7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Giọng điệu trào phúng
3.1.4. Giọng trào phún g triết lý
Hiểu một cách khái quát, giọng triết lí chính là những thông điệp, những suy nghĩ mà nhà văn đúc kết sau mỗi hiện tượng được nói đến trong tác phẩm. Những triết lí như thế thường hàm chứa những qui luật nào đó của đời sống trong một hoàn cảnh, một giai đoạn nhất định.
Thông qua cuộc đời, quan hệ và cách ứng xử của nhân vật, nhà văn gửi gắm những suy ngẫm về cuộc sống và con người. Đó có thể là gửi gắm gián tiếp thông qua hình tượng, cũng có thể là gửi gắm trực tiếp thông qua những đoạn trữ tình ngoại đề. Vọng trong Nợ đời, vì lấy văn người khác làm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 85 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mình nên “đời” đã đòi “nợ” anh ta bằng bao nhiêu tiền bạc. “Bây giờ anh mới hiểu đời chẳng biếu không ai một cái gì. Anh trót dại vốc trộm của đời một nắm thì đời cũng bắt anh ựa ra trả bằng hết mới thôi. Nếu không thế những người chân chỉ hạt bột làm ăn thật thà làm gì còn chỗ đứng chân dưới ánh sáng mặt trời. Trong những món nợ, cái nợ đời bao giờ cũng là cái nợ dai dẳng nhất, lãi cao nhất và cũng khó trốn nhất. Anh định trốn cửa này, nợ đời lại đón đầu anh ở cửa khác không cho anh chạy thoát” [5, tr.80]. Giọng triết lí trong đoạn ngoại đề trên thể hiện quan niệm của Vũ Bão về một chân lí của cuộc sống: ở đời có vay có trả.
Giọng triết lí trong truyện ngắn Vũ Bão thường xuất hiện ngay sau khi nhân vật “ngộ” ra điều gì đó. Ý nghĩ của nhân vật và cũng là triết lí có thể được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp. Đã có một thời người ta tôn sùng sách, coi sách là những cuốn cẩm nang vô tận. Nhưng lí thuyết mãi mãi chỉ là màu xám, còn cây đời mới xanh tươi. Chỉ vì cái tên không có trong từ điển mà Chình mấy phen bị cấp trên làm khó. Nhưng rồi cuối cùng anh cũng lấy lại được cái tên của mình. Ở đời có những người “suốt đời sợ sai sách mà chẳng bao giờ lo sách cũng có lúc sai” [5, tr.168]. Triết lí ấy một lần nữa được đúc kết khi nhân vật “tôi” trong Bút bi hết mực, sau hành trình vất vả tìm kiếm cách nấu canh hến đã “ngộ” ra: “Thì ra trên đời này vẫn còn vô vàn thứ chuyện không hề có trong trang sách nào” [5, tr.258].
Cũng có khi giọng triết lí lại được nhà văn thể hiện gián tiếp thông qua hình tượng có tính ẩn dụ. “Cái bút bi hết mực muốn viết thành chữ chỉ còn mỗi một cách phủ thêm tờ giấy than lên trên tờ giấy trắng. Chẳng lẽ cả đời người tôi vẫn phải sống nhờ người khác hay sao?” [5, tr.259]. Với hình tượng chiếc bút bi hết mực, Vũ Bão hướng ngòi bút châm biếm loại người mà sự tồn tại của nó là hoàn toàn vô nghĩa lí. Đó loại người vô dụng, bất tài. Chúng tồn tại được là nhờ sống dựa, sống kí sinh vào người khác. Cũng giống như thế, bằng hình tượng một cỗ máy, nhà văn phê phán lớp trí thức được đào tạo một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cách “hữu nghị”, tụt hậu và trở thành những kẻ bất tài: “Chu Hữu Bằng chỉ là một cố máy mới ra lò nhưng lại được chế tạo theo mẫu thiết kế cổ xưa nên vừa khai sinh đã bị vô hiệu hóa bởi một cái máy đời mới chế tạo theo mẫu thiết kế hiện đại, có công suất cao gấp bội. Dù còn nguyên đại nguyên kiện, cỗ máy cổ xưa chẳng còn có ích cho người đời” [5, tr.130-131]
Đọc truyện ngắn Vũ Bão, chúng tôi thấy đâu đó phảng phất tư tưởng Phật giáo và yếu tố thần linh. Tuy nhiên những tư tưởng đó không còn thuần nguyên thủy mà chỉ là cái vỏ bên ngoài để nhà văn phát biểu những triết lí về cuộc đời. Có thể kể ra đây những truyện như Nợ đời, Nợ nần kiếp trước, Giờ thiêng, Trời có mắt. Trong truyện Nợ nần kiếp trước, nhân vật Ngân đã lí giải tình yêu của mình dành cho tên đồn trưởng giặc trên tinh thần triết lí nhà Phật: “Đấy em xem cái số chị nó thế, việc công việc tư gì cũng dang dở. Em còn bé em chưa biết, kiếp trước mình nợ ai thì kiếp này mình phải trả nợ. Ai yêu mình tức là kiếp trước người ta nợ mình, kiếp này họ mới trả. Có người trả thì phải có người nhận” [5, tr.37-38]. Dường như Vũ Bão đang triết lí về tình yêu. Nợ và trả nợ. Yêu và được yêu. Đó là những thứ tình cảm bản năng, hồn nhiên và chính đáng của con người, không một thế lực nào dập tắt được. Dù bị kỉ luật, Ngân vẫn yêu tên đồn trưởng. Hắn chết, Ngân vào chùa đi tu để bất tử hóa mối tình ngang trái của mình. Với giọng triết lí, Vũ Bão đã khẳng định và bảo vệ tình yêu chân chính của con người.
Nói tóm lại, giọng điệu trần thuật của Vũ Bão khá linh hoạt với những sắc thái đa dạng luôn đan quyện, hoà hợp, bổ sung cho nhau tuỳ thuộc vào đối tượng phản ánh và thái độ tình cảm của tác giả đối với hiện thực và con người. Sự đa dạng về sắc thái giọng điệu trong đó nổi bật lên chất giọng lúc thì phê phán, giễu nhại; khi thì xót xa và đầy chất triết lí. Với chất hài hước nhẹ nhàng, giọng triết lí trong truyện ngắn Vũ Bão sau 1986 không chỉ thể hiện được chiều sâu tư tưởng tác phẩm, mà còn làm phong phú thêm giọng điệu, góp phần tạo nên một “nhà văn hoạt kê đa phong cách” [41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 87 http://www.lrc-tnu.edu.vn/