CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM ì - H Ệ T H Ố N G K Ê N H P H Â N P H Ố I B Á N L Ẻ C Ủ A V I Ệ T N A M
Hiện nay ờ nước ta đang tồn tại hai hệ thống kênh phân phối đó là: Hệ thống kênh phân phối bán lẻ truyền thống và hệ thống kênh phân phối bán lẻ hiện đại.
Bảng 3 : So sánh kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại
Tiêu chí Kênh phân phối truyền thống Kênh phân phối hiện đại Phân bố Phân bố rộng, ờ khắp mọi nơi,
đặc biệt là ờ các vùng nông thôn.
Chủ yếu tập trung ờ các đô thị, thành phố lớn.
Giá cả Hợp lý theo cung - cầu, do sả thỏa thuận của 2 bên mua - bán.
Giá được niêm yết, thường cao hơn giá ờ chợ; người mua không được mặc cà.
Đặc điểm của hàng hóa
Đôi khi hàng hóa không rõ nguồn gốc, phân tán, thời vụ.
Vệ sinh không đảm bào, ô nhiễm môi trường.
Hàng hóa tập trung, có nguồn gốc rõ ràng
Chất lượng đảm bảo
Phương thức kinh doanh
Chù yếu là chuyên doanh, kinh doanh cá thể.
Phương thức kinh doanh hiện đại, có tổ chức quàn lý.
Ưu thế Là nơi mua bán theo thói quen từ lâu của dần cư
Mua hàng thuận lợi, nhanh chóng, nhất là hàng tươi sống
Đáp ứng được xu hướng tiêu dùng hiện đại cùa người dân.
Thỏa mãn cà nhu cầu giãi trí, thư giãn với các hình thức dịch vụ đi kèm, các chương trình khuyến mại thu hút khách hàng.
1. Kênh phân phối t r u y ề n thống
Kênh phân phối bán lè truyền thống bao gồm các chợ, các tiệm tạp hoa, các điểm bán gia đình, các đại lý, các cửa hàng của các doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay, kênh phân phối truyền thống vẫn thu hút phần lớn người dân Việt Nam do thói quen mua sắm của người Việt. Hệ thống chợ truyền thông được hình thành và trải khắp nơi, từ các chợ đầu mối bán buôn đến các chợ cóc, chợ tạm, đáp ởng được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và gần như ngay lập tởc của người dân. Do vậy, đối với người dân, chợ trở thành nơi mua sắm truyền thống khó có thể thay đổi.
2. Kênh phân phổi hiện đại
Bên cạnh kênh phân phối truyền thống đã tồn tại từ lâu, những năm gần đây, ở nước ta cũng bắt đầu phát triển những kênh phân phối mới được gọi chung là kênh phân phối hiện đại. Kênh phân phối này bao gồm các cửa hàng tiện ích, siêu thị và đại siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng trực tuyến (bán hàng trực tiếp qua mạng).
• Cửa hàng tiện ích (cửa hàng thuận tiện - Convenience Store)
Cửa hàng tiện ích là một cửa hàng nhỏ ờ địa phương bán chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mờ cửa khuya hoặc suốt 24 giờ, viết tắt là c-store. Cửa hàng tiện ích còn được hiểu là các cửa hàng bán lẻ nằm ờ gần hoặc ngay trong khu vực dân cư. Các cửa hàng này kinh doanh chủ yếu các nhóm hàng thực phẩm công nghệ, tạp phẩm.
Đặc điểm cùa các cửa hàng này là có mởc giá thường cao hơn một chút so với mởc giá ở các chợ, cửa hàng tổng hợp hay siêu thị. Các cửa hàng tiện ích ngoài ưu điểm gần các khu dần cư, còn có thời gian mở cửa dài rất thuận tiên cho mua sắm, đáp ởng nhu cầu của khách hàng bất cở lúc nào. Ở nhiều nước phát triển, các cửa hàng này không chì kinh doanh các loại hàng hóa đơn thuần mà còn mở rộng ra các dịch vụ khác, như : cắt tóc, gội đầu, rửa xe, thởc ăn nhanh, xăng dầu... (Vi dụ như chuỗi cửa hàng 7-Eleven của Thái Lan phổ biến ờ nhiều nước hiện nay.)
• Siêu thị (Supermarkel)
Các nước khác nhau có nhiều cách định nghĩa về "Siêu thị" khác nhau. Theo Quy chế kinh doanh siêu thị cùa Bộ Thương mại (Quyết đinh 1371/2004/QĐ-BTM ban hành ngày 24/9/2004) thì định nghĩa : "Siêu thị" là loại cửa hàng hiện đại, kinh doanh tong hợp hoặc chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tể chức kinh doanh, có phương thức phục vụ văn minh thuận tiện nham thoa mãn nhu cu mua sắm hàng hóa của khách hàng.
Theo Quyết định 1371 (ngày 24-9-2004) của Bộ Thương mại, siêu thị được phân ra làm 3 hạng gồm: Siêu thị hạng Ì phải có diện tích tối thiểu là 5.000 m2
và có 20.000 chủng loại hàng hóa trở lên; Siêu thị hạng 2 có diện tích từ 2.000 m2 và
10.000 chủng loại hàng hóa trở lên; Siêu thị hạng 3 có diện tích tối thiểu 500 m2 và 4000 chủng loại hàng hóa trở lên.
Sự ra đời của siêu thị được coi là cuộc cách mạng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ vì chính siêu thị sáng tạo ra phương thửc tự phục vụ và nghệ thuật trưng bày hàng hóa.
• Đại siêu thị (Hypermarket)
Đại siêu thị là cửa hàng thương mại bán lẻ khối lượng lớn tại một địa điểm, dựa trên nguyên tắc bán hàng tự phục vụ và có quy m ô lớn hem nhiều so với siêu thị, thường nằm ờ ngoại ô các thành phố lớn, có bãi xe rộng.
Đại siêu thị thường ở các vị tri xa trung tâm hoặc đóng vai trò là cửa hàng trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm.
• Trung tâm thương mại (Commercial Center)
Trung tâm thương mại thực chất là một cửa hàng lớn, với diện tích bán hàng thông thường từ 10.000m2 trở lên, bán chủ yếu là các loại hàng hoa phi thực phẩm và có ít nhất là 5 nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực khác nhau, thông thường là ở các tầng khác nhau.
Theo Quyết định 1371 (ngày 24-9-2004) của Bộ Thương mại, các trung tâm
thương mại chia thành 3 hạng: Các Trung tâm thương mại hạng Ì phải có diện tích từ 50.000 m2 trờ lên; hạng 2 là 30.000 m2 và hạng 3 là 10.000 m2. Ngoài ra, Q Đ 1371 còn nêu rõ Trung tâm thương mại phải có đủ tiêu chuẩn như: nơi để xe, khu vệ sinh, các dịch vụ đi kèm...
Mặc dù mới xuất hiện nhưng kênh phân phối hiện đại cũng đã có những
bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian gổn đây. Nếu như năm 1995, theo thống kê của Bộ Công thương, cà nước chì có l ũ siêu thị, 2 trung tâm thương mại thì đến
năm 2005, cà nước đã có khoảng 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và gổn Ì .000 cửa hàng tiện ích họat động tại 30/64 tinh thành; đến tháng 4/2008, các con số này đã tăng gấp đôi và dụ kiến đến 2010 sẽ có khoảng 700- 750 siêu thị, 150 trung tâm thương mại qui m ô lớn và hàng chục ngàn cửa hàng tiện ích.
Theo thống kê cùa Tổng cục thống kê thì 9.000 chợ và hơn 300.000 cửa hàng bán lẻ vẫn là nơi mua sắm chính của 85,2 triệu người dân Việt Nam (năm 2008). Kênh phân phối hiện đại mới chiếm khoảng 1 0 % thị phổn, tuy nhiên trong vòng 5
năm tới, con số này ít nhất sẽ tăng gấp đôi bởi các nhà đổu tư quốc tế và nội địa bắt
đổu nhìn thấy tiềm nàng của thương mại hiện đại ở Việt Nam.
Biểu đồ 1: C ơ cấu hệ thống kênh phân phối bán lẻ cùa Việt Nam theo thị phổn
(năm 2008)
10%
90%
(Nguồn: Tong cục thống kê, năm 2008)