Phương pháp ghép mắt

Một phần của tài liệu giáo trình nhân giống cây hồi (Trang 99 - 106)

6. Các phương pháp ghép

6.1. Phương pháp ghép mắt

Ghép mắt là phương pháp ghép đơn giản và rất phổ biến cho hầu hết các loại cây với ưu điểm dễ làm, dễ sống, hệ số nhân cao và ít bị nhiễm bệnh.

Mắt ghép là chồi non nhú trên nách lá. Cành lấy mắt ghép là những cành « bánh tẻ » đường kính gốc cành từ 6 – 10mm tùy mùa ghép và tùy theo giống loài. Mỗi cành có từ 6 – 8 mần ngủ ở các nách lá to. Chú ý chọn những cành ngoài bìa tán không có sâu bệnh.

Trong ghép mắt người ta chia ra một số kiểu ghép sau : 6.1.1. Ghép chữ T

Thường áp dụng cho những cây non, vỏ mỏng, gốc ghép phải đang lên nhựa mới thực hiện được.

- Gốc ghép : trên gốc ghép tính từ mặt đất trở lên khoảng 10 – 12cm rạch một đường dọc theo thân dài 2,5cm, trên đỉnh rạch một đường ngang dài 1cm vuông góc với vết rạch trước tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao mở nhẹ theo chiều dọc vết cắt.

- Cắt mắt : tay trái cầm cành lấy mắt, ngọn quay ra ngoài, tay phải dùng dao đặt vào vị trí định cắt, kéo lưỡi dao vào trong lòng mắt ghép dài 2,2cm (mầm nằm giữa). Sau đó tách rời lõi gỗ với phần vỏ (đối với họ cây có múi không được bóc lõi gỗ) mắt có kèm theo cuống lá, vết cắt ngọt tránh dập nát.

- Thao tác ghép : tay trái dùng mũi dao nâng nhẹ, tay phải cầm cuống lá gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở, đẩy nhẹ cuống lá xuống, dùng dây nilon buộc chặt kín vết ghép.

Tùy theo mùa vụ và giống loài cây mà sau ghép 15 – 20 ngày có thể mở dây buộc, kiểm tra sức sống của mắt ghép. Nếu mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng đi là chắc sống. Từ 7 – 10 ngày sau khi mở dây buộc có thể cắt ngọn

gốc ghép.

Hình 2.4.9. Trình tự các bước ghép chữ T

* Chú ý :

- Khi trích dao vào gốc ghép cần cẩn thận, khéo léo tránh trạm vào lớp mạch gỗ sẽ làm cho cây bị tổn thương.

6.1.2. Ghép cửa sổ

Thường áp dụng đối với những loài cây rễ bóc vỏ.

- Gốc ghép : mở miệng gốc ghép, vị trí cách mặt đất từ 10 – 15cm, dùng dao rạch hai đường dọc thân cách nhau 1cm, sau đó cắt một đường ngang và dùng mũi dao mở mím một góc

- Cắt mắt : chọn mắt ghép ở dạng chồi ngủ, mập không sâu bệnh. Dùng dao bóc một miếng vỏ trên cành ghép có mắt ngủ ở giữa kích thước đúng bằng miệng (cửa sổ) ghép đã mở.

- Thao tác : dùng dao ghép mở (cửa sổ) trên thân gốc ghép, cách mặt đất từ 10 – 15cm. Nếu đất ẩm mở (cửa sổ) cao, đất khô cần ghép thấp hơn. Kích thước miệng ghép cửa sổ 1 x 2cm. Bóc một miếng vỏ trên cành ghép đã mở, đặt mắt

ghép vào cửa sổ đã mở của gốc ghép, đạy cửa sổ lại và quấn dây nilon buộc kín vết ghép theo kiểu lợp mái nhà tránh nước thấm vào vết ghép.

Trong vài ngày đầu không nên tưới nước vì có thể làm úng và hỏng mắt ghép. Sau ghép 15 – 20 ngày có thể mở dây buộc và cắt miếng vỏ đậy ngoài của gốc ghép, nếu có nhựa hàn kín, chứng tỏ việc ghép đã thành công. Cắt ngọn gốc ghép cách cửa sổ ghép 2cm và vát nghiêng một góc 450 về phía ngược chiều với mắt ghép. Ghép cửa sổ là một trong những phương pháp ghép có tỷ lệ sống cao nhất.

Phương pháp ghép trên người ta gọi là phương pháp cửa sổ lật, ngoài ra còn có một phương pháp cửa sổ khác gọi là cửa sổ mở được sử dụng nhiều trong cây ăn quả.

Hình 2.4.10. Trình tự ghép cửa sổ

6.1.3. Ghép mắt nhỏ có gỗ

Phương pháp này có thao tác rất đơn giản, ghép được ở nhiều thời vụ và với nhiều loài cây, cũng như tận dụng được mắt ghép. Nếu kỹ năng ghép thành thạo thì tỷ lệ sống khá cao và ít tốn thời gian.

- Gốc ghép : ở vị trí cách mặt đất 15cm, dùng dao cắt vát một lát hình lưới gà trên thân gốc ghép từ trên xuống dưới có độ dầy gỗ bằng 1/5 đường kính gốc ghép (nếu đường kính cành ghép nhỏ hơn gốc ghép thì lát cắt mỏng hơn), chiều dài mở miệng ghép 1,2cm.

Hình 2.4.11. Mở miệng gốc ghép

- Cắt mắt : chọn mắt ở dạng chồi ngủ hoặc bắt đầu nẩy mầm, mắt không bị tổn thương, sâu bệnh. Dùng dao cắt một lát tương tự như ở gốc ghép có cuống lá (cuống lá còn lại 1 – 2mm) và chồi ngủ, đặt nhanh vào vết ghép, buộc chặt và kín bằng dây nilon sau 18 – 20 ngày có thể mở dây buộc kiểm tra mắt và cắt ngọn cách vết ghép 1,5 – 2cm.

a b

a. Buộc hở mắt ghép b. Buộc kín mắt ghép

Hình 2.4.13. Buộc vết ghép

Hình 2.4.14 . Trình tự ghép mắt nhỏ có gỗ 6.2 Phương pháp ghép cành

Được sử dụng nhiều đối với những loài cây khó lấy mắt (vỏ mỏng, dòn, khó bóc) hoặc trong vụ đông nhiệt độ ẩm độ thấp cây vận chuyển nhựa kém

Giống như các phương pháp ghép khác khi gốc ghép đủ tiêu chuẩn ghép, tiến hành làm vệ sinh gốc ghép, cắt cành phụ, gai, làm cỏ, bón phân, tưới nước trước từ 8 – 10 ngày.

Có nhiều cách ghép cành tiến hành ghép khác nhau và thường sử dụng nhiều nhất là ghép nối ngọn, ghép nêm, ghép luồn vỏ và ghép áp.

6.2.1. Ghép nối ngọn

Ghép nối ngọn còn có tên gọi khác là ghép đoạn cành.

- Thực hiện : chọn cành ghép có 2 – 3 mầm ngủ cùng đường kính với gốc ghép, dùng dao sắc cắt vát một đoạn dài 1,5 – 2cm ở cả cành ghép và gốc ghép sao cho khi đặt chúng lên nhau phải chồng khít (tượng tầng phải tiếp xúc với nhau). Dùng nilon buộc chặt sau đó chụp lên tổ hợp ghép một túi nylon nhỏ và buộc lại ở dưới chỗ ghép 2cm để tránh sự mất nước của cành ghép (có thể cắt cành ghép và gốc ghép thành hình lưỡi gà hay yên ngựa để gài cho chắc).

- Sau khi ghép 30 – 35 ngày có thể mở dây buộc để kiểm tra, nếu cành nào chết tiến hành ghép lại ngay, chú ý tưới nước đủ ẩm cho vườn gốc ghép.

Hình 2.4.15. Cành ghép và gốc ghép hình yên ngựa

6.2.2. Ghép nêm

Thực hiện : dùng dao chẻ gốc ghép một đoạn 2cm, cành ghép cắt vát hai bên thành nêm và cắm vào gốc ghép sao cho lớp vỏ của cành ghép phải chồng khít lên lớp vỏ của gốc ghép (nếu cành nhỏ ta có thể ghép chẻ bên).

Hình 2.4.16. Trình tự ghép nêm

6.2.3. Ghép luồn vỏ (ghép dưới vỏ)

Thực hiện : sử dụng dao ghép rạch 1 đường dọc theo thân cây dài 2cm, dùng mũi dao tách nhẹ lớp vỏ về hai phía. Cành ghép được cắt vát như ghép nối ngọn sau đó được luồn vào dưới lớp vỏ của gốc ghép đảm bảo phần tượng tầng tiếp xúc nhau. Dùng dây nilon buộc chặt và túm bao cành ghép như ghép nêm.

Một phần của tài liệu giáo trình nhân giống cây hồi (Trang 99 - 106)

w