Tình huống ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tình huống truyện

2.2.1. Tình huống ngẫu nhiên

Tình huống ngẫu nhiên là kiểu tình huống mà ở đó sự việc xảy ra đột ngột, bất ngờ không nằm trong suy nghĩ, dự tính của nhân vật. Kiểu tình huống này thường ngay lập tức đặt nhân vật vào thử thách, bắt buộc nó phải phản ứng, hành động hoặc làm thay đổi dự tính ban đầu cũng như suy nghĩ, hành động của nhân vật. Kiểu tình huống này không phổ biến trong truyện ngắn Vũ Bão nhưng chúng thể hiện tương đối rõ nét và thường có khả năng tạo tiếng cười cao.

Lẽ đời là một truyện có dung lượng ngắn, toàn bộ câu chuyện xoay quanh tình huống một ông phó phòng giáo dục huyện ngẫu nhiên được phát hiện có tài làm thơ. Thế là con đường công danh rộng mở, ông ta được bố trí để giữ một chức vụ cao hơn: Hội trưởng Hội văn nghệ của tỉnh. Từ một ông quan cấp huyện lắm “màu”, một bước ông ta trở thành quan tỉnh, “thừa tiêu chuẩn vào bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô và khi chết sẽ được chôn ở khu A trong nghĩa trang của tỉnh” [5, tr.276]. Tưởng rằng gặp may, nhưng khác hẳn với những cái Tết trước đông nghịt người đến biếu xén, Tết năm ấy nhà ông hội trưởng Hội văn nghệ tỉnh vắng teo khách vào ra. Ông ta không còn giá trị với họ nữa. Tình huống là ngẫu nhiên nhưng lại phản ánh sự tất yếu của đời sống. Bởi lẽ trong cái xã hội mà nạn chạy chọt đang trở nên phổ biến, đồng tiền được coi là có sức mạnh vạn năng thì thái độ của họ với ông cựu phó phòng là hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả đương nhiên. Tình huống oái oăm ấy làm bật ra tiếng cười, đồng thời giúp người đọc vỡ ra nhiều điều về xã hội và con người. Ở phần cuối truyện, thay vì đón những kẻ nịnh hót, đút lót đầy toan tính, lợi dụng ông hội trưởng cảm động đón một người bạn đồng ngũ xưa - người bạn năm nào cũng đến nhưng ông không nhớ nổi vì phải đón quá nhiều khách. Những giọt nước mắt của nhân vật chính chảy ra vì xúc động bởi tình bạn đích thực hay vì cái bạc bẽo của quan hệ đồng tiền? Sự kiện ông nhậm chức quan to là may hay là rủi? Với tình huống ngẫu nhiên rất đơn giản như vậy, Vũ Bão đã tô đậm những mảng tối của quan hệ dựa trên vật chất, đồng tiền để từ đó đề cao quan hệ dựa trên tình người: “Cái gì nặng tình bao giờ cũng đọng lại trong ta” [5, tr.278]

Trong kiểu tình huống ngẫu nhiên này, Vũ Bão có cách tổ chức rất linh hoạt. Nếu như trong Lẽ đời, đó là tình huống bao trùm, chi phối sự vận động của cốt truyện thì trong Người vãi linh hồn, tình huống ngẫu nhiên được sử dụng với vai trò như một yếu tố “mồi” để từ đó sinh ra một chuỗi các sự kiện hài hước sau đó. Các sự kiện này liên kết với sự kiện chính ban đầu để tạo nên một bức tranh hài toàn cảnh về sự chà đạp lịch sử, sự lừa dối của người đời. Vĩnh, một anh lính hèn nhát trong trận đánh lịch sử vào đồn Bốt Chè, ngẫu nhiên lại được chọn làm người cầm cờ trong cuốn phim tái hiện chiến thắng. Thế là từ đó anh chàng cứ từ từ một cách vững chắc, bước vào vầng hào quang của lịch sử. Sau hai mươi năm, sự lừa dối đã hoàn thành sứ mệnh của nó khi hình ảnh minh họa - đồ giả - trong phim ngày nào nghiễm nhiên trở thành đồ thật trong mắt mọi người. Ở đây, bằng tình huống ngẫu nhiên, Vũ Bão đã dần lật tẩy thói vô trách nhiệm, bôi đen lịch sử của những người có trách nhiệm. Với Người vãi linh hồn, lịch sử sẽ “hồi sinh” dù mới chỉ trong niềm tin của con người.

Giống như cách tổ chức tình huống của Người vãi linh hồn, truyện

ngắn Nợ đời kể về Vọng, vốn là một nhà thơ thuộc dạng làng nhàng. Anh ta gửi thơ về tòa soạn báo mãi mà không được đăng. Bỗng một hôm cô bạn gái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vọng mang đến một tờ báo Văn nghệ trong đó có truyện ngắn Mối tình đầu

và cho rằng đó là của anh ta viết nhưng giấu mình. Ngẫu nhiên lại được công nhận, anh ta nhận bừa truyện ngắn của người khác làm của mình. Tưởng may hóa ra anh ta gặp rủi. Từ đó là chuỗi ngày khốn khổ của Vọng. Cứ anh chàng nhà văn kia ra tác phẩm nào là Vọng lại phải nai lưng ra chiêu đãi người yêu và bạn bè lần ấy. Khổ hơn nữa cho Vọng là ngẫu nhiên ông giám đốc công ty, vốn bị bệnh mất ngủ, chỉ đọc hai trang truyện của Vọng đã ngủ được. Thấy hiệu nghiệm hơn cả tâm sen và Xêduxen, ông ta bắt chàng nhà văn bất đắc dĩ mua mấy chục cuốn sách để ông ta tặng bạn bè. Tình huống ngẫu nhiên và hành động đánh cắp ấy khiến Vọng phải trả giá bằng bao nhiêu tiền bạc và bao nỗi bực tức, chán chường. Theo dòng câu chuyện, tiếng cười hả hê cất lên, chẳng những cười vào tệ sống nhờ, sống dựa vào tài năng của người khác, mà hơn thế còn hướng tới phê phán một bộ phận những nghệ sĩ kém tài nhưng háo danh.

Tình huống ngẫu nhiên còn được nhà văn xây dựng trong một số truyện ngắn khác như: Nhà trẻ không có bô (ông giám đốc đi dịch thuê, ngẫu nhiên nhận ngay phải bài dịch vốn trước đó ông giao cho nhân viên làm [5, tr.267]);

Ông khóc tôi cũng khóc (bàn thắng ngẫu nhiên do cơn gió, không nằm trong dàn xếp trước đó [5, tr.95]). Nhìn chung xây dựng kiểu tình huống này, Vũ Bão thường nhằm lột trần những toan tính, lừa dối trong tính cách nhân vật. Từ đó gióng lên hồi chuông về sự tha hóa, lối sống chạy theo vật chất của con người trong xã hội đương thời. Ngoài ra tình huống ngẫu nhiên còn có tác dụng tạo nên kịch tính, lôi cuốn người đọc tập trung sự chú ý vào sự vận động của sự kiện và tính cách nhân vật.

2.2.2. Tình huống nghịch lí, ngƣợc đời

Tình huống nghịch lí là những tình huống mà ở đó xuất hiện những hiện tượng trái khoáy, phi logic, đối lập với lẽ thường được mọi người công nhận. Cơ chế tạo tiếng cười của kiểu tình huống này là sự xuất hiện của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những cặp tương phản tốt - xấu, tích cực - tiêu cực, tự nhiên - phản tự nhiên,... Đây là kiểu tình huống phổ biến trong sáng tác của Vũ Bão.

Với con mắt tinh tường, Vũ Bão đã phát hiện và miêu tả một cách hài hước những mâu thuẫn trong đời sống và con người. Nhiều nhân vật trong truyện ngắn của Vũ Bão sau năm 1986 là những người lính. Sứ mệnh của họ là ra trận, nhưng thật trớ trêu, hành động ra đi vì tổ quốc ấy có khi lại bị coi là phản bội. Trong truyện ngắn Nợ nần kiếp trước, vì hay ra vào vùng tề như đi chợ và được tên chỉ huy đồn Bốt Chè mê, Ngần được xin về công tác trong ban địch vận của huyện. Chị được đánh vào đồn bốt Chè để vận động tên đồn trưởng ra hàng. Nhưng trớ trêu thay, Ngân đem lòng yêu tên đồn trưởng. Ngay lập tức, chị bị triệu về, bị coi như Việt gian, thậm chí còn suýt bị thủ tiêu. Khi tên đồn trưởng bị tiêu diệt, Ngân tìm đến một ngôi chùa sống nốt phần đời còn lại. Có đến hai tình huống nghịch lí trong truyện. Đó là tình huống người của ta mà bị coi như kẻ thù và đi đánh địch mà lại yêu địch. Hai nghịch lí ấy thực ra có quan hệ nhân quả với nhau và có nguồn gốc từ sâu sa từ chiến tranh. Chiến tranh làm người ta “gãy càng mẻ gáo”, nhưng chiến tranh cũng dồn người ta về phía con người xã hội - công dân, không được phép sống với con người cá nhân cùng những nhu cầu tự nhiên và chính đáng của mình.

Cùng một nỗi đau như thế, nhân vật Châu Nhì trong Bóng ma đói quê hương bị đẩy vào tình huống vô cùng éo le và đầy nghịch lí đớn đau. Vẫn từ ô cửa sổ đoàn tàu, nhưng cuộc sống và thái độ của con người giờ đây như quay ngoắt 180 độ: Hai mươi năm trước, trên chuyến tàu quân vận, binh nhất Bùi Hữu Châu kéo cánh cửa sổ đoàn tàu vẫy tay chào những cô gái bên ven đường, những bà mẹ đang tiễn đưa những đứa con thương nhớ của mình vào chiến trường. Hai mươi năm sau, khi người lính ngày nào trở về, đưa tay kéo tấm lưới chắn cửa sổ thì “bốp” một phát, hòn đá từ dưới đất ném lên đã trúng thành tàu. Xã hội đón ông bằng “hòn đá phũ phàng”. Những tưởng được lành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lặn trở về quê hương là niềm hạnh phúc vô biên của người lính và những người thân của họ. Nhưng thật bẽ bàng, người lính không gây gì nên tội, thậm chí còn đổ cả xương máu cho tổ quốc ấy lại bị xua đuổi bởi chính những người thân của mình, ngay trên chính quê hương mình. Còn gì nghịch lí hơn trong khi dân làng vui mừng kéo đến chia vui thì vợ cũ Châu Nhì lại dửng dưng, tìm cách che dấu, phủ nhận sự thực. Còn gì nghịch lí hơn nữa khi người lính ấy chỉ bị thương trong chiến tranh nhưng lại “hi sinh” trong thời bình! Phải “chết” trong khi vẫn đang sống! Xây dựng những tình huống nghịch lí như vậy, Vũ Bão chẳng những phê phán tâm lý trọng vật chất, coi nhẹ tình cảm mà còn phê phán sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt của chính sách hậu phương quân đội một thời. Tình huống không có tiếng cười hài hước, chỉ có tiếng cười mỉa mai, xót xa cho thân phận con người trong chiến tranh.

Kiểu tình huống nghịch lí còn được nhà văn Vũ Bão sử dụng trong nhiều truyện ngắn viết về những công chức “thương dân”, tiêu biểu là truyện

Ông khóc tôi cũng khóc. Sau khi kể về ba vị bí thư các khóa trước, Vũ Bão mở ra câu chuyện về ông bí thư huyện ủy khóa IV với công cuộc nâng cấp nền thể thao huyện nhà. Đầu tiên là xây dựng một sân bóng. Nhưng có sân bóng rồi mà đội bóng chưa đủ tầm. Để hà hơi hóa phép cho đội bóng huyện nhà lên chiếu A1, ông bí thư cùng một loạt các ban ngành trong huyện tung tiền ra mua chuộc trọng tài và các đội bóng đối thủ. Một chuỗi nghịch lí được phơi bày. Đó là nghịch lí về đội bóng kém cỏi lại được thăng hạng; là nghịch lí giữa mục đích đem lại những trận đấu hay cho quần chúng với thực tế bất bình của họ trước những gian dối trắng trợn trên sân cỏ: “Quần chúng cứ việc la ó, một không vẫn cứ là một không” [5, tr.90]; là nghịch lí khi một ông bí thư dùng tiền của dân một cách bừa bãi để đánh bóng tên tuổi của mình. Có thể nói, kiểu tình huống này có khả năng thể hiện một cách rõ ràng nhất những cái phi lí vẫn còn tồn tại đâu đó trong xã hội và những tiêu cực ở một bộ phận những công chức tha hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xây dựng tình huống nghịch lí, có thể nói là một trong những sở trường của Vũ Bão. Hầu hết các truyện viết về người lính đều sử dụng kiểu tình huống này. Đó là tình huống người lập công mà không được công nhận, kẻ bất tài, làm sai thì lại được tuyên dương, cất nhắc. Trong Người vãi linh hồn, chính trị viên, nhân vật “tôi” và bao nhiêu người lính khác liều mình xông vào chốn mũi tên hòn đạn, đổ máu để có được một chiến thắng. Ấy thế mà họ bị người đời lãng quên. Bao nhiêu vinh quang cuối cùng lại thuộc về một kẻ hèn nhát. Tương tự như thế, Trời có mắt là một chuỗi dài chồng chất những nghịch lí hài hước mà xót xa. Chiến công của những người lính xe tăng không những chẳng mang đến chút vinh quang nào mà còn đẩy họ vào bi kịch đáng xấu hổ: ăn cắp chiến công của người khác. Trong khi đó, những kẻ cắp thật sự thì cứ thêm sao, thêm vạch, vẫn sống ung dung bằng chiến công của người khác.

Đó còn là tình huống làm sai, vi phạm kỉ luật thì lại được khen thưởng. Trong Người chưa có chiến công, Rãng chu đáo, có trách nhiệm bao nhiêu thì Bành cẩu thả, vô kỉ luật bấy nhiêu. Vì luôn lo xa và chu đáo quá nên mọi công việc anh làm đều suôn sẻ nhẹ nhàng, không phải nỗ lực dọn cái đống do chính mình bày ra như Bành. Tiếng cười cất lên mỗi khi anh lính Bành được khen thưởng. Còn Rãng, ai cũng biết anh làm rất tốt, nhưng vì không có “chiến công” khắc phục hậu quả như Bành nên anh chưa được khen. Kiểu mô-tip tình huống này còn xuất hiện trong Lí sự người đời. Thảnh càng tài năng thì anh càng được tín nhiệm là tiểu đội trưởng. Ngược lại, Lịch càng vi phạm nhiều lại càng leo lên những vị trí cao hơn. Xây dựng những nghịch lí trên, nhà văn Vũ Bão hướng ngòi bút phê phán sự bất công rất phổ biến trong hàng ngũ của những người lính. Sự bất công ấy tiếp sức cho những cái xấu lên ngôi, còn người tích cực thì chịu thiệt thòi, sự tiến bộ bị cản trở.

Nói tóm lại, kiểu tình huống nghịch lí với sự va chạm của những yếu tố đối lập trong tình huống làm nảy sinh tiếng cười, giúp nhà văn phản ánh hiện thực đồng thời thể hiện thái độ, quan điểm của bản thân. Trong kiểu tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huống này, mỗi nghịch lí giống như một câu hỏi của nhà văn dành cho độc giả: phải làm thế nào để những nghịch lí đó không còn tồn tại? Ở khía cạnh này, có thể nói, sáng tác của Vũ Bão như là lời cổ vũ đấu tranh cho sự thực, cho công bằng.

2.2.3. Tình huống lật tẩy tính chất vô nghĩa lý của hiện tƣợng, nhân vật

Đây là kiểu tình huống nhà văn đặt đối tượng trào phúng vào những đối thoại, hành động hay một hoàn cảnh nào đó để từ đó tạo tiếng cười lật tẩy tính chất vô nghĩa lí của chúng.

Khi còn đi học, phó tiến sĩ tương lai Chu Hữu Bằng (Phó tiến sĩ không hữu nghị) vốn học dốt. Tháng trước Bằng xếp thứ 49/50, vậy mà tháng này, cậu ta được xếp những thứ 44. Cả nhà Bằng liên hoan ăn mừng. Thịt gà, chụp ảnh, chiếu bóng. Một lần khác, Bằng hớn hở khoe với bố mẹ nó được điểm 10. Lại một con gà chết oan. Thế nhưng hiện tượng bề ngoài đó không phản ánh đúng bản chất thực bên trong, Bằng xếp thứ 44 vì tháng đó có đến bảy đứa bị điểm bình quân 3,9 nên không có đứa nào bị xếp thứ 50. Bằng được 10 điểm là 10 điểm thể dục, cả lớp cùng được thưởng vì tập đúng và đều. Mâu thuẫn giữa thật và giả, giữa hiện tượng và bản chất của tình huống đã lật tẩy cái dốt của Bằng khiến người đọc bật cười.

Trong Hao mòn vô hình, Vũ Bão cũng sử dụng kiểu tình huống này để châm biếm tài năng của phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng. Nghiên cứu sinh về, Chu Hữu Bằng nổi tiếng với đề tài “làm chủ tập thể”. Ông cứ nhai đi nhai lại mãi điệp khúc cũ mòn ấy. Mà chẳng nhai thì cũng chẳng có gì để lòe thiên hạ. Thế nên, khi cụ Vụ trưởng đề bạt Bằng, vì quá chán chường vị phó tiến sĩ ấy nên các ông tổng giám đốc, các Viện trưởng “đều một mực chắp chân chắp tay kính cụ rằng với luận án phó tiến sĩ làm chủ tập thể, Chu Hữu bằng xứng đáng ở một vị trí chiến lược tầm cỡ quốc gia hơn là về chỗ họ làm công việc chỉ ở

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)