái tên lạ. Trong Bút bi hết mực, nhà văn kể về một cô gái được mọi người gọi tên là Xe Công. Xe Công có tính đa tình, “ai đến trước thì đi trước, ai đến sau thì đi sau” [5, tr.253]. Nói chung ai cũng có thể “sử dụng” Xe Công được. Với liên tưởng độc đáo và cách đặt tên hài hước như vậy, Vũ Bão muốn nói về nạn sử dụng xe nhà nước - xe công, như xe cá nhân. Đó là loại xe không của ai, ai cũng có thể đi được. Cũng như vậy, lần theo hành trình của con ốc sên trong Lý sự người đời, cả chuỗi tiếng cười bật ra sau những cái tên đậm chất giễu nhại. Đó là những cái tên khiến người ta nghĩ đến nghĩa trang, đến cái chết: Bác sĩ Văn Đình Điển, phó tiến sĩ Mai Thị Dịch (Văn Điển và Mai Dịch là hai nghĩa trang nổi tiếng ở Hà Nội). Làm theo những nghiên cứu khoa học về ốc sên của các vị, người ăn sẽ đến nghĩa trang một cách nhanh chóng hơn! Chưa hết, trong khi mọi người đang còn ngơ ngác chưa biết có nên ăn ốc sên hay không thì giáo sư Trung Văn Dung xuất hiện. Theo vị giáo sư ba phải này thì ốc sên vừa bổ lại vừa độc. Những cái tên như thế giúp nhà văn hướng tiếng cười vào cách đưa thông tin báo chí và trình độ của mấy nhà khoa học đương thời.

Trong những truyện ngắn mà nhân vật là những người nước ngoài (chủ yếu là người Liên Xô trước đây), Vũ Bão cũng vẫn cứ hài hước, tếu táo với những cái tên bị bỏ mất những âm tiết đầu, chỉ còn lại những âm tiết cộc lốc buồn cười: Ông ốp, ép, xki, nhin, cụ ski, cụ in, ông ốp, ông ép, bà na, bà va (Phó tiến sĩ không hữu nghị, Hao mòn vô hình). Cũng có những tên đầy đủ nhưng nhại theo quân bài tú-lơ-khơ như Atnhép, theo một loại thuốc kháng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sinh như giáo sư Eritromicin, theo một loại dép như giáo sư Dép-lốp. Tuy

nhiên, đâu đó vẫn thấy hiện diện những cái tên hàm ý phê phán rõ rệt như giáo sư Lomcomxki (Hao mòn vô hình).

Như vậy có thể nói, bên cạnh những cái tên thuần hài hước, nội dung xã hội thẩm mỹ qua một số tên nhân vật trong sáng tác của Vũ Bão phần nào phơi bày thực trạng bi hài, những hiện tượng phi lí, tiêu cực trong đời sống xã hội và một phần trong bản chất con người đương thời. Nói cách khác, ở một số trường hợp, Vũ Bão đã “sáng tạo ra những công cụ mặt nạ, gương soi cố ý phóng to những cái dị dạng, ma quái, trái ngược bình thường vốn có đâu đó trong đời sống hiện thực để đặt người đọc vào một (những) tình huống phi lý, giả định để cảnh báo, thức tỉnh người đọc” [56, tr.371].

2.1.2. Khai thác những yếu tố trái tự nhiên trong chân dung, hành động, ngôn ngữ,…

Để xây dựng một nhân vật trong tác phẩm tự sự, nhà văn không những phải tìm cho nó một cái tên mà còn gán cho nó một tính cách. Tính cách ấy chủ yếu được thể hiện qua ngoại hình, qua cử chỉ, hành động cũng như lời nói, tâm lý nhân vật. Cùng với cách đặt tên, mã hóa nhân vật, Vũ Bão tập trung khai thác những yếu tố bất thường, trái tự nhiên trong hành động, lời nói và tâm lý nhân vật nhằm “khéo léo, nhẹ nhàng vạch ra cái mâu thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống (ở đây chủ yếu là nhân vật), mỉm cuời mà phân biệt đúng sai” [30, tr.92].

Tiếng cười trong truyện ngắn Vũ Bão có khi chỉ là một tư thế vô tình làm lộ vùng “nhạy cảm” của nhân vật trào phúng. Trong Hao mòn vô hình, Chu Hữu Bằng tập Yoga theo hướng dẫn của giáo sư Dép-lốp, nhưng vì hình vẽ minh họa bị đặt ngược nên tư thế của ông phó tiến sĩ thật hài hước: “Ông phó tiến sĩ đang lộn đầu xuống đất, hai chân dựng ngược lên tường, hai bàn tay chắp trước ngực, ống quần đùi sụp xuống làm thằng trò buộc phải thò cổ ra nhìn thằng thầy chẳng khác gì Trương Phi râu xồm đứng bên lâu thành toài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

người tìm Quan Công mặt đỏ” [5, tr.117-118]. Chỉ là tiếng cười hóm hỉnh nhưng nhà văn còn nói đến sự thiếu hiểu biết, cách tập máy móc của Chu Hữu Bằng. Cũng có khi, chất trào phúng được Vũ Bão khắc họa qua những biểu hiện bất thường bề ngoài. Chiến tranh luôn đòi hỏi ở người lính lòng dũng cảm và tinh thần dám hi sinh, ấy thế mà sau trận đánh ác liệt anh lính Vĩnh (Người vãi linh hồn) lại trở về với chiếc quần ướt bởi thứ nước của sự hèn nhát. Anh ta “vãi linh hồn tóe ra quần” vì sợ [5, tr.192]. Khai thác những yếu tố như vậy, không chỉ gây cười, Vũ Bão còn khắc họa được tính cách nhân vật.

Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi thấy rằng Vũ Bão ít gây cười bằng yếu tố ngoại hình mà chủ yếu tạo chất trào phúng thông qua hành động và ngôn ngữ của các nhân vật. Trong Bút bi hết mực, Vũ Bão để cho một loạt những kẻ mang danh phó tiến sĩ sinh vật học, phó giám đốc cấp dưỡng một khách sạn, giáo sư về làng xã cổ thản nhiên bộc lộ sự kém cỏi, thiếu hiểu biết của mình qua đối thoại với nhân vật “tôi”. Hỏi cách nếu canh hến, vị phó tiến sĩ cứ ớ người ra, không biết con hến là con nào. Sau khi nghe tôi tả hình dáng con hến anh ta gật gù: Thế là hến vốn là dòng trai bị thoái hóa. Anh ta kéo ghế trèo lên với tay lấy một quyển sách bìa cứng dày cộp, lật lật đến già nửa quyển rồi tuôn ra một tràng lí thuyết về thể tích so với con trai, về giá trị dinh dưỡng của con hến. Nhưng chế biến thế nào thì ông lắc đầu. Cử chỉ và hành động trái tự nhiên ấy làm bật ra tiếng cười phê phán về một ông phó tiến sĩ kém hiểu biết về những điều đơn giản nhất trong chuyên môn, chỉ khư khư với mớ lí thuyết, sách vở mà hoàn toàn không hiểu thực tế. Tiếp theo là tay cấp dưỡng mới được lên ghế phó giám đốc khách sạn “chuyên trị các món Âu hiện đại” khuyên người ta tìm hiểu cách chế biến canh hến ở “các quán cơm bụi”. Là ông giáo sư chỉ nghiên cứu tầng vĩ mô nên cũng chẳng hiểu cách nấu ra sao,... Cuối cùng cô thư viện cũng giống vậy, hỏi sách chế biến món hến thì cô bê ra một chồng sách về kịch bản điện ảnh, tuồng, kịch nói Nghêu sò ốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hến, thậm chí cả những bài báo, bài phê bình về Nghêu sò ốc hến! Tiếng cười

cất lên cũng là lúc thực tế về trình độ kém cỏi, cách đào tạo nặng về lí thuyết vốn đang ẩn náu đâu đó trong bóng tối, bị lôi ra ngoài ánh sáng.

Trong đời thực, Vũ Bão là người hoạt ngôn và luôn tếu táo, vui đùa. Có lẽ vì thế các nhân vật của nhà văn cũng thường xuyên thể hiện chất trào phúng ở phương diện lời nói. Đó có thể là một câu nói với bề ngoài có vẻ hồn nhiên mà vô cùng hài hước của anh lính Chình (Người không có tên trong từ điển). Bị giặc bắt, khi bò về thấy đơn vị đang tổ chức truy điệu mình, Chình cố ngóc đầu dậy hét lớn: “Tiêu chuẩn mỗi người lính chỉ được truy điệu có một lần thôi” [5, tr.185]. Người đọc bật cười ở tình huống có một không hai, ở lời nói đậm chất hài hước về cái sự công bằng. Dường như giữ vững công bằng là nguyên tắc sống, là bản chất con người Chình.

Ở nhiều truyện ngắn khác, những yếu tố trái tự nhiên trong ngôn ngữ nhân vật cũng được nhà văn sử dụng thường xuyên. Trong truyện Chương cuối của một mối tình, đang nẫu ruột vì thương quê mất mùa đói kém mà chiếc loa truyền thanh cứ xối xả hết nơi này bội thu đến nơi kia thắng lợi, Lộc bực mình xoay núm công tắc tắt đài rồi buông một câu: “Nghỉ khỏe. Miếng sắt cũng biết nói dối” [5, tr.155]. Tính chất trái tự nhiên, phi lí của hiện tượng “miếng sắt” “nói dối” khơi nguồn cho tiếng cười về sự giả dối một cách ngang nhiên trong công tác tuyên truyền ngày đó. Cùng một kiểu giả dối như thế, lời khuyên của ông chủ tịch công đoàn trong truyện, khi thì cao siêu, trừu tượng: “Hạnh phúc của chúng ta là đấu tranh giải phóng nhân loại (...). Đồng chí hãy bỏ qua những chuyện vặt (chuyện li hôn của Lộc với vợ - NV) trong gia đình, hướng mọi suy nghĩ vào mục tiêu cao cả”. Khi thì chứa đựng đầy mâu thuẫn: “Làn gió thơm của tư tưởng tư sản bắt đầu nổi lên rồi đó” [5, tr.162]. Tư tưởng tư sản được ví với làn gió “thơm” thì tư tưởng của ông đang tuyên truyền có mùi gì? Tiếng cười bật lên từ mâu thuẫn trong chính lời nói của ông, và đó cũng là lúc người đọc suy ngẫm: cái mà ông chủ tịch công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đoàn đang hắt hủi cũng hấp dẫn, thơm tho đáng hưởng thụ. Và ông cũng ý thức được nó “thơm” đấy chứ! Nhưng ông không được phép hưởng thụ. Vì ông phải phục tùng đường lối, phải vì cái “ta” chung, nghiêm cấm cái “tôi”. Trong trường hợp này, tiếng cười của Vũ Bão đã phê phán tư duy, cách làm thiếu dân chủ của một thời, khi mà nhà nước can thiệp quá sâu vào cuộc sống, đời tư của mỗi cá nhân.

Vũ Bão nhạy cảm với cái rởm, có lẽ vì thế lời nói rởm hay được đặt vào miệng nhân vật ở mọi tình huống, mọi không gian. Đây là một đoạn lời thoại của một giáo sư Liên Xô về việc đào tạo phó tiến sĩ cho Việt Nam trong truyện Hao mòn vô hình: “Ủng hộ cái mới là nhiệm vụ của chúng ta, các đồng chí hãy tạo điều kiện cho bạn hoàn thành tốt đẹp luận văn góp phần xây dựng tình hữu nghị lâu đời giữa hai nước anh em” [5, tr.119-120]. Cái trái tự nhiên trong lời nói của nhân vật thể hiện ở mâu thuẫn giữa chất lượng đào tạo với “tình hữu nghị” của hai nước anh em. Chính kiểu đào tạo này đã sinh ra những “phó tiến sĩ hữu nghị”, hiểu trên tinh thần của Vũ Bão, là những phó tiến sĩ rởm. “Phong cho chúng ta một phó tiến sĩ, người Nga có mất cái gì. Lương phó tiến sĩ, mình cứ è cổ ra trả, còn họ được thành tích đã đào tạo cho mình bao nhiêu phó tiến sĩ” [5, tr.137].

Nhân vật trong sáng tác của Vũ Bão còn gây cười cả ở trong suy nghĩ của nó. Trong Utopi - một miếng để đời, nhà văn đã hài kịch hóa tâm lí của anh chàng làng Chè khi vào bãi tắm “nuy” ở một nước phương Tây. Tuy động viên bạn: “Có cóc gì mà sợ. Tao được sang Đức như mày, tao cởi phắt ra hội nhập xem Tây khác ta ở chỗ nào. Đời người mới có một lần, mày bỏ phí một chuyến cải thiện mắt như thế cứ gọi là hại bạc triệu”, nhưng chàng ta vẫn đắn đo để rồi phải tự “làm công tác chính trị cho mình”: “Thằng Hệ kia, sống ở trên đời cái gì cũng phải trả giá. Mày muốn xem hàng của Tây thì ít ra mày cũng phải trình làng cái của mày đi đã chứ (...). Mày nghiến răng lại “triển lãm” một cái nhưng mày lại được thỏa thuê ngắm nghía nhưng trăm cái, toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 50)