7. Pha chế và sử dụng một số loại thuốc
7.2. Thuốc Lưu huỳnh vô
7.2.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: xô, chậu, xoong, que khuấy, chai lọ
- Nguyên liệu: bột lưu huỳnh, vôi sống (vôi tôi), nước sạch
7.2.2. Đặc điểm, công dụng và tỷ lệ các nguyên liệu
- Đặc điểm: thuốc ở dạng dung dịch màu nâu đỏ trong, có mùi nặng, có tính kiềm.
- Công dụng: dùng để phun trừ bệnh gỉ sắt, đốm than, nhện đỏ gây bệnh cho cây
- Tỉ lệ các nguyên liệu như sau: + 1 lít nước sạch
+ 0,2 kg bột lưu huỳnh
+ 0,1 kg vôi sống hoặc 0,13 kg vôi tôi
7.2.3. Cách nấu lưu huỳnh - vôi
Trình tự các bước nấu thuốc lưu huỳnh – vôi
Bước 1: Lấy một phần nước hòa tan lưu huỳnh ở dạng đặc sền sệt
Hình 2.3.77 . Hòa tan lưu huỳnh
Bước 2. Lượng nước còn lại hòa tan vôi đem đun sôi
Bước 3: Đổ dung dịch lưu huỳnh vào dung dịch vôi đang đun sôi
Đổ dụng dịch lưu huỳnh vào hồ vôi, vừa đổ vừa khuấy đều và tiếp tục đun thêm 40 phút. Vừa đun vừa khuấy bổ sung lượng nước đã bị bay hơi và giảm nhỏ lửa khi sôi.
Hình 2.3.79. Đun dung dịnh lưu huỳnh – vôi
Bước 4. Gạn lấy nước trong
Hết thời gian đun bắc nồi thuốc ra khỏi bếp, khi nguội gạn lấy nước trong đựng trong chai để bảo quản.
* Chú ý:
Mỗi loại thuốc chỉ phòng, trừ được một số loài sâu hại hoặc một số loại bệnh hại nhất định vì vậy cần nắm được đặc tính, công dụng và nồng độ sử dụng của từng loại thuốc.