Giọng trào phún g xót xa, phẫn uất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 82 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Giọng điệu trào phúng

3.1.2. Giọng trào phún g xót xa, phẫn uất

Về cơ bản, giọng điệu trong truyện ngắn Vũ Bão là giọng phê phán. Tuy nhiên nhiều khi tuỳ thuộc vào đối tượng phản ánh và thái độ cảm xúc mà người đọc còn nhận thấy ở Vũ Bão chất giọng chua xót và phẫn uất. Cuộc sống có nhiều điều đáng cười song cũng không thiếu những điều khiến người ta cười xong còn sót lại cả dư vị chua chát, xót xa. Nhà văn không chỉ đem đến cho người đọc một hiện thực như nó đang tồn tại mà còn cố gắng diễn tả chúng bằng giọng điệu phù hợp.

Trong Rễ bèo chân sóng, ở những đoạn viết về đồng nghiệp, giọng văn của Vũ Bão rất hài hước, bông đùa mà ngẫm ra lại thấy xót xa. Đó là lúc Vũ Bão được làm phóng viên đi viết về cải cách ruộng đất gặp Xuân Diệu đang “bắt rễ xâu chuỗi” ở làng Còng; vốn hâm mộ nhà thơ trữ tình nổi tiếng, thấy Xuân Diệu “ba cùng” hàng ngày chỉ ăn sắn, khoai... nên có lần Vũ Bão rủ Xuân Diệu mò đến quán một bà già ở làng bên để tránh những cặp mắt dò xét. Dù vậy, nhà thơ lớn vẫn sợ phạm kỷ luật “ba cùng” vì tìm quà ăn thêm, dù Vũ Bão đã bóc sẵn bánh và sẵn sàng nhận “tội” chủ mưu: “Trông anh thật tội, cứ

ngần ngừ không dám vượt khoảng cách tội lỗi từ cái bánh chưng đã bóc trần trên tay đến cái miệng chuyên ngâm thơ tình”. Ở cái thời đó, ăn một cái bánh

chưng đã là cả một vấn đề! Đáng cười mà chảy nước mắt hơn nữa là khi nhà thơ lớn nhờ Vũ Bão đưa bài thơ mới sáng tác về đăng báo: “Đấu thằng đầu sỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sắn ăn thay bữa, ngô nhiều hơn cơm...”. Vũ Bão hỏi nhà thơ Tổng Biên tập

Bùi Hạnh Cẩn: “Sao dạo này nhà thơ Xuân Diệu làm thơ không hay như hồi “Yêu là chết ở trong lòng một ít” anh nhỉ?” Trả lời: “Anh ấy đang lột xác để trở thành nhà thơ của công nông binh” [47].

Trong Bố con là đàn bà, kể chuyện chọn chồng cho Ngoan, một cô gái là điển hình tiên tiến, Vũ Bão viết: “Một anh thanh niên chưa vào Đảng yêu chị ư? Vợ là Đảng viên, chồng là quần chúng, làm sao giúp đỡ cho vợ tiến bộ được? Một anh vừa đệ đơn ra tòa xin li hôn ư? Thì anh ấy vì mê Ngoan mà bỏ vợ, sau này gặp cô gái nào ưng ý hơn cũng đòi bỏ Ngoan. Gia đình lủng củng như vậy, làm sao Ngoan có thể yên tâm công tác? Một anh là cháu ngoại ba đời cường hào. Càng không nên. Một anh khác, gia đình chưa chịu vào hợp tác xã. Gia đình nhà chồng không chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, Ngoan làm sao trở thành điển hình cho quần chúng học tập được. Một ông góa vợ đang dắt díu ba đứa trẻ thơ ư? Thế thì Ngoan luấn quấn vào chuyện gia đình, làm sao cống hiến xứng đáng với vai trò tiên tiến của mình? Khổ thật!” [5, tr.46-47]. Ngoan là một con người, không những thế cô còn là một cô gái giỏi giang. Ấy vậy mà Ngoan lại khó tìm được một người “đôi lứa xứng đôi”! Lời văn của Vũ Bão cứ nâng lên rồi đặt xuống, giống như một lời chất vấn, hơn thế, là lời phán quyết cho một phận người. “Khổ thật!”, tiếng cười bật ra rồi chợt lắng xuống nhường chỗ cho nỗi xót xa, tủi hờn của một đời con gái. Với với người như Ngoan, mãi mãi chỉ là cống hiến, là hi sinh cho lí tưởng mà thôi. Giống như Ngoan, Ngân trong Nợ đời phải trả cũng là hiện thân của nỗi đau không nói thành lời. Mượn một khái niệm tôn giáo (duyên, nợ), nhà văn đã giải thích bi kịch cuộc đời của Ngân. Ngày từ biệt gia đình vào tề làm công tác địch vận, Ngân ngậm ngùi nói với em trai: “Em còn bé, em lại là con trai, em không hiểu trong kháng chiến lứa tuổi của chị có cái mất đi là mất hẳn không cái gì bù đắp lại được” [5, tr.28]. Xem xét trên quan điểm lịch sử, có thể khẳng định rằng, ở vào cái thời mà cả dân tộc dồn sức người, sức của để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chống ngoại xâm thì mọi sự hi sinh đều đáng biểu dương, ca ngợi. Nhưng khi chiến tranh đã lùi xa, nhìn lại cuộc chiến với con mắt nhân văn và tinh thần dân chủ thì rõ ràng là, lối tư duy đề cao cái “ta” ấy một thời đã giết chết những gì thuộc về con người cá nhân, thủ tiêu quyền tự do yêu đương, quyền được hưởng hạnh phúc chính đáng của con người.

Trong loạt truyện viết về người lính, tiêu biểu như Bóng ma đói quê hương, Trời có mắt, Vũ Bão kể về những con người vừa bước ra khỏi cuộc chiến sinh tử. Trở về sau chiến tranh với thân thể thương tích “gãy càng mẻ gáo”, họ cười trong nỗi xót xa khi so sánh mình với những người lính phía bên kia chiến tuyến: “Châu Nhì chỉ nghĩ bao nhiêu sĩ quan quân đội Sài Gòn có nợ máu với đồng bào sau ngày hết hạn cải tạo vẫn được chính phủ cho đi Mĩ theo diện H.O thì ông - một thằng lính bị thương lạc đơn vị chẳng hề gây tội ác” vậy mà khi trở về quê hương lại bị xua đuổi thậm tệ [5, tr.280-281]. Không những thế, những kẻ bị thương cũng có mấy ai có điều kiện để trở về chiến trường xưa: “Bọn tù binh Pháp còn có tiền mua vé máy bay đến thăm Điện Biên, bọn thủy quân lục chiến, bọn lính dù, bọn phi công Mĩ thua trận vẫn còn có tiền mua vé máy bay sang Việt Nam và ngủ khách sạn, ăn nhà hàng, đến thăm chiến trường xưa, còn cánh đi B đã có mấy ai có tiền đi thăm những nơi đã mẻ gáo gẫy càng.” [5, tr.285]. Tiếng cười không át nổi nỗi chạnh lòng xót xa, buồn tủi. Phải chăng, vẫn còn đâu đó cách đối xử chưa công bằng đối với những người lính một thời xả thân vì nghĩa lớn?

Cũng liên quan đến sự công bằng trong cách đối xử với những người lính, từ chuyện mấy thằng ăn trộm, ông hoạn lợn, anh lái đò,.. vì chết đúng

Giờ thiêng mà được làm quan, Vũ Bão liên tưởng đến những cái chết của đồng đội: “Thế còn chúng tôi, những người lính bỏ cửa nhà ra đi đòi một tổ quốc nguyên vẹn chẳng lẽ không có giờ thiêng nào hay sao? Có chứ, đó là giờ G trong chiến dịch (...). Có đứa chết phơi xác trước lô cốt giặc, có đứa được khiêng về hậu cứ mới chết. Bạn bè tôi đều chết đúng giờ thiêng cả đấy chứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhưng có đứa nào thành thần sinh Bắc tử Nam đâu. Có ai gom xác họ về quê cha đất tổ nữa đâu” [5, tr.152]. Giọng văn uất ức, xót xa bởi những người hi sinh xương máu thì bị đối xử tệ bạc, còn những kẻ khác thì ngược lại, sống và làm những điều khuất tất trên xương máu những người đã ngã xuống.

Không chỉ là cách đối xử, trong Trời có mắt, Vũ Bão đã viết những dòng cay đắng về thân phận những anh hùng một thời húc đổ cách cổng dinh Độc Lập. Đó là Toàn “tông thẳng vào” cổng Dinh ngày nào giờ đang “tông” vào cuộc sống mưu sinh vất vả. Đó là Phượng, “người lính xe tăng một thời đứng trên tháp pháo lao vun vút trên đường tiến vào dinh Độc Lập, hiên ngang nhìn mũi xe trườn lên những bao cát chất đống trên nóc công sự của giặc nay phải đi cãi nhau với người hàng xóm để đòi lại con vịt của mình mải đuổi con ngóe đã bị lạc đàn”. Mất hết vịt, anh lại “bước vào đội ngũ những người đè đầu cưỡi cổ thiên hạ” (nghề cắt tóc - NV) [5, tr.137-138].

Nếu như thân phận con người trong chiến tranh tạo nên giọng xót xa thì những cái nhố nhăng, tiêu cực trong cuộc sống thời bình lại làm cho giọng điệu trong truyện ngắn Vũ Bão trở nên hài hước mà bẽ bàng, chua chát. Ngay buổi đi làm đầu tiên, thái độ của đám nhân viên “con cháu các cụ cả” trong truyện Nhà trẻ không có bô, làm cho vị giám đốc ngán ngẩm đến tận cổ: “...hai chục cô, cậu, quần áo đủ kiểu nhơn nhơn bước vào phòng, mặt cô nào cạu ấy cứ câng câng ra vẻ nhờ họ sinh ra đời mới có cái trung tâm này” [5, tr.261]. Mà không chỉ bọn hậu sinh, ngay cả phụ huynh của chúng cũng có cái giọng của một kẻ ý thức về địa vị của mình để tự cho mình cái quyền hách dịch, trịch thượng với người khác. Đây là một đoạn đối thoại của ông giám đốc “nhà trẻ” với một “quan bà” vô văn hóa:

“Giọng sặc mùi hách dịch của loại phụ nữ một bước lên bà the thé trong ống nghe:

- Đồng chí giám đốc đã đến chưa?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giám đốc trung tâm.

- Thưa bà, trung tâm hợp tác quốc tế, trung tâm dịch vụ tổng hợp, trung tâm...

- Thông tin.” [5, tr.262,263]

Ở những tình huống như vậy, giọng văn của Vũ Bão rất bình tĩnh, khách quan nhưng ẩn sau đó là nỗi chán chường, bất bình cho nhân tình thế thái, cho những kẻ chẳng may có địa vị hèn kém trong xã hội.

Làm giám đốc một trung tâm rặt một lũ dốt nát như thế, ông giám đốc cay đắng nhận ra rằng, “Cộng sự của tôi gồm các cô cậu như thế thì cái chức giám đốc trung tâm của tôi chẳng khác gì một giáo viên chuyên sửa bài tập cho học sinh trường ngoại ngữ” [5, tr.266]. Thật hài hước khi mà giám đốc lại phải làm thay cho nhân viên! Khi nhân viên mắc lỗi, vẫn biết là cần phải kỉ luật theo đúng phép tắc, nhưng vì sức ép từ trên xuống nên ông giám đốc vẫn cứ phải diễn “những việc cần làm ngơ” [5, tr.270].

Bên cạnh giọng hài hước - xót xa, có những khi giọng văn của Vũ Bão trở nên phẫn nộ, bất bình. Trong Trời có mắt, Vũ Bão phơi bày nghịch lí: Chiếc xe tăng lập công thì bị cất trong kho. Những người lính anh hùng thì trở về nhà vật lộn với cuộc sống. Còn kẻ cướp công thì cứ thêm sao thêm vạch. Lịch sử bị bôi đen, còn người có trách nhiệm vẫn im lặng. Sự giả dối tồn tại đã quá lâu, quá lớn khiến cho những người tôn thờ sự công bằng trở nên bất bình: “Tại sao dưới chế độ tốt đẹp của chúng ta, cái trò ăn gian nói dối ấy lại ngang nhiên diễn ra dưới ánh sáng mặt trời” [5, tr.309]. Với Vũ Bão, đây là những lúc nỗi xót xa dồn tụ quá lớn để rồi bùng lên thành cơn giận dữ. Giọng văn giống như một lời chất vấn quyết liệt. Chất vấn để vạch mặt giả dối. Chất vấn để bảo vệ công lí, công bằng.

Nói về giọng văn của Vũ Bão, có người nhận xét rằng: ông “kể chuyện như đùa, như giỡn, như chơi, để đọc xong rồi, cười rồi thì thấy thấm cùng nhà văn một nỗi buồn trầm lặng” [44]. Nhận xét đó chỉ ra rằng, văn chương Vũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bão không đơn thuần chỉ là tiếng cười. Nó là sự kết hợp của cái hài và cái bi, là kiểu “umua đen” như quan niệm của các nhà phê bình phương Tây.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)