Tình hình văn hóa xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý tỉnh hà tĩnhcác nâng cao lợi nhuận tại công ty công trình giao thông (Trang 55 - 58)

Kết quả đạt được

Trong thời gian qua, các lĩnh vực văn hoá - xã hội tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục có bƣớc chuyển biến tích cực, đời sống tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện

Giáo dục - Đào tạo: Chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc quan tâm và

tiếp tục giữ vững thành tích nằm trong tốp đầu cả nƣớc. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học, thi đậu vào các trƣờng đại học, cao đẳng và học sinh giỏi cấp quốc gia đạt cao. Mạng lƣới trƣờng, lớp học tiếp tục đƣợc củng cố. Tiếp tục thực hiện tốt chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tập trung đào tạo và có chính sách đãi ngộ, thu hút đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành, cán bộ quản trị doanh nghiệp, các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các lĩnh vực tỉnh có nhu cầu để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Chất lƣợng giáo dục bậc đại học, cao đẳng chuyên nghiệp có chuyển biến tích cực; công tác tuyển sinh, đào tạo đảm bảo đúng quy chế. Trƣờng Đại học Hà Tĩnh đƣợc tập trung đầu tƣ xây dựng trở thành trƣờng đa cấp, đa ngành, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoàn thành việc quy hoạch, sáp nhập lại hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn toàn tỉnh; đẩy mạnh việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề, phát triển gắn với nhu cầu thị trƣờng lao động, doanh nghiệp, các hoạt động dạy nghề tiếp tục phát triển theo hƣớng tăng cƣờng đào tạo nghề trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của khu kinh tế Vũng Áng, tập trung

51

đầu tƣ xây dựng cho 4 trƣờng đƣợc chọn nghề trọng điểm (3 trƣờng cấp độ quốc gia và 1 trƣờng cấp độ ASEAN), đồng thời đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ƣớc đạt 50% (đạt kế hoạch đề ra 50%).

Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng

cao sức khoẻ nhân dân đƣợc quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực. Tổ chức triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển ngành y tế Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Chất lƣợng khám, chữa bệnh đƣợc nâng cao ở tất cả các tuyến. Nhìn chung, hệ thống y tế từng bƣớc đƣợc củng cố và kiện toàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đến năm 2015 dự kiến tỷ lệ bác sĩ trên 01 vạn dân đạt 7,4 (vượt mục tiêu

ĐH XVII là 6,21). Số giƣờng bệnh/10.000 dân (tính cả giƣờng trạm y tế xã)

đạt trên 30 (Mục tiêu Đại hội XVII tỉnh Đảng bộ đề ra). Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II năm 2012 là 40%, năm 2013 đạt 48,1%.

Văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông: Các hoạt động văn hóa, thể thao đƣợc tăng cƣờng, phát triển đồng bộ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào “Xây dựng nông thôn mới” đƣợc đẩy mạnh. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đƣợc chú trọng; nghệ thuật Ca Trù đƣợc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du đƣợc xếp loại là Di tích quốc gia đặc biệt.

Công tác quản lý báo chí, xuất bản ngày càng đi vào nề nếp, quan tâm giải quyết kịp thời các vấn đề báo chí phản ánh, hoạt động đúng định hƣớng; các dịch vụ bƣu chính, viễn thông, thông tin truyền thông hoạt động hiệu quả, có bƣớc phát triển với tốc độ cao, đáp ứng yêu cầu của công tác thông tin tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh., đã cung cấp 100% dịch vụ hành chính công trên cổng thông tin điện tử; hoàn thành xây dựng dự án số

52

hóa trong sản xuất chƣơng trình, truyền dẫn phát sóng và đƣa sóng truyền hình Hà Tĩnh lên vệ tinh.

Các chính sách an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo đƣợc cả hệ thống

chính trị và toàn xã hội quan tâm, đạt kết quả tích cực; đã có sự chuyển biến rõ nét. Tỉnh đã xây dựng các chính sách ƣu đãi, tạo điều kiện cải thiện nhà ở đối với các đối tƣợng thuộc diện chính sách, đặc biệt là đối tƣợng có thu nhập thấp, hộ nghèo, công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế.

Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm xuống trong những năm qua: Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23,91 năm 2010 xuống 17,44% năm 2011 và 14,2% năm 2012, năm 2013 đạt 11%.

Tồn tại, hạn chế

- Nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cả về số lƣợng và chất lƣợng, chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế. Lao động kỹ thuật chất lƣợng cao còn thiếu, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ còn bất cập.

- Chất lƣợng khám chữa bệnh vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng so với cùng kỳ 2012 (3,1%).

- Chất lƣợng giáo dục và đào tạo toàn diện chƣa đáp ứng yêu cầu, trong đó có chất lƣợng về đội ngũ giáo viên, học sinh. Bệnh thành tích trong giáo dục, tình trạng dạy thêm, học thêm và lạm thu trong nhà trƣờng... chƣa đƣợc khắc phục kịp thời.

- Công tác cải cách hành chính còn bất cập; hoạt động của mô hình "một cửa" chƣa thật sự thông suốt; một số cán bộ, công chức năng lực chƣa đáp ứng yêu cầu, thiếu tâm huyết.

53

- An ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông diễn biến phức tạp, còn tiềm ẩn những yếu tố khó lƣờng; mặc dù đã xử lý nghiêm khắc tệ nạn đánh bạc, vi phạm giao thông nhƣng tỷ lệ vi phạm vẫn cao.

2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu Quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý tỉnh hà tĩnhcác nâng cao lợi nhuận tại công ty công trình giao thông (Trang 55 - 58)