Khoá luận tốt nghiệp Cao Thu Thuỳ pháp ít phổ biến hơn như: Phương pháp nghiên cứu di truyền học quần thể,

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III di truyền học quần thể chương IV ứng dụng di truyền học chương v di truyền học người (Trang 39 - 41)

phương pháp di truyền học phân tử.

Bài 27 Những nội dung đựoc trình bày trong SGK cơ bản phù hợp về mặt logic. Khi dạy giáo viên nên tuân theo logic này.

II. Các thành phần kiến thức.

1. Các thành phần kiến thức:

1.1. Những khó khăn, thuận lợi trong nghiên cứu di truyền người. a. Những khó khăn trong nghiên cứu di truyền người

- Chín sinh dục muộn. Số lượng con ít - Khoảng cách giữa các thế hệ dài

- Không áp dụng phương pháp lai và gây đột biến như ở các sinh vật khác.

b. Những thuận lợi trong nghiên cứu di truyền người.

- Những đặc điểm sinh lí và hình thái ở người đã được nghiên cứu toàn diện

1.2. Các phương pháp nghiên cứu di truyền người a. Phương pháp nghiên cứu phả hệ

* Mục đích: Nhằm xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính, di truyền theo những quy luật di truyền nào.

* Nội dung: Nghiên cứu di truyền của một số tính trạng nhất định trên những người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ.

* Kết quả nghiên cứu được:

Gen quy định tính trạng mắt nâu trội so với mắt đen Gen quy định tính trạng dạng tóc là hiện tượng đa gen

Gen quy định tính trạng mầu da là do tác động cộng gộp của các gen Gen quy định tính trạng bệnh mù mầu đỏ, mầu lục, máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quyết định.

Khoá luận tốt nghiệp Cao Thu Thuỳ

b. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh:

* Mục đích: Xác định tính trạng do gen quy định hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống.

* Nội dung: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của cùng một tính trạng ở các trường hợp đồng sinh cùng trứng sống trong cùng một môi trường và khác môi trường.

* Kết quả:

- Tính trạng nhóm máu, bệnh máu khó đông hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu gen.

- Khối lượng cơ thể, chỉ số IQ phụ thuộc vào cả kiểu gen lẫn điều kiện môi trường.

c. Phương pháp nghiên cứu tế bào.

* Mục đích: Tìm ra khuyết tật về kiểu gen và các bệnh di truyền để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

* Nội dung: Quan sát so sánh cấu trúc hiển vi của bộ NST trong tế bào của những người mắc bệnh di truyền với bộ NST trong tế bào của những người bình thường.

* Kết quả: Phát hiện nguyên nhân một số bệnh di truyền.

d. Các phương pháp nghiên cứu khác.

* Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể: Dựa vào công thức Hacdy – vanbec xác định tần số các kiểu hình để tính tần số các kiểu gen trong quần thể liên quan đến bệnh di truyền, hậu quả của kết hôn gần cũng như nghiên cứu nguồn gốc các nhóm tộc người.

* Phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử: bằng phương pháp này người ta biết chính xác vị trí từng nucleotit trên phân tử ADN, xác định cấu trúc từng gen tương ứng của mỗi tính trạng nhất định.

e. Kết luận: Những nghiên cứu về đột biến ( ADN và NST) hoặc về hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung chương III di truyền học quần thể chương IV ứng dụng di truyền học chương v di truyền học người (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)