Sự chuyên nghiệp hóa trong hoạt động kinhdoanh bán lẻ

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng kênh phân phối của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 81)

IV- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DƯNG KÊNH PHÂN PHÔI CỦA C Á C DOANH NGHIỆP B Á N L Ẻ VIỆT NAM

ì Dự BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIÊU KIỆN HỘI NHẬP

2.5. Sự chuyên nghiệp hóa trong hoạt động kinhdoanh bán lẻ

Sự chuyên nghiệp này thể hiện ờ việc phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ thống sản xuất kinh doanh trên thị trường bán lẻ. Giống như tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển, ờ Việt Nam sẽ vẫn tồn tại chợ truyền thống và cửa hiệu tạp hóa, song số lượng sẽ ít đi, quy m ô giảm dần. Với sự tham gia của các tập đoàn bán lè lớn trên thế giới với hàng chục năm kinh nghiệm trong kinh doanh bán lẻ, hoạt động bán lẻ tại nước ta sẽ thực sự trờ thành một "ngành công nghiệp" đúng nghĩa. Dần đần, trong hoạt động kinh doanh bán lẻ sẽ mất đi tình trạng: nhà sản xuất tự lo hệ thống phân phối, bán lẻ, thay vào đó, giữa nhà sản xuất

và nhà phân phối bán lè sẽ có mối quan hệ mang tính hợp tác. Đây là cách thức hiệu quả nhất tạo nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh cho ngành bán lẻ Việt Nam.

2.6. Quá trình tích tụ và tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các nhà phân phối trong nước tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân

hàng đế tăng cường sức cạnh tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thương hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dch, máy A TM tại các siêu th, chợ...)

Một số nhà phân phối có tiềm lực sẽ mờ rộng hoạt động phân phối ra nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngoài hoặc thông qua các trung tàm giới thiệu sản phẩm, trang tâm thương mại của Việt Nam ọ nước ngoài. Lực lượng người Việt Nam kinh doanh ọ Nga và các nước Đông Âu cũng sẽ trọ thành những mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối hàng "made in Viet Nam" nhưng mang thương hiệu quốc tế thay v i hàng Trung Quốc như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp, các hộ nông dân, ngư dân, các làng nghề truyền thống do không đủ khả năng xây dựng hệ thống phân phối riêng sẽ tìm cách vươn ra thị trường thế giới bằng hình thức giao dịch điện tử.

Xem xét những xu hướng trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước nhà, ngành bán lè Việt Nam cũng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để có thể đáp ứng ngày một tốt hơn những đòi hòi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng phát triển thì thách thức đối với các nhà bán lẻ Việt Nam cũng không hề nhỏ, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà bán lẻ trong và ngoài nước, giữa phát triển thị trường bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại với những hạn chế về hạ tầng dịch vụ thương mại, dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ thanh toán và hàng loạt những vấn đề đặt ra như vai trò của doanh nghiệp bán lẻ trong xây dựng và phát triển thị trường nội địa. Điều này đòi hỏi Chính phù cần có chinh sách hỗ trợ để thúc đẩy ngành công nghiệp bán lè Việt Nam phát triển trong những năm tới đồng thời cũng đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần có giãi pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cùa mình để có thể đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

3. Hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ trong điều kiện hội nhập Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước do còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý và tài chính nên có nhiều lo lẳng khi tính gay gắt trong cạnh tranh ngày càng tác động đến doanh nghiệp.

Theo cam két khi gia nhập WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài sự đối xử bình đẳng như các nhà cung cấp dịch vụ phân phối Việt Nam. Bốn loại hình phân phối theo phân loại của WTO m à chúng ta cam kết là: bán lẻ, bán buôn, đại lý hoa hứng và nhượng quyền thương mại. Theo đó, từ 1-1-2008 Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế

mức góp vốn từ phía nước ngoài. Từ 1-1-2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cùng với quy địnhvề mức đầu tư vốn thì cam kết đã quy định cụ thể với từng mặt hàng. Có thể nói, các doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với những khó khăn không dễ gì khắc phục .

Trong tình trạng quy m ô manh mún, hoạt động rời rạc, các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam đang cần sự đầu tư lớn về hệ thống cơ sờ vật chất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn về vị trí kinh doanh. Nhiều vị trí đẹp, ờ trung tâm đô thị lớn đều rơi vào tay các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng nước ngoài. Việc bán lẻ hàng tiêu dùng cần có dân cư với mức sống phù hợp để xây dựng siêu thị có quy mô, nhưng khó tiếp cận được vị trí đẹp nên các doanh nghiệp trong nước lại tiếp tục phát triển một tập hợp những cửa hàng nhỏ lè. Thêm vào đó, tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam rất thấp. Nguứn nhân lực hầu như chưa qua đào tạo chuyên ngành. Trong bán hàng, hiện có 2/3 số doanh nghiệp chưa sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Việc quàn lý đầu vào đầu ra của hàng hóa, việc quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp chưa được chú trọng. Hem bao giờ hết, các doanh nghiệp trong nước cần bắt tay liên kết nâng cao sức mạnh của minh nhưng vấn đề này hiện còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng kênh phân phối của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 81)