7. Ghép hồi (áp dụng phương pháp ghép nêm)
7.7. Chăm sóc cây sau khi ghép
Sau khi ghép xong thường xuyên kiểm tra, theo dõi nếu có kiến, sâu bệnh phá hoại thì diệt trừ ngay;
Hình 2.4.29. Luống cây ghép
7.7.1. Dây nilon
Giữ cho dây nilon không bị thủng từ 7 – 10 ngày đầu sau ghép. Dây nilon bị thủng do :
- Kiến đục: Phòng chống kiến bằng cách dùng bình xịt, thuốc Basudin hòa với nước (pha phun theo hướng dẫn cách sử dụng in trên bao bì).
- Đầu cành ghép còn cạnh nhọn do khi cắt (đầu cành cắt bằng). 7.7.2. Tỉa bỏ mầm của gốc ghép
Sau khi ghép 7 – 10 ngày thấy mầm của cành bắt đầu đâm chồi thì ngắt bỏ toàn bộ chồi của gốc ghép.
7.7.3. Tưới nước
- Sau khi ghép 3 – 5 ngày mới được tưới nước cho cây (tưới nhẹ).
- Dùng bình phun hoặc hệ thống tưới phun bán tự động phun mưa để không ảnh hưởng đến tổ hợp ghép (vị trí cành ghép và gốc ghép).
- Thường xuyên tưới nước đủ ẩm, tránh tưới quá nhiều (đọng nước đầu cành, làm cho cành ghép bị hỏng).
- Phải có hệ thống thoát nước tốt, tránh đọng nước vì khi đọng nước rễ cây hút nước nhiều sẽ đọng nước trong nilon buộc vết ghép, nếu gặp nhiệt độ cao cành ghép sẽ chết do bị úng nóng.
7.7.4. Làm cỏ
- Khi cành ghép cao khoảng 14 – 16cm tiến hành làm cỏ - Làm cỏ tránh làm tổn thương đến cành, chồi ghép
7.7.5. Bón phân
- Khi mầm của cành ghép chuyển sang dạng bánh tẻ thì tưới bổ sung phân NPK cho cây;
- Hòa 30g N (đạm) + 30g K (kali) + 120g P (lân) trong 12 lít nước tưới cho 1.000cây, sau đó tưới nước lã rửa lá;
- Hoặc dùng phân chuồng pha loãng tưới cho cây; 7.7.6. Phòng trừ sâu bệnh hại
Nếu lá non bị bệnh hoặc sâu (số lượng ít) cắt bỏ đem đốt, nhiều phun thuốc phòng trừ.
- Nếu lá xoăn hoặc có những chấm đen, nâu phun thuốc phòng nhện hay hoặc nấm bệnh (Anvil 0,2%; lưu huỳnh vôi (nhện)…).
- Sâu ăn lá, ăn ngọn, đục thân: phun thuốc phòng trừ sâu đúng loại sâu. - Bọ cánh cứng: dùng thuốc có mùi để xông hơi…;
Chăm sóc chu đáo đến khi cây đủ tiêu chuẩn đem trồng (cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn).