Bối cảnh kinh tế xã hội trong thời gian sắp tới

Một phần của tài liệu Quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý tỉnh hà tĩnhcác nâng cao lợi nhuận tại công ty công trình giao thông (Trang 102 - 105)

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012, các quan điểm, mục tiêu phát triển và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã đƣợc đề cập rõ, bao gồm:

Quan điểm phát triển

- Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh; tăng cƣờng hội nhập quốc tế; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo tốc độ phát triển nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội, sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các tỉnh trong vùng và cả nƣớc, tiến tới xây dựng Hà Tĩnh trở thành trung tâm công nghiệp của cả nƣớc.

- Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.

- Ƣu tiên nguồn lực để tập trung phát triển các cụm ngành trọng điểm, các vùng kinh tế động lực, phát triển mạnh kinh tế biển và vùng ven

98

biển để tạo tăng trƣởng đột phá, nhằm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng công nghiệp và dịch vụ.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Chủ động phòng ngừa những ảnh hƣởng, tác động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.

Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nền kinh tế phát triển mạnh về công nghiệp gắn với phát triển thƣơng mại, dịch vụ và nền nông nghiệp công nghệ cao bền vững; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng cao; bảo vệ tốt môi trƣờng và thích nghi với biến đổi khí hậu; chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, đảm bảo quốc phòng – an ninh. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu ngƣời nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu cả nƣớc.

Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế: Tốc độ trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016–2020 đạt 21,1%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 97,7 triệu đồng đến năm 2020. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 10,7%, công nghiệp chiếm 55,9% và dịch vụ chiếm 33,4%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm năm 2020 đạt 2.000 triệu USD, thu ngân sách trên địa bàn đạt 20.000 tỷ đồng.

- Về xã hội: Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,1-1,2%/năm và mức tăng cơ học khoảng 2,5% giai đoạn 2015-2020, phấn đấu đến năm 2020 quy mô dân số đạt khoảng 1,57 - 1,6 triệu ngƣời. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 70%. Bình quân mỗi năm tạo việc làm cho trên 3,2 vạn lƣợt lao

99

động. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm từ 3–4%/năm. Đến năm 2020, huy động 100% số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến trƣờng; 100% trƣờng mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020 mật độ bác sĩ là 8,5/10.000 dân và 100% xã phƣờng có bác sĩ. Tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng ở mức dƣới 13% năm 2020.

- Về môi trƣờng: Nâng độ che phủ rừng đạt 56% vào năm 2020. Cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, đảm bảo nguồn nƣớc hợp vệ sinh cho dân cƣ trong tỉnh; phấn đấu đến năm 2020, 100% các hộ gia đình nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch và hố xí hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 100% ở khu vực đô thị và 80% ở khu vực nông thôn; các khu công nghiệp và cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nƣớc thải đảm bảo tiêu chuẩn, thu gom và xử lý 100% rác thải công nghiệp.

Nhiệm vụ và các giải phápchủ yếu

- Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lƣợng và duy trì phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững.

- Phát triển đồng bộ và mở rộng các loại thị trƣờng; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh trong hoạt động tài chính, thƣơng mại - dịch vụ. Tăng thu ngân sách

- Đẩy mạnh huy động tổng hợp và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh

- Khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trƣờng đảm bảo cho phát triển bền vững; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

100

- Nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo, chất lƣợng nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ

- Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch, thông tin - truyền thông

- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực xã hội

Trƣớc bối cảnh có nhiều thuận lợi và thách thức đang đặt ra cho tỉnh Hà Tĩnh. Cùng với những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt đƣợc trong thời gian qua, những nỗ lực sớm đƣa Hà Tĩnh thoát khỏi tỉnh nghèo. Nhằm thực hiện tốt các quan điểm, đƣờng lối, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển Hà Tĩnh trong thời gian tới, vấn đề hết sức quan trọng cả trƣớc mắt và lâu dài đó là phải chuẩn bị tốt một nguồn nhân lực đủ mạnh, trong đó đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo diện Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy quản lý nói riêng phải kịp thời đƣợc chuẩn bị đảm bảo chất lƣợng về phẩm chất, điều kiện, tiêu chuẩn, về độ tuổi, đảm bảo cả nguồn đƣơng nhiệm và kế cận ngang tầm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đang đặt ra của tỉnh và của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý tỉnh hà tĩnhcác nâng cao lợi nhuận tại công ty công trình giao thông (Trang 102 - 105)