108
Đánh giá cán bộ
- Đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên đặt tiền đề quan trọng cho công tác quy hoạch, đồng thời cũng là yếu tố thƣờng xuyên trong quá trình quy hoạch. Đánh giá đúng là cơ sở để lựa chọn, sắp xếp, bố trí đề bạt, sử dụng cán bộ chính xác, làm cho công tác cán bộ đƣợc chủ động, hiệu quả. Ngƣợc lại nếu đánh giá sai sẽ dẫn đến dùng ngƣời sai, bỏ sót ngƣời tài, tạo cho các phần tử cơ hội có điều kiện phát triển, làm cho nội bộ mất đoàn kết, cán bộ tốt bi quan, chán nản, gây tổn thất cho tổ chức.
- Đánh giá cán bộ phải hết sức thận trọng, thực sự công tâm khách quan, trung thực toàn diện, lịch sử, cụ thể, qua nhiều kênh thông tin, có phƣơng pháp khoa học và trong quan điểm phát triển. Cán bộ trong quy hoạch cũng đƣợc đánh giá ƣu, khuyết điểm định kỳ 6 tháng, năm. Tiêu chí đánh giá dựa vào tiêu chuẩn chức danh, đƣợc thể hiện toàn diện trên các mặt: Phẩm chất chính trị, năng lực, hiệu quả công tác, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thầm đoàn kết, phong cách làm việc, sự tín nhiệm, khả năng quy tụ...Phải lƣợng hóa tiêu chí đánh giá và yêu cầu đánh giá trên cơ sở công việc mới chính xác. Tránh tình trạng đánh giá chung chung nhƣ hiện nay. Đặc biệt, phải xác định đƣợc những mặt mạnh, yếu cơ bản của từng cán bộ để có hƣớng đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng đúng năng lực, sở trƣờng của cán bộ. Kết luận, đánh giá cần cho cán bộ biết để cán bộ tiếp tục phát huy ƣu điểm, khắc phục khuyết điểm và phải đƣợc lƣu vào hồ sơ để theo dõi, kiểm tra mức độ phấn đấu của cán bộ. Sớm có những kết luận về các vụ việc liên quan đến cán bộ. Đối với những thông tin lệch lạc không có căn cứ, phải kịp thời có những biện pháp để bảo vệ uy tín cho cán bộ.
Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ khoa học và chặt chẽ hơn.
Quản lý cán bộ quan trọng nhất là quản lý trên thực tế hoạt động công tác và quản lý hồ sơ.
109
Về quản lý thực tế công tác, các cơ quan cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa quy chế làm việc tại đơn vị, kiểm tra, giám sát chặt chẽ những việc Đảng viên không đƣợc làm.
Về quản lý hồ sơ, phải cập nhật thƣờng xuyên vào hồ sơ những thay đổi về cán bộ. Hiện nay, Ban tổ chức Tỉnh ủy đã lập hồ sơ cán bộ trong diện quy hoạch, nhƣng công tác cập nhật thông tin chƣa thƣờng xuyên, vì thế cũng gây nhiều khó khăn cho việc nắm tình hình cán bộ.
Đào tạo, bồi dưỡng và quản lý cán bộ theo quy hoạch
Nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ trong nguồn quy hoạch, đồng thời, đảm bảo công tác cán bộ đƣợc chủ động, kịp thời, có đầy đủ tiêu chuẩn sẵn sàng thay thế các vị trí đã quy hoạch, các cấp uỷ đảng, lãnh đạo chính quyền phải hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện, gắn công tác quy hoạch cán bộ với đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ theo quy hoạch.
Sau khi danh sách quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ quản lý đã đƣợc Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ phê duyệt, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ban Thƣờng vụ các huyện, thành phố, thị xã phải có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện, kiểm tra, quản lý chặt chẽ cán bộ theo quy hoạch, với mục đích nâng cao trình độ, năng lực hiệu quả công tác của cán bộ.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH, đáp ứng nhiệm vụ kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn tiếp theo, công tác đào tạo trong 5 năm tới phải đạt đƣợc các mục tiêu chủ yếu sau:
- Cán bộ chủ chốt diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ quản lý phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng đạt chuẩn về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý điều hành theo đúng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, đồng thời phải đƣợc tiếp tục bồi dƣỡng nâng cao trình độ kiến thức chính trị, kinh tế, khoa
110
học công nghệ, quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu chức trách nhiệm vụ đƣợc giao.
Đội ngũ cán bộ đƣợc quy hoạch dự bị, kế cận vào các chức danh chủ chốt trong hệ thống Đảng, đoàn thể nói chung phải nhanh chóng đƣợc đào tạo đủ các điều kiện tiêu chuẩn của chức danh đó trƣớc khi đƣợc bổ nhiệm, chuẩn hoá tiêu chuẩn đào tạo các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.
- Chú trọng thu hút lựa chọn và đƣa vào trong nguồn quy hoạch và đào tạo, bồi dƣỡng đối với cán bộ giỏi, cán bộ khoa học công nghệ, chuyên gia đầu ngành, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi, đặc biệt chú trọng thu hút đào tạo tài năng trẻ, thực hiện chính sách thu hút tài năng trẻ của tỉnh.
- Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cần nghiên cứu khảo sát kỹ tiềm năng thực có của đơn vị mình, đề ra những quy định rõ ràng, tận dụng các tiềm năng đó. Tăng cƣờng phƣơng thức bồi dƣỡng tại chỗ cho cán bộ mình, đồng thời, lựa chọn cử đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn phù hợp với khả năng điều kiện của từng cán bộ,
Căn cứ vào mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ, căn cứ vào yêu cầu công việc để đề ra kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cho phù hợp, thiết thực và hiệu quả, hƣớng đào tạo căn cứ vào chức danh quy hoạch, cần đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, chú trọng các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng, các lĩnh vực khoa học công nghệ. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể phải chú trọng xây dựng kế hoạch đào tạo của đơn vị mình, chọn, cử cán bộ đi đào tạo phải đúng đối tƣợng, đặc biệt gắn việc quy hoạch cán bộ với đào tạo cán bộ. Đào tạo gắn lý luận với thực tiễn, sát với yêu cầu công việc, chú trọng kết hợp đào tạo và định kỳ bồi dƣỡng nâng cao lý luận Mác - Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.
111
Phải chú ý gắn đào tạo với yêu cầu bố trí công tác để khi đƣợc giao nhiệm vụ cán bộ đáp ứng đƣợc ngay yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao, tránh tình trạng cán bộ khi đƣợc bầu cử giữ chức danh chủ chốt hoặc đƣợc bổ nhiệm vẫn còn thiếu về kiến thức trình độ, tiêu chuẩn cán bộ, lúc đó mới đƣa đi đào tạo một cách chắp vá để đảm bảo đủ tiêu chí, nhƣ vậy chất lƣợng cán bộ thấp, ảnh hƣởng đến chất lƣợng hiệu quả công tác chung của cơ quan, đơn vị.
Cùng với công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ các cấp uỷ đảng nói chung, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy phải quan tâm theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra, rèn luyện, đánh giá mức độ trƣởng thành, tiến bộ của cán bộ trong quy hoạch, tạo điều kiện cho cán bộ rèn luyện, trƣởng thành.
Thực hiện tốt chủ trương luân chuyển, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý
góp phần thúc đẩy quy hoạch cán bộ.
Sau khi có quy hoạch, phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch luân chuyển, bố trí cán bộ.
Việc bố trí, sử dụng cán bộ thuộc diện quy hoạch trong từng thời điểm, từng trƣờng hợp cụ thể phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, yêu cầu của tỉnh và các địa phƣơng và căn cứ vào mức độ phấn đấu của cán bộ.
Khi bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bố trí, sử dụng cán bộ phải đúng tiêu chuẩn, đúng ngƣời, đúng việc, đúng khả năng, sở trƣờng công tác và sức vƣơn lên của cán bộ; Bố trí, sử dụng đúng thời điểm, đúng tầm, động viên cán bộ vƣơn lên vƣợt khó đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí cao hơn.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ đƣơng nhiệm, cán bộ trong nguồn quy hoạch, cán bộ lãnh đạo diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ quản lý đảm nhiệm các vị trí chủ chốt ở cấp huyện nhằm đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh và sử dụng cán bộ có hiệu quả, tạo nên sự phát triển đồng đều trong đội ngũ cán bộ;
112
thực hiện bồi dƣỡng toàn diện cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trong danh sách quy hoạch đƣợc rèn luyện trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi đƣợc giao công việc.
- Các cấp uỷ đảng, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể phải có nhận thức đúng đắn trong việc bố trí, sử dụng cán bộ. Khi cần bổ nhiệm cán bộ bổ sung cho một chức danh thì phải lựa chọn thống nhất trong tập thể. Lựa chọn phải thật sự dân chủ, khách quan, đúng quy trình công tác cán bộ, có tham khảo ý kiến của những ngƣời có liên quan.
Định kỳ Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ban Thƣờng vụ các huyện, thành, thị ủy tiến hành tự phê bình, phê bình đánh giá cán bộ. Trên cơ sở đó để xem xét, khi có nhu cầu cán bộ, kịp thời giới thiệu bầu, hoặc bổ nhiệm vào các chức danh.