3. Chuẩn bị đất gieo ươm
3.2. Tạo luống gieo ươm
3.2.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: cuốc, bàn trang, cọc, dây - Hiện trường: đất đã cầy bừa
3.2.2. Làm đất
Đất được cày bừa kỹ loại bỏ cỏ dại trước khi gieo ươm từ 1 – 1,5 tháng. Trước khi gieo hạt từ 10 – 15 ngày đất cần được xử lý tiêu diệt nấm và sâu bệnh sẵn có ở trong đất, thuốc để xử lý đất có thể dùng PCNP (Pentachorontri ben zen) với liều lượng 5 – 6 gam/m2 hoặc có thể dùng 75% PCNP + 25% Xerezan.
* Chú ý:
+ Trong khi làm đất phải loại sạch cỏ dại, đặc biệt là cỏ gấu, cỏ tranh và cỏ mần trầu chúng ta nhặt kỹ và thu gom đem đốt.
+ Thời gian hạt đem gieo thành cây mạ khoảng 2 – 3 tháng nên hạt nằm trong đất gieo lâu rất dễ bị hay bị nấm bệnh. Vì vậy, việc phòng bệnh cho hạt là rất quan trọng. Luống trước khi gieo hạt phải được dải một lớp mỏng vôi bột và định kỳ phun thuốc trừ nấm bằng dung dịch Boocđô nồng độ 1%.
Hiện nay, loại luống nổi được áp dụng rất phổ biến vì luống nổi có bề mặt cao hơn rãnh luống, do đó thoát nước nhanh, tiện lợi cho việc chăm sóc. Có 2 loại luống nổi thường được sử dụng là luống nổi mặt phẳng và luống nổi có gờ. 3.2.3.1. Khái niệm luống nổi có gờ
Là loại luống mà mặt luống cao hơn mặt rãnh, xung quanh mép luống có gờ bao bọc
Hình 2.3.11. Luống nổi có gờ
3.2.3.2. Mục đích
- Giữ cho hạt không bị trôi dạt khi mưa to - Giữ ẩm trên luống
3.2.3.3. Kích thước
- Chân luống rộng 1,3m, mặt luống rộng 1,2m, - Dài 8÷10m, cao 12 – 15cm
- Rãnh luống rộng 40cm 3.2.3.4. Yêu cầu kỹ thuật
- Luống thẳng, mặt luống phẳng, đất trên mặt luống nhỏ (đường kính 2 ÷
5mm), sạch cỏ, không có sỏi đá.
- Gờ thẳng, phẳng, cao 3 ÷ 5cm, rộng 3 ÷ 5cm
- Má luống và mép gờ được đập chặt nghiêng một góc so với mặt luống 45 ÷ 500
3.2.4. Trình tự các bước lên luống nổi có gờ
Bước 1: Định hình luống
Căng dây, kéo cự định hình luống
Hình 2.3.12. Định hình luống
Bước 2: Tạo hình luống
Dùng cuốc bàn lấy hết 1/2 đất ở rãnh kéo lên mặt luống.
Bước 3: Tạo gờ luống
Dùng bàn trang gạt đất từ giữa luống ra rìa luống để tạo gờ
Hình 2.3.14. Tạo gờ luống
Bước 4: Đập má luống, mép gờ
Dùng mặt sau thân cuốc đập chặt má luống và mép gờ
Bước 5: San mặt luống
Dùng bàn trang kéo đất ở rìa luống vào giữa luống
Hình 2.3.16. San mặt luống 3.3. Tạo bầu gieo ươm
3.3.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: quang, xảo, cân, dây, cọc, cuốc, xẻng, xe rùa, bình phun, thùng ô roa.
- Nguyên vật liệu: vỏ bầu, đất tầng AB, phân hữu cơ đập sàng nhỏ, phân lân (P).
3.3.2. Làm đất ruột bầu
- Chọn đất ruột bầu: để gieo ươm ta nên lấy đất tầng A + B dưới tán rừng là phù hợp nhất;
- Khai thác đất đóng bầu: dùng cuốc loại bỏ đất trên bề mặt khoảng 10 – 20cm. Sau đó dùng cuốc, sà beng đào đất lên đập nhỏ sàng qua sàng lại qua sàng lưới thép có mắt rộng 0,5 – 1cm để sàng lấy đất nhỏ đóng bầu.
- Đất sàng được vận chuyển về vườn ươm để trong nhà có mái che (kho) hoặc để trên luống ngoài trời phải được che đậy khi mưa.
3.3.3. Thành phần hỗn hợp ruột bầu
- Đất màu: Thường sử dụng đất tầng AB dưới tán rừng, sàng lấy đất nhỏ. - Phân chuồng đã và phân xanh ủ hoai, sàng nhỏ
- Phân lân (P)
Ngoài các thành phần trên có thể trộn thêm trấu, mùn ràng ràng, mùn cưa... tuỳ từng điều kiện cụ thể
Hình 2.3.17. Thành phần ruột bầu
3.3.4. Công thức hỗn hợp bầu
Đối với gieo ươm hồi chúng ta áp dụng công thức hỗn hợp bầu ươm như sau: 70% đất rừng (tầng A + B) + 25% phân hữu cơ (phân chuồng và phân xanh hoai mục) + 5% phân vô cơ (supelân).
3.3.5. Trộn hỗn hợp ruột bầu
Các thành phần trong hỗn hợp ruột bầu phải trộn với nhau theo nguyên tắc: nguyên liệu nhiều đổ trước, nguyên liệu ít đổ sau thành hình chóp nón. Đảo đi đảo lại hỗn hợp 2 ÷ 3 lần cho đều, độ ẩm hỗn hợp 50 ÷ 60%
* Chú ý: khi đảo trộn hỗn hợp
+ Đảo xuôi chiều gió để hỗn hợp không bay vào người
+ Phải có đầy đủ bảo hộ lao động (quần áo, giầy, mũ, khẩu trang)
3.3.6. Các loại vỏ bầu
- Sử dụng tre, nứa đan thành vỏ bầu
Hình 2.3.19. Vỏ bầu bằng tre nứa
- Sử dụng ống nứa làm vỏ bầu
- Sử dụng rơm băm nhỏ trộn với đất làm thành vỏ bầu
Hình 2.3.21.Vỏ bầu bằng đất + rơm
- Sử dụng lá chít tạo vỏ bầu
- Vỏ bầu bằng nilon (Polyetylen)
Hình 2.3.23.Vỏ bầu Polyetylen
Trong các loại vỏ bầu đã kể ở trên thì vỏ bầu Polyetylen (P.E) đang được dùng phổ biến hiện nay; vỏ bầu sử dụng để đóng gieo ươm hồi thường có kích thước: đường kính 12cm, cao 16cm, túi bầu có đáy, có dập lỗ tròn xung quanh.
3.3.7. Trình tự các bước đóng bầu
3.3.7.1. San nền
Nền luống đặt bầu: bằng phẳng rộng 1,2cm, dài 8 – 10m hoặc theo chiều dài luống thực tế khi san nền; nền luống rắc vôi bột 0,1kg/m2 để chống giun, dế làm hỏng bầu.
Hình 2.3.25.Căng dây chia ô
3.3.7.2. Đóng bầu
Bước 1. Lấy và mở miệng túi bầu bằng tay không thuận
Bước 2. Dồn hỗn hợp vào bầu
1) Dồn hỗn hợp lần 1: đổ hỗn hợp vào 2/3 chiều cao bầu, nén chặt theo chiều thẳng đứng.
Hình 2.3.27. Nén hỗn hợp lần 1
2) Dồn hỗn hợp lần 2: đổ hỗn hợp đầy bầu, nén nhẹ tạo độ xốp trong bầu và đổ đầy san phẳng mặt bầu.
Bước 3. Xếp bầu vào luống
- Xếp so le hoặc thẳng hàng.
- Xếp từ giữa luống về phía người ngồi.
Hình 2.3.29. Xếp bầu vào luống
Bước 4. Áp đất tạo má luống
- Kéo đất ở rãnh áp vào luống bầu tạo má luống - Đập chặt má luống
* Chú ý:
+ Nền đóng bầu cần phải phẳng thuận tiện cho việc xếp bầu vào luống + Bầu đóng xong được xếp theo luống