Cốt truyện tăng cấp và kết thúc bất ngờ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 72 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Cốt truyện tăng cấp và kết thúc bất ngờ

2.3. Cốt truyện

2.3.2.Cốt truyện tăng cấp và kết thúc bất ngờ

Cơ chế hoạt động của kiểu tổ chức cốt truyện này là nhà văn tạo ra chuỗi các sự kiện nhằm hướng người đọc hình dung đến một kết thúc phù hợp, logic với diễn biến, nhưng lại kết thúc câu chuyện theo một hướng khác, gây bất ngờ và tạo được sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Thói thường, làm quan càng to thì càng nhiều bổng lộc. Vậy mà trong

Lẽ đời, cái qui luật ấy xem ra có vẻ không đúng. Năm nào cũng thế, mỗi khi tết đến, ông phó phòng giáo dục huyện nhận được bao nhiêu là quà cáp của những người đến chạy việc. Năm ấy, ông được làm quan hàng tỉnh, tưởng rằng tết đến nhà ông phải chật ních người. Nhưng thật bất ngờ, chẳng có ma nào đến chúc tết ông. Câu chuyện nghe có vẻ phi lí, nhưng ngẫm ra lại hoàn toàn có lí - cái lí của tư duy tiền bạc, sòng phẳng. Anh giúp tôi, tôi đút lót anh. Anh cần cho tôi, tôi đến tìm anh. Kết thúc bất ngờ làm người đọc nhếch môi chua chát cho cái lạnh lùng, bạc bẽo của quan hệ đồng tiền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương cuối của một mối tình cũng là một truyện ngắn tiêu biểu cho kiểu cốt truyện tăng cấp và kết thúc bất ngờ. Chung sống nhưng hai vợ chồng Lộc bất đồng quan điểm sâu sắc. Vợ Lộc chỉ tin đài, còn Lộc thì cho rằng đài toàn nói dối, toàn kể những chuyện nhạt nhẽo chưa nghe hết đã biết kết thúc. Vợ Lộc chỉ thích nghe kể chuyện cảnh giác, chiến sĩ an ninh kể chuyện còn Lộc chỉ thích nghe nhạc quốc tế và dò sóng đài nước ngoài. Vợ Lộc coi những tấm ảnh hoa hậu quốc tế là biểu hiện của “văn hóa đồi trụy” thì Lộc lại ngược lại. Họ cãi nhau, coi nhau như kẻ thù, sống li thân và đề nghị cả li dị. Người đọc dễ nhìn thấy kết thúc câu chuyện rằng với một gia đình lục đục, bất hòa như vậy, gia đình Lộc phải bị phê bình, vợ chồng Lộc phải chia tay. Ấy thế mà trong dịp tổng kết phong trào thi đua xây dựng phường kiểu mẫu, vợ chồng Lộc vẫn được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa mới. Kết thúc

truyện, dù chán chường đến tột độ, Lộc vẫn không muốn chia tay vợ. Như thế, cái tiêu cực đang núp dưới cái tích cực. Cái danh hiệu đáng cười kia vẫn được treo trong nhà Lộc để khu phố được treo bảng thành tích có nhiều gia đình văn hóa mới. Và nỗi bức bối về tinh thần cuối cùng vẫn cứ phải đầu hàng trước ham muốn công danh, vật chất của chính anh ta.

Chuỗi sự kiện biến giả thành thật trong phần sau truyện ngắn Người vãi linh hồn cũng là biểu hiện kiểu cốt truyện này. Người ta mô phỏng lại sự kiện cắm cờ bốt Chè để dựng thành phim. Vĩnh, một anh lính hèn nhát được chọn làm người cắm cờ. Trong nghệ thuật, đó là chuyện bình thường. Thế nhưng một chuỗi các sự kiện xảy ra sau đó khiến người đọc bật cười khó hiểu: Tại bức tường chính giữa ngay cửa phòng truyền thống sư đoàn, chính ủy đã duyệt cho treo tấm ảnh cắm cờ trên bốt Chè. Rồi nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân, người ta phỏng theo tấm ảnh đó để vẽ mẫu phát hành tem. Chưa hết, công ty phát hành sách lại in tấm ảnh đó lên bìa lịch. Hàng triệu con tem, hàng chục vạn bìa lịch in tấm ảnh Vĩnh phất cờ ấy đã hoàn tất công việc bôi đen lịch sử. Sự thực lịch sử đã được thay thế bằng thứ ngụy lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sử. Sau mấy mươi năm, ai cũng tin rằng, cái đồ giả kia chính là đồ thật. Với kết thúc bất ngờ như vậy, tiếng cười trong truyện không chỉ là tiếng cười phê phán, mà hơn thế còn là tiếng cười mang tầm khái quát và có tính triết luận như nhận định của nhà phê bình Hoài Nam: “tiếng cười hài hước của Vũ Bão đã chạm tới những vấn đề triết luận, và mang tầm của triết luận”. Nói cụ thể hơn, tiếng cười trong Người vãi linh hồn là tiếng cười khẳng định một thái độ: sự hoài nghi cần phải có trước lịch sử, thứ lịch sử vẫn được xem như chân lý tuyệt đối [41].

Bên cạnh những truyện trên, Vũ Bão còn có những truyện mà ở đó, cốt truyện được tạo thành bởi chuỗi sự kiện tăng tiến, nhưng kết thúc của truyện tuy chứa đựng yếu tố bất ngờ, vẫn hé lộ hệ quả tất yếu. Yếu tố bất ngờ trong những truyện như vậy thường mờ nhạt chứ không rõ nét như một số truyện đã đề cập ở trên. Trong truyện ngắn Bó cỏ dưới mõm ngựa, nhà văn tả lại con đường đi đến đỉnh vinh quang của cầu thủ bóng đá Lê Doãn. Cứ ra sân là anh ghi bàn thắng. Người ta vinh danh anh bằng những mĩ từ chứa đầy sự ngưỡng mộ. Dường như, anh chỉ việc tiến tới bàn thắng thứ 200 để ghi dấu sự nghiệp lừng lẫy của mình. Nhưng từ khi trở thành một cầu thủ danh tiếng, sự sa đọa đã giết dần Lê Doãn. Huấn luyện viên, rồi khán giả và cả vợ anh ta mỗi ngày dần nhận ra sự sa sút của danh thủ ngày nào. Nhưng anh ta không biết, cố tình không chấp nhận sự thật nghiệt ngã đó, để cuối một trận đấu, Lê Doãn lê bước ra khỏi sân với dòng nước mắt bẽ bàng. Người đọc cười về lối sống của Lê Doãn, nhưng sau tiếng cười Vũ Bão dường như còn muốn chuyển tải những thông điệp, qui luật của cuộc sống. Đó phải chăng là qui luật gieo nhân nào gặp quả ấy; qui luật về sự đào thải; qui luật về cái tài thường đi liền với cái tật?

Kiểu cốt truyện tăng tiến và kết thúc bất ngờ thường giúp nhà văn tạo nên những tiếng cười mạnh mẽ, sảng khoái. Tiếng cười cất lên cũng là lúc cái xấu bị phơi bày một cách rõ ràng, dễ thấy nhất; những qui luật của đời sống cũng hiện hình một cách sinh động, chân thực nhất. Có thể nói, với kiểu tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chức cốt truyện trên, truyện của Vũ Bão gần với những truyện tiếu lâm dân gian như nhận xét của Bùi Việt Thắng: “truyện tiếu lâm có chỗ đứng đặc biệt trong truyện ngắn (...) Vũ Bão.” [58].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 72 - 75)