7. Ghép hồi (áp dụng phương pháp ghép nêm)
7.7. Thao tác ghép
7.7.1. Cắt cành trên cây mẹ
- Chọn cây mẹ lấy cành ghép: chọn cây mẹ (cây ưu trội) sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe, không sâu bệnh, năng suất cao và ổn định trong nhiều năm, chất lượng tinh dầu cao, có tuổi sinh trưởng từ 30 – 40 năm.
- Chọn cành lấy mắt ghép:
+ Chọn cành bánh tẻ, giữa tán, nhận nhiều ánh sáng + Cành có cuống lá mập, thưa, mầm mẩy
+ Tuổi cành từ 5 – 6 tháng
+ Đường kính chỗ cắt từ 0,5 – 0,7cm 7.7.2. Bảo quản cành lấy mắt ghép
Sau khi cắt cành ra khỏi cây mẹ phải cắt bỏ hết lá để lại cuống dài 1 – 1,5cm cm rồi bảo quản như sau :
- Cho vào rổ bảo quản bằng vải sạch ẩm, để nơi râm mát. - Cho vào hộp xốp có nắp đậy, để nơi râm mát.
- Bảo quản trong bẹ chuối tươi
Thường cắt cành ghép từ chiều hôm trước để ghép vào sáng hôm sau. Nếu vận chuyển cành ghép đi xa không để quá 3 ngày.
Hình 2.4.19. Cành ghép
7.7.3. Cắt cành ghép
Bước 1. Cắt các cuống lá cành ghép
- Tay không thuận cầm cành ghép quay ngọn ra ngoài, tay thuận cầm dao cắt cuống lá của đoạn cành ghép.
- Không cắt bỏ hoàn toàn gốc cuống lá mà để lại một phần (từ 1 – 2 mm) để mầm ngủ không bị khô.
Hình 2.4.20. Cắt cuống lá cành ghép Bước 2. Cắt đoạn cành ghép
- Tay thuận cầm dao, tay còn lại cầm cành ghép quay gốc cành ra ngoài + Vết cắt thứ nhất: bắt đầu từ vị trí cách mắt đầu tiên 1mm, yêu cầu cắt vát gốc cành ghép. Vết cắt dài bằng 1,5 - 2 lần đường kính của cành ghép, cắt chéo góc khoảng 30 - 450, yêu cầu mặt cắt phẳng, nhẵn.
+ Vết cắt thứ 2: quay mặt lưng của cành ghép để cắt, cắt vát lưng cành ghép, vết cắt dài bằng chiều dài của mặt trước cành ghép.
* Chú ý:
+ Tay cầm dao thoải mái nhưng chắc chắn
+ Trường hợp cắt vát hai mặt giống nhau gọi là nêm thẳng
Hình 2.4.21. Cắt gốc cành ghép
Hình 2.4.22. Gốc cành ghép hình nêm
- Cắt ngọn của cành ghép: lấy ngón tay của tay không thuận (tay cầm cành ghép) làm điểm tỳ cùng với ngón cái giữ chặt cành ghép, các ngón khác giúp cố định cành ghép để cắt ngọn. Dùng lực cắt dứt khoát không dập xước, cắt bằng (không để đầu nhọn làm thủng nilon).
- Mỗi đoạn cành ghép thường để từ 2 -3 mắt.
Bước 3: Tạo gốc ghép
- Dùng kéo cắt cành (dao ghép) sắc cắt ngọn của gốc ghép. Khi cắt nên để lại 2 – 3 lá, chiều cao gốc ghép từ 15 – 20cm (mặt cắt gốc ghép phải phẳng, nhẵn).
Hình 2.4.23. Cắt ngọn gốc ghép
- Chẻ gốc ghép:
+ Dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay không thuận giữ chặt cây, nếu ở xa thì đồng thời kéo về phía lòng mình, ngón tay cái đè lên sống dao;
+ Ngón tay trỏ của tay thuận giữ thân cây làm cữ;
+ Dùng lực của ngón cái không thuận ấn để chẻ gốc ghép; + Chẻ gốc ghép: mặt chẻ phẳng, không gợn sóng.
Hình 2.4.24. Chẻ gốc ghép
7.7.5. Áp cành ghép vào gốc ghép
Đặt vết cắt của cành ghép vào vết chẻ của gốc ghép sao cho: - Tượng tầng của cành và gốc ghép trùng khít (cả hai bên).
- Nếu đường kính của cành ghép và gốc ghép không bằng nhau (cùng cỡ đương kính) thì áp cành và gốc ghép sao cho tưọng tầng trùng khít một bên.
Hình 2.4.26. Trùng khít một bên
7.7.6. Buộc vết ghép
- Thường dùng dây nilon tự hoại dầy 0,005mm, dài 30cm để buộc.
- Thực hiện: mở rộng dây nilon áp sát vết ghép bằng ngón trỏ và ngón giữa (ngón đeo nhẫn) của tay không thuận, đầu ngón cái và ngón trỏ cầm chặt vết ghép bên ngoài dây nilon. Tay thuận cầm đầu dây để buộc vết ghép (khoảng 1/3 chiều dài dây nilon). 2/3 dây nilon còn lại quấn cành ghép, ngón trỏ và ngón cái của tay không thuận dàn dây nilon.
- Buộc dây nilon theo kiểu lợp mái nhà
- Trên đầu cành ghép buộc kín và quấn 2 vòng dây, ở các mắt của cành ghép chỉ quấn 1 vòng để khi mắt nảy chồi dễ đâm thủng nilon và bật chồi lên.
Hình 2.4.28. Cố định cành và gốc ghép
* Chú ý:
Khi thao tác ghép cần đảm bảo 4 yêu cầu sau:
- Nhanh : Từ khi cắt gốc ghép, chẻ gốc ghép đến quấn dây nilon không quá 60 phút (để nhựa cành mắt ghép, gốc ghép không bị oxi hóa).
- Chuẩn xác: chiều dài của vết cắt gốc cành ghép và chiều dài vết chẻ gốc ghép bằng nhau, tượng tầng của cành và gốc ghép trùng khít nhau ít nhất một bên khi áp vết ghép.
- Vết cắt phẳng, nhẵn : vết cắt gốc cành ghép và vết chẻ của gốc ghép phải phẳng.
- Chặt, khít: Khi buộc (quấn) cành và gốc ghép phải chặt, kín để cố định vết ghép và tránh thoát hơi nước.