Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý tỉnh hà tĩnhcác nâng cao lợi nhuận tại công ty công trình giao thông (Trang 49 - 55)

Thành tựu

Thực hiện kế hoạch kế hoạch 5 năm 2010 – 2015 trong điều kiện bị

ảnh hƣởng của tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; nhƣng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, của các cấp, sƣ̣ nỗ lƣ̣c của toàn thể nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đã vƣợt qua những khó khăn thách thức và có bƣớc tăng trƣởng;

Giai đoạn 2011-2015, tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh tăng nhanh năm sau cao hơn năm trƣớc.Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 14,8%, dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18,78%; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 24 triệu đồng.

- Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội của tỉnh trong 3 năm qua tăng nhanh, ƣớc đạt trên 117 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2 lần so với giai đoạn 2006-2010; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 260 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. Đây là yếu tố đóng góp quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh nhà.

- Về Thu, chi ngân sách: Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2011-2013 đạt 12.485 tỷ đồng, trong đó năm 2013 đạt trên

45

5.300 tỷ đồng, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách cao của cả nƣớc. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 ƣớc đạt 27.682 tỷ đồng, trong đó thu nội địa ƣớc đạt 22.604 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với giai đoạn 2006-2010, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 5.353 tỷ đồng, tăng trên 10 lần so với giai đoạn 2006-2010. Cơ cấu nguồn thu ngân sách có chuyển biến tích cực, nguồn thu chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao. Chi ngân sách cơ bản theo tiến độ dự toán hàng năm, đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả.

- Các lĩnh vực kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế bước đầu đạt kết quả tốt, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015 có bƣớc phát

triển đột phá cả về quy mô và chất lƣợng so với giai đoạn 2006-2010, tạo nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch lao động ở khu vực nông thôn. Sản xuất công nghiệp có bƣớc chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế cũng nhƣ cơ cấu sản xuất nội ngành; tỷ trọng giá trị các sản phẩm công nghiệp khai khoáng giảm, công nghiệp chế biến và phân phối điện, nƣớc tăng; tốc độ tăng trƣởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN dự kiến đạt 33,67%/năm, cao hơn 2 lần so với bình quân giai đoạn 2006 – 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 dự kiến tăng 4,2 lần so với thực hiện năm 2010. Tiềm năng, lợi thế trong phát triển công nghiệp đã đƣợc khai thác, phát huy toàn diện và hiệu quả hơn, đã thu hút và triển khai đầu tƣ một số dự án trọng điểm có quy mô quốc gia, từng bƣớc hình thành trung tâm công nghiệp nặng quy mô lớn của khu vực và cả nƣớc tại Khu kinh tế Vũng Áng với các sản phẩm chủ lực là gang thép, nhiệt điện, lọc hoá dầu, công nghiệp phụ trợ, cảng biển… Giai đoạn 2011 – 2015, nhiều dự án công nghiệp có quy mô lớn hoàn thành xây dựng cơ bản và

46

đi vào sản xuất kinh doanh, điển hình nhƣ: Khu sản xuất liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, nhà máy thuỷ điện Hƣơng Sơn, Nhà máy sản xuất tinh bột mỳ Vedan - Hà Tĩnh, Nhà máy sản xuất cọc sợi Vinatex - Hồng Lĩnh, Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh đầu tƣ mới nâng công suất dây chuyền thiết bị... với các sản phẩm mới đạt sản lƣợng khá nhƣ: thép; điện sản xuất; tinh bột sắn; cọc sợi; bia.

Sản xuất nông nghiệp có bƣớc phát triển đạt đƣợc mức tăng trƣởng khá

cao, cơ cấu chuyển dịch theo hƣớng phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực. Tốc độ tăng trƣởng nông, lâm, thủy sản bình quân ƣớc đạt 4,4%/năm; giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2013 đạt 9.856 tỷ đồng, ƣớc đến năm 2015 đạt 11.070 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2010. Năm 2013, tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 50,6 vạn tấn, ƣớc đến năm 2015 đạt trên 51 vạn tấn (tăng 6,8 vạn tấn so với năm 2010); sản lƣợng lúa hàng hóa ƣớc đạt 19,2 vạn tấn. Sản xuất rau, củ, quả thực phẩm phát triển nhanh, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn có thu nhập cao tại các xã vùng ven thành phố Hà Tĩnh và phụ cận;

Chăn nuôi phát triển mạnh, đến năm 2015, tổng sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng ƣớc đạt trên 96.000 tấn, tăng 56%; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp ƣớc đạt trên 45%, tăng 23,8% so với năm 2010.

Chuyển mạnh sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội, hình thành các vùng rừng trồng nguyên liệu tập trung, thâm canh. Hàng năm, trung bình trồng đƣợc 5.200 ha rừng tập trung, 4 triệu cây phân tán, chăm sóc, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 4.500 ha, khoán bảo vệ ổn định 75.600 ha rừng; khai thác đƣa vào chế biến 250-300 ngàn m3

gỗ nguyên liệu rừng trồng. Độ che phủ rừng năm 2013 đạt 50%, đến năm 2015 ƣớc đạt 54%.

47

Sản xuất thủy sản phát triển cả về quy mô, chất lƣợng và giá trị; Tổng sản lƣợng thủy sản năm 2013 đạt 42.095 tấn, ƣớc đến năm 2015 đạt 49.000 tấn.

Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đƣợc tập trung chỉ đạo quyết liệt. Trong hơn 3 năm triển khai chƣơng trình đã phát triển và nhân rộng đƣợc hơn 2.280 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, doanh thu đạt trên 100 triệu đồng/năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc quan tâm tăng cƣờng đầu tƣ, trong 3 năm tổng huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng nông thôn mới đạt khoảng 21.055 tỷ đồng; đời sống ngƣời dân đƣợc nâng lên rõ rệt.

Thương mại, dịch vụ có nhiều bƣớc chuyển biến tích cực theo hƣớng văn minh hiện đại. Các loại hình thƣơng mại hiện đại, thƣơng mại điện tử đang đƣợc ngƣời dân và doanh nghiệp quan tâm và thực hiện tốt. Đến nay, toàn tỉnh có trên 733 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thƣơng mại và 25.000 hộ kinh doanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015, dự kiến đạt 41.722,38 tỷ đồng.

Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 tăng mạnh do nhập khẩu các thiết bị phục vụ các dự án trọng điểm. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu và cảng biển trên địa bàn tăng đột biến, bình quân đạt 3 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trƣởng bình quân kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 dự kiến đạt 42,35%/năm.

Các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất, kinh doanh phát triển

khá: Số lƣợng doanh nghiệp Hà Tĩnh phát triển khá nhanh trong những năm

qua với cơ cấu ngành nghề kinh doanh có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng số lƣợng doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ. Năm 2013, cơ cấu ngành

48

nghề kinh doanh Xây dựng - vận tải: 25%; Nông, lâm, ngƣ nghiệp: 13%; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, khai khoáng, điện: 20%; Thƣơng mại dịch vụ tổng hợp: 42%.

Các công trình, dự án trọng điểm được triển khai tích cực: Trong bối

cảnh khó khăn chung, các công trình, dự án trọng điểm của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục đƣợc huy động các nguồn lực nhằm triển khai theo đúng lộ trình cam kết (Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dƣơng Formosa, dự án Nhiệt điện Vũng Áng I...); số dự án đầu tƣ vào KKT Vũng Áng tăng cao, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn FDI; Tƣ̀ đầu năm 2011 đến hết 31/12/2013, đã cấp phép đầu tƣ cho 59 dƣ̣ án đầu tƣ t rong đó 41 dƣ̣ án trong nƣớc với tổng mƣ́c vốn đăng ký là 7.057,16 tỷ đồng và 18 dƣ̣ án nƣớc ngoài với tổng mƣ́c vốn đăng ký vốn là 147,261 triê ̣u USD (tại Khu kinh tế Vũng Áng: 29 dƣ̣ án trong nƣớc và 18 dƣ̣ án nƣớc ngoài; tại Khu kinh tế cƣ̉a khẩu quốc tế Cầu Treo: 12 dƣ̣ án); đƣa tổng số dự án cấp phép đầu tƣ lên 112 dự án, trong đó 75 dự án trong nƣớc, vốn đăng ký 44.550 tỷ đồng và 37 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, vốn đăng ký trên 16 tỷ USD. Dƣ̣ kiến đến hết năm 2015, tại cả hai Khu kinh tế sẽ thu hút đầu tƣ thêm khoảng 3,0 tỷ USD.

Các công trình, dự án trọng điểm, cấp bách khác (công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ, xã hội phục vụ Khu kinh tế Vũng Áng, hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, hạ tầng các tuyến giao thông trọng điểm, Hệ thống thủy lợi Ngàn Trƣơi - Cẩm Trang) đƣợc Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt, tích cực làm việc với Bộ, ngành Trung ƣơng về hỗ trợ đầu tƣ và cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc, huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, nên các dự án lớn trên địa bàn đều đạt và vƣợt kế hoạch đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các công trình trọng điểm của các Bộ, ngành đầu tƣ trên địa bàn nhƣ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 8, Quốc lộ 15A, hệ thống thủy lợi Ngàn Trƣơi - Cẩm

49

Trang tiếp tục đƣợc ƣu tiên nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng và Trái phiếu Chính phủ, đảm bảo tiến độ triển khai theo kế hoạch góp phần bổ sung kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ.

Khó khăn, tồn tại

- Sản xuất nông nghiệp theo hƣớng tập trung, hàng hóa quy mô lớn, liên kết với doanh nghiệp đang chiếm tỷ lệ thấp trong sản xuất, một số sản phẩm chƣa vững chắc.

- Việc chấp hành lịch thời vụ, cơ cấu bộ giống, quản lý chất lƣợng về vật tƣ nông nghiệp của các địa phƣơng chƣa chặt chẽ; một số địa phƣơng chƣa quyết liệt trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả còn thấp.

- Một số dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi, nuôi trồng thủy sản tái phát tại nhiều địa phƣơng.

- Một số huyện chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thiếu quyết liệt, một số xã phấn đấu về đích 2013 nhƣng đến nay một số tiêu chí chƣa đạt chuẩn. Một số tiêu chí mức độ tiến triển còn thấp nhƣ môi trƣờng, thuỷ lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn hoá,….

- Tiến độ triển khai một số dự án lớn còn chậm: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, các dự án bất động sản tại thành phố Hà Tĩnh…

- Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, sản xuất cầm chừng, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể; một số doanh nghiệp chƣa có phát sinh thuế trong năm.

- Chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chủ yếu là hàng nông sản

- Việc thu hồi đất của một số dự án sử dụng đất vi phạm chƣa quyết liệt, còn kéo dài. Tiến độ triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chƣa đạt yêu cầu.

50

- Công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn chậm, một số địa phƣơng, đơn vị chƣa tập trung cho công tác GPMB.

- Hoạt động khoa học và công nghệ phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chƣa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý tỉnh hà tĩnhcác nâng cao lợi nhuận tại công ty công trình giao thông (Trang 49 - 55)