Các thủ thuật ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 94 - 110)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Ngôn ngữ trào phúng

3.2.2. Các thủ thuật ngôn ngữ

Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện; hệ thống qui tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật nói chung. Ở phạm vi hẹp, trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống phương tiện ngôn ngữ có vai trò truyền tải thông tin, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của độc giả. Đó là thứ ngôn ngữ được chọn lọc, gọt giũa; được tổ chức, sắp đặt,... từ ngôn ngữ thông thường, đạt hiệu quả nghệ thuật và giá trị thẩm mĩ cao. Trong truyện ngắn của Vũ Bão sau 1986, nhìn chung các thủ thuật ngôn ngữ mang tính hài có thể qui về một số biểu hiện cơ bản sau:

3.2.2.1. Sử dụng liên tƣởng

Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản. Trong sáng tác của Vũ Bão, đặt các đối tượng này trong mối quan hệ liên tưởng, tác giả thường phơi bày những biểu hiện kệch cỡm, lệch lạc và tiêu cực trong đời sống và con người.

Khảo sát đoạn văn sau: “Người xưa thường ví thời gian như bóng câu qua cửa sổ nhưng bóng câu của Chu Hữu Bằng lại nhảy vào nhảy ra cửa sổ không biết bao nhiêu lần” [5, tr.119]. Dùng hình ảnh “bóng câu” kết hợp với cụm từ “nhảy vào nhảy ra”, Vũ Bão không chỉ mô tả một cách sống động hành động chạy tuổi của nhân vật mà còn hài hước hóa một hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Dùng một qui luật bất biến, nhà văn giễu nhại để nói về cái khả biến. Quyền lực có thể thay đổi qui luật, đi ngược lại những gì tưởng là bất biến!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tương tự như vậy, Vũ Bão liên tưởng phó tiến sĩ Bằng già nua với các hảo hớn Châu Phi: “Còn các cô gái Nga thì thương anh chàng suốt ba mươi năm chinh chiến bị suy dinh dưỡng không còn sức thượng đài như các hảo hớn Châu Phi cùng lứa tuổi” [5, tr.118]. Trong văn cảnh, các từ chinh chiến,

thượng đài, hảo hớn được dùng để nói về một ông già 50 tuổi tạo nên sự đối

lập giữa các bình diện miêu tả, làm nảy sinh tiếng cười hài hước phê phán. Trong những trường hợp như này, liên tưởng giúp nhà văn khắc họa một cách cụ thể, rõ nét đối tượng trào phúng.

Trong hồi kí Rễ bèo chân sóng, bên cạnh những trang viết “hiện thực nghiêm ngặt”, thỉnh thoảng tác giả lại chêm một hai câu liên hệ chuyện đời nay để chọc thiên hạ. Ví như sau khi kể chuyện bọn “bâu xấu” chôm chỉa ở đường phố thời xưa, ông liên hệ đến cái hội “bàn tay chìa” bây giờ đã phát

triển đến các ông béo nung núc, có đủ học hàm học vị, mặc complê, cravát, đi giày da, xách ca-táp bóng lộn”… tranh giành nhau “hộc” đến những chỗ béo bở dù đã từng chửi thậm tệ bọn đang chi tiền là kẻ thù không đội trời

chung... Một chỗ khác, ông viết: Hồi ấy chưa có Ban Tư tưởng - Văn hóa, không có ai định hướng tư tưởng cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ tin vào Sấm Trạng…[47]. Những liên tưởng như vậy giúp nhà văn không chỉ nói được

chuyện mình mà còn nói được chuyện người, không chỉ nói được chuyện xưa mà còn nói được chuyện nay.

Thủ pháp liên tưởng cũng thường được sử dụng trong tiểu thuyết Utopi - một miếng để đời. Khi kể về sự kiện Quốc vương và thủ tướng Baloditxtan khao dân và tổ chức cho cả nước ăn mừng nhân sự kiện chuyến tàu đầu tiên của đất nước xuất biên, người kể chuyện đã sử dụng một chuỗi các liên tưởng: Quốc vương Sangxông Đamua và Thủ tướng Iécctơđê Oanxơmo vay tiền ngân hàng quốc tế khao dân, “không làm lễ hội đóng khố, đội mũ lông chim hay mặc áo giáp, đội mũ trụ, tay cầm chùy đi hò hét như hóa dại chỉ tổ cho mấy tay gọi là cai thầu lễ hội thăn đầu, thăn đuôi còn dân thì cứ mốc mép

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 91 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chen chúc nhau đi coi cái trò diễn đi diễn lại trong bao nhiêu lần kỉ niệm Quốc khánh… (...) Nhân dân được một ngày vui chứ không phải ngồi xếp chân vòng tròn nghe diễn văn phát dài dòng trên máy thu hình...”. Quốc vương và Thủ tướng chỉ xuất hiện độ một phút trên màn hình và mỗi Ngài chỉ nói đúng một câu ngắn gọn: “Có dầu thì sẽ giầu”. “Mọi người đều vui vẻ và không ai làm khổ lỗ nhĩ và đôi mắt của nhau”. [6, tr.198]. Đoạn văn khiến người đọc liên tưởng đến những trò diễn đi diễn lại đến nhàm chán trong các hội lễ; đến hình thức đọc diễn văn dài dòng vẫn thường gặp trong các buổi mitting. Thấp thoáng sau sự liên tưởng là cái cười hóm hỉnh, thái độ phê phán những cái tưởng là tôn vinh văn hóa nhưng thực ra lại là phản văn hóa.

Những liên tưởng trong truyện của Vũ Bão nhiều khi rất tự nhiên. Nhân chuyện quay phim về trận đánh bốt Chè năm nào, trong Người vãi linh hồn, nhà văn liên tưởng đến những trò gian dối trong công tác tuyên truyền: “...điện ảnh còn gọi là xi-nê-ma, họ tha hồ diễn nhiều trò ma trước mắt tôi.

Cần quay phim chuồng lợn tập thể làng tôi thì người ta đi khiêng những con lợn xúc của xã viên về trại lợn. Sợ lũ lợn cắn nhau, người ta xát tỏi vào mồm chúng. Cần quay phim ao cá điển hình của làng tôi, người ta đi mua hàng xảo cá chép cỡ xắt ba xắt tư đổ vào thuyền nan cứ làm như họ vừa kéo được mẻ cá dưới ao lên” [5, tr.197].

Có thể nói nhờ thủ pháp liên tưởng, hiện thực trào phúng được mở rộng. Nhiều đối tượng vốn không liên quan đến nhau đều có thể qui tụ lại trong trường liên tưởng, tạo ra chuỗi tiếng cười hài hước.

3.2.2.2. Chơi chữ, nói lái

Khảo sát truyện ngắn Vũ Bão, chúng tôi thấy hiện tượng chơi chữ, nói lái được nhà văn sử dụng tương đối phổ biến. Sự xuất hiện của thủ pháp này thường làm bật lên tiếng cười, vừa hài hước vừa giàu tính phê phán. Biết chuyện hai ông già quá tuổi về hưu vẫn tìm cách nâng đỡ nhau để cùng bám riết lấy cái ghế, mẹ Đốp ha hả cười: “Cụ vụ trưởng tuổi già sức yếu cất nhắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 92 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cụ phó tiến sĩ sức yếu tuổi già” [5, tr.122]. Biết chuyện phó tiến sĩ Bằng già

mà vẫn còn muốn ở lại để đi nước ngoài, mẹ Đốp liền “đốp” ngay một câu: “Nửa mái đầu đã rụng tóc, mắt đã mờ, răng đã long, bút bi đã hết mực còn tranh đi ra nước ngoài để ăn cái giải gì. Rồi có ngày đi ngoài ra nước” [5,

tr.131]. Hoặc nhà văn tả một loại chè “Thái Đức”, uống vào chỉ có thức đái cả đêm [5; 235]. Nói lái giúp Vũ Bão tạo nên những khoảnh khắc hài hước, từ đó chế giễu, phê phán thói tật của nhân vật.

Có khi Vũ Bão lại chơi chữ bằng cách sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: Ông tổ trưởng dân phố luôn ca ngợi sự bổ dưỡng của khoai lang: “Khoai bổ lắm, sau bữa cơm các cụ vẫn ăn thêm củ khoai. Bà đừng có “xiên tạc” chính sách lương thực”, mẹ Đốp liền bật lại: “Nhân sâm nam bổ gì, có mà bổ chửng vàng mắt ra. Chẳng qua các cụ hưởng tiêu chuẩn cao, xơi nhiều sâm nhung gà cá buộc phải ăn củ khoai cho nó nhuận tràng” [5, tr.116-117]. Hai từ bổ không chỉ giúp nhà văn tạo ra những mâu thuẫn, từ đó người đọc hình dung ngay được bản chất của vấn đề, mà còn phê phán lối nghĩ, lối bao biện đáng cười của ông tổ trưởng, mà còn phơi bày hiện thực cuộc sống còn nhiều thiếu thốn lúc đó.

Trong một số truyện, Vũ Bão thường tạo tiếng cười bằng cách tạo mới hoặc cắt xén, viết tắt các danh từ, danh từ riêng tạo nên những cách định danh hài hước về sự vật, hiện tượng, con người. Đó là giải báo chí Gà Rù [5,

tr.126]; là chiếc nồi cơm điện: “điên nặng” [5, tr.249]; gọi tên sự sợ hãi: “iarơcu” (ỉa ra quần) [5, tr.191]; gọi tên bọn buôn lậu: “đạo quân “bờ lờ” [5, tr.31]; gọi tên giai cấp tiểu tư sản: “tạch tạch sè” (TTS: tiểu tư sản) [5, tr.25]; gọi tên cơ quan Thể dục thể thao: “TDTT: tự do tùy tiện” [5, tr.87]. Nhà văn gọi tên người nước ngoài, có khi chỉ là tếu táo, cười vui như giáo sư Dép Lốp, giáo sư Eritromicin (tên loại thuốc kháng sinh), giáo sư Atnhép, cụ ski, cụ in, ông ốp, ông ép, bà na, bà va,..., nhưng có khi lại là một thái độ phê phán kín đáo như giáo sư Lomcomxki [5, tr.119,128].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cũng có khi nhà văn dùng lối đọc chệch danh từ tiếng nước ngoài để đánh giá một tờ báo: thuộc loại “mô đen tắt kinh” [5, tr.71]; phiên âm tả một anh cán bộ trung đoàn: “đeo súng môde, đi xe “xìte”, viết bút pácke” [5, tr.36]; phiên âm và sắp xếp với mật độ lớn các yếu tố tên nước ngoài giống nhau [5, tr.139-140]. Có khi nhà văn đặt vào miệng nhân vật người nước ngoài cách dùng đại từ nhân xưng nhầm lẫn hài hước: “Vinh quang Việt Nam! Tôi tự hào chúng mày! [5, tr.193]

Nhìn chung cách chơi chữ, nói lái trong sáng tác của Vũ Bão, một mặt vừa nối tiếp truyền thống của văn học dân gian, mặt khác vừa mang dấu ấn của thứ ngôn ngữ hiện đại.

3.2.2.3. Các thủ thuật ngôn ngữ khác

Dùng ẩn dụ là một biện pháp tạo tiếng cười của Vũ Bão. Trong truyện ngắn Nhà trẻ không có bô, nhà văn đã đặt tên cho các cơ quan theo hình thức ẩn dụ. Đó là Ủy ban chinh phục vũ trụ, Viện nghiên cứu sao Hỏa. Trong cái Viện to tát ấy, lại toàn là con cháu các cụ cốp. Sự tương phản giữa một bên là cái lớn lao, là biểu tượng cho sự tiến bộ với bên kia toàn những kẻ dốt nát, lười biếng làm bật ra ý nghĩa: Chừng nào còn những kẻ như vậy chui vào cơ quan nhà nước thì chừng ấy đất nước không thể nào vươn xa, vươn cao được.

Hoán dụ cũng được Vũ Bão sử dụng như là một thủ pháp gây cười. Trong Utopi - một miếng để đời, nhà văn dùng cách nói to tát, trịnh trọng để tả hành động khiếm nhã, sự ham muốn bất lịch sự của chàng trai làng Chè khi lợi dụng để hôn cô gái Liên Xô: đáng lẽ chỉ được hôn vào má đáp lễ (phong tục của người phương Tây - NV), nhưng vì “mót quá không cầm lòng được, anh cu hôn đại vào môi cô gái Liên Xô những tưởng thành trì cách mạng vô sản toàn thế giới cũng đánh chữ đại xá cho tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa.

Anh cu không ngờ cô gái Liên Xô tặng anh một cái tát cháy tai và một lời nhắc nhở: Dân tộc Việt Nam anh hùng tại sao lại đẻ ra một thằng thối tha như mày?” [6, tr.47].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 94 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp tu từ, qua khảo sát chúng tôi thấy Vũ Bão còn hay sử dụng các từ ngữ thông tục, suồng sã để tạo ra hai loại tiếng cười. Đó là tiếng cười có tính giải trí và tiếng cười có tính phê phán.

Viết về chuyện anh chàng Lịch tán gái trong Lí sự người đời, Vũ Bão dùng một loạt từ ngữ độc đáo: “Cô dân quân nào đến đây, thằng Lịch Cưa cứ lao vào như quạ mổ gấc ấy! (...) Hôm cô Quý gánh rau đến, thằng Lịch mải mê đấu hót làm cháy cả một chảo đậu phụ. Hôm cô Tâm gánh cá đến, thằng

Lịch lao vào cưa làm chảo cơm bị khê. Hôm qua cô Tú gánh khoai tây đến, thằng Lịch cứ vờn như mèo vờn chuột ấy làm cháy cả một xoong quân dụng

thịt” [5, tr.223]. Ngôn ngữ như thế chẳng những làm bật lên tiếng cười hài hước mà còn phần nào diễn tả được cái ham hố, đa tình của anh chàng mê gái. Có khi Vũ Bão còn mạnh bạo sử dụng những từ suồng sã gợi liên tưởng đến những cái tế nhị, tạo nên cái cười tếu táo xả xì-trét. Đây là một đoạn tường thuật bóng đá của ông bình luận viên trong truyện Ông khóc tôi cũng khóc: “- Vào! - Số 10 Sông Ninh như một cơn gió lốc lao theo bóng dùng chân trái, không anh dùng chân phải, xin lỗi các bạn nghe đài, anh dùng chân giữa đẩy bóng vào khung thành kết thúc trận đấu đẹp mắt, sôi nổi quyết định và hào hứng” [5, tr.97]

Tuy nhiên trong một số truyện, từ ngữ Vũ Bão sử dụng không chỉ gây cười mà còn hàm chứa rõ nét thái độ của nhà văn đối với đối tượng. Tả cái ham muốn tột cùng của đối tượng, nhà văn rất hay sử dụng từ mót. Đó là phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng trong Hao mòn vô hình “mót” ra mắt quốc dân đồng bào” nên dám bình luận về cả những cái mình không biết [5, tr.123]; là nhà văn Anh Hiên trong Nợ đời phải trả “mót” vào Hội nhà văn Việt Nam quá liền viết như bổ củi rồi quẳng vào báo nhà” buộc tòa soạn phải in [5, tr.75]; là một trường phổ thông nọ trong Utopi - một miếng để đời “mót” thành tích nên cho học sinh lên lớp 100% [6, tr.29]. Nhà văn không dùng từ tương đương như muốn, thèm, thích,... mà dùng từ mót vốn là từ có tính chất suồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 95 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sã, chỉ sử dụng trong trường hợp tế nhị. Cách dùng từ như vậy làm cho ước mơ vốn cao quí, trang trọng, thiêng liêng bỗng xẹp xuống một cách thảm hại, làm bật ra tiếng cười phê phán những thói tật của đối tượng trào phúng.

Cách dùng từ như thế cũng được Vũ Bão sử dụng hết sức sinh động khi miêu tả con đường học hành của nhân vật: “Xóm giữa có một tay tối dạ nhưng nhờ nhà trường mót cái huân chương nên năm nào cũng phấn đấu một trăm phần trăm lên lớp, cậu ta đã có người đun lên lớp. Từ lớp một đến lớp

chín thì còn được, nhưng khi vào trường THPT, cậu ta phải nghiến răng leo

lên, không thầy bà nào đun lên được, thế là đành tuột xích” [6, tr.29]. Dùng từ

mót trong thế hô ứng với từ đun, Vũ Bão đã tô đậm hiện thực về bệnh thành

tích trong ngành giáo dục: anh cần thành tích, mà thành tích lại trong tay anh nên cậu học sinh kia dù dốt vẫn cứ phải lên lớp, từng năm một.

Nói ngược cũng là một cách gây cười của Vũ Bão. Trong Utopi - một miếng để đời, ông chủ tịch lợi dụng chức quyền quấy rồi tình dục cô cán bộ Đoàn nên bị kỉ luật khiển trách và rút lên làm phó giám đốc Sở Thể dục thể thao. Bằng thứ ngôn ngữ kết hợp các mệnh đề đối lập, Vũ Bão hài hước: “Không biết còn ở nơi nào trên quả đất này lại có chuyện làm hàng vạn người

khổ sở sống cảnh màn trời chiếu đất thì không việc gì, nhưng đến khi chỉ làm

cho một người sướng thì lại bị hạ tầng công tác như ở cái huyện tôi.” [6,

tr.46]. Kiểu ngôn ngữ tréo ngoe ấy diễn tả hết sức hợp lí cách làm vô lí của những người cầm quyền.

Có thể thấy rằng, ngôn ngữ trong truyện của Vũ Bão được dùng một cách đắc đụng, thường tập trung xoáy sâu vào vào những điểm đen thuộc về bản chất của đối tượng. Qua đó, nhà văn không chỉ nhằm dựng lại hiện thực và chân dung nhân vật đúng như nó vốn có mà còn thể hiện thái độ, tinh thần tiến công vào cái xấu trong xã hội, thể hiện được cá tính sáng tạo của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 96 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua những phân tích trên đây, chúng tôi nhận thấy sự đa dạng của

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 94 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)