- Trứng đã mang nhân của cừu mẹ trắng được đưa vào tử cung của cừu mẹ đen cho mang thai.
- Cừu mẹ đen trực tiếp sinh ra cừu Dolly trắng biểu hiện các tính trạng của nhân tế bào nuôi bắt nguồn từ tuyến vú cừu mẹ cho nhân có mầu trắng.
- Tế bào trứng được kích thích bằng dòng điện hai lần: trước và sau khi bơm nhân vào.
Trang 234. Nhập môn công nghệ sinh học
Bài 25: Công nghệ gen I. Vị trí của bài trong chương
Bài học là bài tiếp theo của chương hay là một ứng dụng nữa của di truyền học. Bài học là sự vận dụng những kiến thức di truyền đã học để tác động vào cấu trúc vật chất di truyền ở mức độ phân tử, tế bào, cơ thể nhằm tạo ra nguồn biến dị có lợi. Kiến thức của bài này sẽ là cơ sở để nghiên cứu bài tiếp theo khi đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng của kĩ thuật di truyền vào từng đối tượng cụ thể.
II. Logic kiến thức
Bài 25. Nội dung đựoc trình bày theo logic sau:
Phần 1. Khái niệm: trong phần này có đề cập đến các khái niệm là công nghệ gen và kĩ thuật chuyển gen.
Phần 2. Cơ sở khoa học của kĩ thuật chuyển gen: Trong phần này trình bày đặc điểm các loại enzim, vector chuyển gen. Sau đó trình bầy quy trình ( kĩ thuật) chuyển gen.
Phần 3. Thành tựu ứng dụng kĩ thuật di truyền: Trong phần này trình bày những thành tựu nổi bật nhất trong ứng dụng kĩ thuật di truyền.
Nội dung bài 25 trình bày về cơ bản là hợp logic nên trong quá trình dạy giáo viên nên tuân theo logic này đồng thời phải có sự bổ sung một số kiến thức có liên quan giúp học sinh hiểu bài sâu hơn.
Khoá luận tốt nghiệp Cao Thu Thuỳ
1. Thành phần kiến thức. 1.1. Khái niệm
- Công nghệ gen: Là thao tác trên vật liệu di truyền để điều chỉnh, sửa chữa, tạo ra gen mới, từ đó có thể tạo ra cơ thể mới với đặc điểm mới.
- Kĩ thuật di truyền: Là kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận.
1.2. Cơ sở khoa học của kĩ thuật chuyển gen. 1.2.1. Enzim cắt ( Restrictaza), enzim nối ( Ligaza).
- Enzim cắt (Enzim giới hạn) cắt hai mạch đơn của phân tử ADN ở những vị trí nucleotit xác định tạo ra các đầu dính.
- Enzim nối (Enzim Ligaza) enzim xúc tác cho phản ứng nối tạo liên kết photphodieste giữa hai nucleotit liên tiếp.
1.2.2. Vector chuyển gen
- Khái niệm: Là phân tử ADN có khả năng tự sao chép, tồn tại độc lập trong tế bào và mang được gen cần chuyển.
- Các loại vector chuyển gen
+ Plasmit: Nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, mang ADN mạch vòng, kép.
+ Phago: Là virut của vi khuẩn.
1.1.3. Quy trình chuyển gen.
* Các khâu của kĩ thuật chuyển gen
- Khâu 1: Tách ADN từ NST của tế bào cho và tách phân tử ADN (Plasmit) dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.
- Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp: ADN của tế bào cho và ADN làm thể truyền được cắt ở những vị trí xác định nhờ các restrictaza chuyên biệt, gắn đoạn ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền nhờ ligaza.
- Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép thể hiện.