Giọng trào phún g giễu nhại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 87 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Giọng điệu trào phúng

3.1.3. Giọng trào phún g giễu nhại

Giọng giễu nhại là sản phẩm của sự bắt chước một hình thức nào đó có sẵn từ trước rồi mô phỏng lại theo hướng hài hước. Trong văn chương, nhại là “nói bằng giọng của kẻ khác, nhưng đưa vào lời nói đó một khuynh hướng chủ nghĩa đối lập hẳn với khuynh hướng của lời người đó. Giọng thứ hai sau khi chuyển vào trong lời của người khác thì xung đột thù nghịch với chủ nhân vốn có của nó và buộc nó phục vụ trực tiếp cho các mục đích đối lập của mình. Lời nói trở thành vũ đài vật lộn của hai giọng” [38, tr.136]. Giọng điệu giễu nhại biến những gì ngay ngắn trở thành vênh lệch, trang nghiêm trở thành suồng sã tạo nên tiếng cười sảng khoái cho người đọc.

Khảo sát truyện ngắn của Vũ Bão sau năm 1986, chúng tôi thấy giọng điệu nhại xuất hiện với những biểu hiện tương đối đa dạng. Một câu nói vốn tường minh, nhưng qua giọng nhại của Vũ Bão lại hàm chứa thái độ châm biếm nạn chạy điểm và sự tha hóa đạo đức của một bộ phận giáo viên: “Số thằng Bằng có quí nhân phù trợ. Mỗi học kì, bố mẹ nó lại nhà cô giáo vật đầu vật tai xin cô nâng điểm để hết học kì II nó được lên lớp. Nó leo được lên cấp II, bố mẹ nó càng phải chi nhiều phong bì cho Ngày các nhà giáo Việt Nam, ngày Tết, ngày Quốc khánh, ngày Quốc tế phụ nữ vì mỗi lớp có nhiều thầy cô, mỗi thầy cô chỉ dạy một hai môn và mỗi lớp lại có một giáo viên chủ nhiệm (…), nhờ chiến thuật phong bì, thằng Bằng vẫn lên mỗi năm một lớp” [5, tr.133,135]. Cũng có khi nhà văn nhại một câu nói của cổ nhân: “Người xưa thường ví thời gian như bóng câu qua cửa sổ, nhưng bóng câu của Chu Hữu Bằng lại nhảy vào nhảy ra cửa sổ không biết bao nhiêu lần” [5, tr.118]. Lời nhại làm nổi hình nổi nét hành động chạy tuổi của ông phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng. Cái hài hước ở đây chính là ở khả năng siêu việt của ông ta: đoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quyền tạo hóa. Bằng cứ trẻ ra rồi lại già đi, rồi lại trẻ ra,.. để được đi công tác, được đi học tập ở nước ngoài.

Vũ Bão còn nhại cả ý thơ của các nhà văn, nhà thơ. Trong Nợ đời, nhà văn nhại ý thơ Tố Hữu làm cho lời nói của nhân vật trở nên vừa sáo rỗng vừa buồn cười: “Anh muốn để trọn cả trái tim cho em không chia bất cứ một phần tươi đỏ nào đi đâu hết. Hiên sướng mê cả người đắm đuối nhìn Vọng mà khen: Trời ơi, anh của em văn nghệ quá. Lúc nào anh phải làm bài thơ không có phần tươi đỏ nào hết tặng em đi” [5, tr.77]. Có khi giọng nhại của Vũ Bão lại phảng phất giọng điệu châm biếm của Nguyễn Công Hoan: “Phàm là bí thư tỉnh ủy thì phải thương dân nhưng các ông bí thư tỉnh ủy Sông Ninh mỗi ông lại thương dân một cách khác nhau” [5, tr.81].

Châm biếm hành động chơi bời trác táng của Lê Doãn (Bó cỏ dưới mõm ngựa), Vũ Bão nhại nỗi “vất vả” của chàng cầu thủ nhiều tật này. Sau mỗi cuộc truy hoan, Doãn trở về nhà “nằm thẳng cẳng như thằng chết rồi, Yến chỉ thương chồng vì theo đuổi sự nghiệp mà phải hi sinh hạnh phúc gia đình” [5, tr.107]. Cũng “theo đuổi sự nghiệp”, nhưng là sự nghiệp làm tình. Cũng “hạnh phúc gia đình”, nhưng là chuyện chăn gối vợ chồng. Lối nhại làm cho lời văn của Vũ Bão tế nhị mà hài hước.

Trong một số truyện, Vũ Bão đề cập đến chủ trương, chính sách của nhà nước. Những chủ trương ấy có những lúc bị nhà văn nhại, nhưng không phải là vì nó sai trái, mà do những kẻ thực hiện làm cho nó méo mó đi. Kết thúc truyện Nhà trẻ không có bô là lời nhại về công tác cán bộ: “Bây giờ ngẫm nghĩ lại câu: Sự đời nó thế. Cứ bình tĩnh. Hồi sau sẽ rõ, tôi mới bái phục ông phó vụ trưởng là người cao thủ có tầm suy nghĩ chiến lược về công tác cán bộ trong thời đại quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội” [5, tr.272]. Tiếng cười cất lên khi người ta hiểu rằng, cái được gọi là “cao thủ” của ông phó vụ trưởng không có gì khác là phải biết chấp nhận những “cán bộ” bất tài vốn là “con cháu các cụ cả”. Trong Người chưa có chiến công, Vũ Bão nhại những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 84 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kẻ cẩu thả trong công việc mà lại được coi là có chiến công. Những kẻ vừa làm vừa bày ra để rồi sau đó quay lại hăng hái năng nổ dọn dẹp cái đống bày ra của chính mình: “... đồng chí Bành đã nêu cao tinh thần tiến công cách mạng vọt ra khỏi hầm, lăn lộn giữa bãi bom tìm mối đứt. Không có kìm, đồng

chí Bành đã dùng răng tuốt lớp vỏ nhựa nối hai đầu dây, bom đạn đã băm nát đoạn dây khá dài, cố co hai đầu dây không được, đồng chí đã dùng răng cắn hai đầu dây, lấy thân mình làm mối nối, đảm bảo liên lạc thông suốt. Các đồng chí có quyết tâm học tập tinh thần tiến công cách mạng của đồng chí

Bành không nào?” [5, tr.218].

Trong Utopi - một miếng để đời, mượn lời nhân vật người bố, Vũ Bão nhại một tư tưởng vốn đã xuất hiện từ lâu và đang trở nên lỗi thời: “Mày cứ nghĩ mà xem, ai uống nước lã mà chạy công, chạy việc cho mày sang Tây xem tư bản giãy chết văng cả ti vi, tủ lạnh, máy khâu, đầu đĩa, bàn là, xe máy ra cho mày đóng thùng mang về nước.” [6, tr.10].

Có thể nói, trước một hiện thực con tồn tại những nghịch lí, tiêu cực thì nhại là một phương thức đắc lực giúp Vũ Bão thể hiện thái độ của mình. Giọng nhại chẳng những làm cho lời văn trào phúng trở nên phong phú, sinh động mà còn giúp nhà văn mở rộng phạm vi phản ánh, kể cả những vấn đề, những hiện tượng nhạy cảm trong đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Vũ Bão sau năm 1986 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)