Che nắng, mưa cho cây

Một phần của tài liệu giáo trình nhân giống cây hồi (Trang 53 - 60)

5. Chăm sóc luống gieo, cấy

5.1. Che nắng, mưa cho cây

Luống gieo, cấy cần được che mưa và tránh ánh nắng trực tiếp. Do vậy, luống gieo, cấy phải làm giàn che nhằm giảm nhiệt độ mặt đất và điều chỉnh ánh sáng thích hợp cho cây;

- Làm giàn che cố định cho luống gieo cấy: cao 1,6 – 1,8m, giai đoạn đầu che gần như hoàn toàn khoảng 90% ánh sáng.

- Sau khi gieo hạt 1 – 2 tuần hạt nẩy mầm dỡ bỏ dần vật che phủ còn 80% ánh sáng

- Khi cây ra lá thật (đôi lá thứ 2) giảm vật che phủ còn 60 – 70% ánh sáng - Năm thứ 2 giảm vật che phủ còn 30 – 40% ánh sáng và giảm dần vật che phủ cho đến lúc cây đủ tiêu chuẩn đem trồng

* Chú ý:

- Giàn che được duy trì và dỡ bỏ dần vật che phủ cho phù hợp - Vật liệu làm giàn che:

+ Giàn khung: dùng cọt tre, cây gỗ nhỏ ....đường kính khoảng 1,5cm + Vật che phủ: có tán che, không dụng lá như ràng ràng hoặc vật liệu nhẹ...cành lá khô ghép lại, tre nứa đan thành phên hoặc lưới nilon đen để che nắng;

Hình 2.3.57. Khung làm giàn và vật che phủ 5.2. Tưới nước

Cây con ở vườn ươm rất cần nước vì cây còn nhỏ bộ rễ chưa phát triển mạnh chủ yếu sử dụng độ ẩm trên tầng đất mặt nên phải thường xuyên tưới nước cho cây;

- Luống mới gieo hạt, luống cây mầm mới mọc tưới 1 lần/ngày, liều lượng 4 lít/m2, tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát.

- Luống cây đã lớn 2 – 3 ngày tưới 1 lần, liều lượng 5lít/m2/lần, tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát.

* Chú ý:

+ Tùy theo thời tiết mà điều chỉnh số ngày tưới cho phù hợp + Tưới nước kết hợp làm cỏ, phá váng mỗi tháng 1 lần.

Hính 2.3.57. Tưới nước bằng thùng hoa sen 5.3. Làm cỏ, phá váng

- Làm cỏ trên luống bầu

+ Người ngồi ở rãnh luống bầu, dùng tay nhổ cỏ, kết hợp que cấy xới nhẹ cho bật được rễ cỏ

+ Nếu cỏ quá lớn, một tay nhổ cỏ đồng thời tay kia giữ chặt đất mặt bầu không cho kéo theo cây con

+ Dùng que cấy xới phá váng xung quanh gốc cây, độ sâu từ 1 – 2cm tránh làm tổn thương đến cây

+ Vệ sinh xung quanh

+ Tưới nước cho cây sau khi làm cỏ - Làm cỏ trên nền đất

Các bước tiến hành như trên luống bầu. Khi xới đất dùng bay hoặc cuốc nhỏ

* Chú ý:

+ Tưới nước đủ ẩm trước khi làm cỏ từ 1 – 2 giờ

+ Làm từ giữa luống dịch về phía lòng mình cho hết luống + Làm cỏ, phá váng 1lần/tháng

+ Làm cỏ lúc trời râm mát, đất đủ ẩm. Làm xong vệ sinh sạch sẽ, tưới nước cho cây

Hính 2.3.59. Làm cỏ, phá váng và tưới nước

5.4. Bón phân

- Bón lót: bón trước khi gieo ươm hoặc cấy cây

+ Bón rải đều trên luống: dùng phân hữu cơ , phân xanh đã ủ hoai mục đập nhỏ, sàng rải đều trên mặt luống với lượng bón từ 5 – 6kg/1m2

+ Bón theo hàng: tạo rạch rộng 15 – 20cm, sâu 10 – 15cm. Rải phân hữu cơ, phân xanh hoai mục vào rạch, lượng bón 3 – 4kg/m2

+ Bón vào bầu: trộn đều phân với đất tạo thành hỗn hợp ruột bầu - Bón thúc:

Quá trình chăm sóc tùy theo mức độ sinh trưởng của cây mà bón thêm phân thúc đẩy cây sinh trưởng tốt hơn.

+ Trong 2 tháng đầu không cần tưới phân gì

+ Đến tháng thứ 3 trở đi tưới chăm sóc bằng phân NPK khoảng 20 ngày/lần, nồng độ 1% tưới với lượng 1lít/4m2 hoặc phân hữu cơ hoai mục, sàng nhỏ bón cho cây, liều lượng 2 – 3kg/m2

+ Bón thúc 4 lần vào các tháng 5÷6 và 8÷9 phân bón thúc gồm 1 phần đạm + 3 phần supelân, hòa tan trong nước theo tỉ lệ 1-2%, liều lượng tưới từ 2÷4 lít/m2.

* Chú ý:

+ Từ tháng thứ 3 trở đi rắc tro bếp để chăm sóc cho cây con rất tốt khoảng 2 tháng 1 lần

+ Bón phân xong tưới nước lã rửa lá

5.5. Hãm cây

5.5.1. Mục đích

Là biện pháp hạn chế phát triển của cây con trong vườn ươm, làm cho cây cứng cáp và có khả năng quen với điều kiện tự nhiên trước khi đem trồng, dễ thích nghi với điều kiện đất trồng rừng, đảm bảo tỷ lệ sống cao.

5.5.2. Thời điểm hãm cây

Trước khi cây xuất vườn đem đi trồng rừng từ nửa tháng đến 1 tháng

5.5.3. Biện pháp

- Hạn chế tưới nước và bón phân: trước khi xuất cây nên hạn chế tưới nước, bón phân tiến tới ngừng hẳn tạo cho cây cứng cáp, ngọn đanh, quen với điều kiện môi trường tự nhiên.

- Đảo bầu, cắt rễ, phân cấp cây con

+ Trong quá trình sinh trưởng, luống cây có hiện tượng phân hóa cây cao, thấp, lớn, nhỏ do đó chúng ta cần chuyển bầu phân loại cây để tập trung những cây có cùng cấp chiều cao vào một khu để tiện cho quá trình chăm sóc, xuất cây đem đi trồng.

+ Khi chuyển bầu, nếu rễ cây đã mọc dài xuyên qua đáy bầu phải cắt bỏ rễ. Dùng kéo sắc cắt. Sau khi cắt rễ cần che bóng và tưới nước cho cây đủ ẩm đến khi cây phục hồi thì bỏ che

Hính 2.3.63. Xén bớt rễ

Một phần của tài liệu giáo trình nhân giống cây hồi (Trang 53 - 60)

w