Phòng, trừ sâu bệnh trong vườn ươm

Một phần của tài liệu giáo trình nhân giống cây hồi (Trang 60 - 71)

Bài 3: Sản xuất cây giống hồi từ hạt

6. Phòng, trừ sâu bệnh trong vườn ươm

Nếu vệ sinh vườn ươm tốt thì có thể làm giảm nguy cơ sâu bệnh xâm nhập vào luống cây gieo ươm trong vườn hay lây lan từ khu này sang khu khác trong vườn. Cần lưu ý như sau:

- Chọn ví trí vườn ươm ở nơi phù hợp, không bị sâu bệnh hại đe dọa.

Không nên chọn đất đã qua canh tác nông nghiệp như trồng rau, trồng khoai tây vì rất rễ bị bệnh thối cổ rễ.

- Xử lý đất: tiêu độc, diệt trừ mầm mống sâu bệnh hại cho đất vườn ươm như:

+ Phơi ải đất

+ Dùng các loại hóa chất phun, rắc, trộn đều trong đất. Ví dụ: dùng chất Formaldehyde 38%, hòa 4 lít Formaldehyde trong 60 lít nước đem phun trên 15m2 đất, khoản 3 – 4 tuần trước khi gieo ươm vv...Để phòng ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên mặt luống ươm cây với liều lượng 1 lít/4m2, cách 2 tuần phun một lần.

- Không dùng nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm để tưới cây, không để nước chảy tràn lan trong khu vực vườn.

- Phát quang bụi rậm, cỏ dại xung quanh vườn ươm, ven các lối đi, xung quanh khu vực nhà kho chứa phân, dụng cụ, dự trữ đất...

- Khử sạch dụng cụ, vật liệu che phủ bằng nước vôi trong

- Xử lý cây chết: thu gom tất cả những cây con bị chết, bị bệnh ra khỏi vườn ươm rồi đốt.

6.1.2. Khử trùng cho hạt giống

Hạt giống trước khi gieo, ngoài việc phải kích thích cho hạt giống nẩy mầm, cần tiến hành tiêu trừ mầm mống sâu bệnh cho hạt. Có thể ngâm hạt vào các dung dịch sau:

- Dung dịch Formalin 0,15%, ngâm trong 15 – 30 phút. Sau đó vớt ra, rửa sạch nhiều lần bằng nước lã, hong khô rồi xử lý hạt nẩy mầm.

- Dung dịch Sunfat đồng 0,3 – 0,5% ngâm hạt trong 2 giờ.

- Thuốc tím 0,5%, ngâm hạt 2 giờ

- Chống chim, chuột, kiến ăn hạt bằng cách chộn hạt với chất Minium (Pb3O4) theo liều lượng 1kg hạt đã ngâm ướt trộn với 100g Minium.

6.2. Một số loại sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

Cây con trong vườn ươm thường bị phá hoại và ảnh hưởng bởi 3 yếu tố:

Sâu hại, dịch bệnh và chăm sóc không đúng kỹ thuật, tùy theo tính chất của từng yếu tố gây hại mà ta có từng biện pháp phòng trừ khác nhau:

6.2.1. Phòng trừ sâu hại

Sâu hại vườn ươm có nhiều loại, tính chất phá hoại của chúng có thể giống hoặc khác nhau. Ngay trong cùng một loại sâu, tùy giai đoạn sinh trưởng của nó mà tính chất phá hoại cũng thay đổi. Về đại cương có thể phân sâu hại vườn ươm như: sâu ăn rễ, ăn hạt, cắn đứt các bộ phận thân non sát mặt đất và mầm non; sâu ăn hại thân cành; sâu ăn hại lá.

6.2.1.1. Nhóm sâu bọ hung

Sâu trưởng thành xuất hiện vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4, ban ngày chui xuống đất, chập tối bay ra ăn lá. Sâu trưởng thành sống kéo dài đến 6 hoặc 7 tháng. Chúng đẻ trứng ở trong đất, nơi có cỏ hoai mục. Sâu non sống trong đất chuyên ăn rễ cây non. Mỗi năm có một thế hệ sâu non phát triển trong thời gian khoảng 9 tháng. Trưởng thành vũ hóa chui ra khỏi mặt đất tạo thành đàn đi ăn lúc hoàng hôn, thường sau cơn mưa của đầu mùa xuân và đầu mùa hè.

- Triệu chứng: rễ, lá, cây non bị cắn, phá hoại vào ban đêm - Tác hại: phá hoại rễ, lá và cây non

- Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang, vệ sịnh vườn ươm

+ Xử lý đất trước khi gieo ươm bằng thuốc bột Vibasu 10H, xới đất để diệt nhộng

+ Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành + Phun thuốc Folithion 0,1%

- Trừ:

+ Phun thuốc Folithion 0,1%... lên luống cây bị hại vào lúc 5 hoặc 6 giờ chiều.

Hính 2.3.65. Bọ hung nâu lớn

Hính 2.3.66. Bọ hung nâu nhỏ 6.2.1.2. Rệp nâu

Vào khoảng tháng 10, tháng 11, rệp cái có cánh từ các cây ký chủ dại bay tới vườn ươm. Ở đây rệp cái có cánh đẻ ra rệp con không có cánh. Những con rệp con này lớn lên liên tục sinh sản theo lối đơn tính nhiều thế hệ gây hại cho cây con. Một số rệp không cánh biến thành rệp có cánh và bay tới các cây khác, tiếp tục sinh sản và gây hại. Rệp thường phát triển nhiều trong tháng 1, tháng 2 (dương lịch) lúc độ ẩm không khí cao.

- Triệu chứng: rệp tập trung hút nhựa trên các chồi, búp non của cây con - Tác hại: chồi và búp non của cây sinh trưởng chậm và xuất hiện các bệnh hại lá khác gây hại cho cây

- Phòng:

+ Thường xuyên kiểm tra vườn ươm để kịp thời phát hiện tình hình phát sinh, phát triển của rệp và các loại thiên định để có chế độ phun thuốc phòng trừ thích hợp

+ Thiên địch của rệp là Bọ rùa (Bọ rùa 4 vạch, 6 vạch, 8 vạch) - Trừ:

+ Phun thuốc Actara 25WG, Trebon ...pha nồng độ 0,1 – 0,15% để phun 6.2.1.3. Sâu cuốn lá

Sâu non cuốn lá tạo thành tổ để ăn và sống trong đó, dần dần tổ sâu chuyển sang mầu nâu và có các vết sâu ăn trông xơ xác. Sâu non bò sang lá non mới và lặp lại quy trình cũ. Nhộng phát triển trong lá bị cuốn. Thời gian cho một vòng đời ngắn từ 3 đến 4 tuần. Trưởng thành chỉ sống được 3 đến 4 ngày.

- Triệu chứng: lá non, chồi và búp non bị cuốn tạo thành tổ, các vết sâu ăn trông xơ xác

- Tác hại: sâu ăn lá non, chồi non gây hại nặng cho cây con - Phòng:

+ Thường xuyên kiểm tra vườn ươm để kịp thời phát hiện tình hình phát sinh, phát triển của sâu

+ Thu lượm bao lá có sâu bên trong đem đốt hoặc giết - Trừ:

+ Phun thuốc Regent 800WG hoặc Karate 2,5EC 6.2.1.4. Sâu róm

Con cái đẻ khoảng 200 đến 215 quả trứng, sau 10 ngày trứng nở. Sâu non có 4 lần lột xác. Thời gian sâu non tuổi 1 khoảng 16 ngày, sâu non tuổi 2 khoảng 17 ngày, sâu tuổi 3 khoảng 16 ngày, sâu tuổi 4 khoảng 15 ngày và sâu tuổi 5 khoảng 20 ngày. Giai đoạn tiền nhộng kéo dài 3 – 5 ngày và giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 15 ngày. Vòng đời của sâu róm là khoảng 114 ngày ở nhiệt độ 250C. Trưởng thành sau khi vũ hóa tiến hành cặp đôi và đẻ trứng, thời gian đẻ trứng kéo dài 3 – 5 ngày.

- Triệu chứng: Sâu non ăn trụi toàn bộ lá cây

- Tác hại: lá cây bị trụi, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây - Phòng:

+ Thường xuyên kiểm tra vườn ươm để kịp thời phát hiện tình hình phát sinh, phát triển của sâu

+ Thu lượm trứng, nhộng đem đốt - Trừ:

+ Dùng biện pháp thủ công bắt giết sâu non + Phun thuốc Trebon, Sherpa hay Actara 6.2.1.5. Nhóm dế mèn

Dế dũi: phá hại cây vườn ươm từ tháng 4 đến tháng 10, mạnh nhất vào tháng 5 và tháng 6. Ban ngày chúng ẩn lấp dưới đất, ban đêm, cả dế non và dế trưởng thành thường cày những đường ngang dọc trên mặt luống để ăn rễ cây.

Dế mèn nâu lớn: phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 4. Ban ngày chúng ở dưới hang sâu khoảng 20cm, ban đêm chúng bò ra cắn cây non để ăn. Dế mèn nâu nhỏ: phá hại mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 5. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới các đám cỏ khô, ban đêm bò ra ăn cây con.

- Triệu chứng: mầm và lá non bị cắn, phá hoại vào ban đêm

- Tác hại: cụt ngọn cây, phá hoại lá non làm gây hại cho cây mầm, cây con

- Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang

+ Thường xuyên kiểm tra vườn ươm để kịp thời phát hiện tình hình phát sinh, phát triển của sâu

+ Phun thuốc Folithion 0,1%

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm - Trừ:

+ Phun thuốc Folithion 0,1%... lên luống cây bị hại vào lúc chiều tối

+ Bả độc gồm cám rang, rau lang băm nhỏ, thuốc Folithion 0,1% hoặc Vibasu 10H.

Hính 2.3.67. Dế dũi

Hính 2.3.68. Dế mèn nâu lớn

Hính 2.3.69. Dế mèn nâu nhỏ

6.2.1.6. Nhóm sâu xám

Bao gồm: sâu xám lớn, sâu xám nhỏ, sâu xám vàng...

- Triệu chứng: lá non, mầm bị cắn, phá hoại vào ban đêm

- Tác hại: phá hoại lá, mầm non và gây hại đến cây cây mầm cây con - Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang

+ Thường xuyên kiểm tra vườn ươm để kịp thời phát hiện tình hình phát sinh, phát triển của sâu

+ Phun thuốc Folithion 0,1%

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm, xới đất diệt nhộng - Trừ:

+ Bắt sâu non vào sáng sớm

+ Làm bả độc gồm cám rang, rau lang băm nhỏ, Folithion 0,1%

+ Phun thuốc Folithion 0,1%... lên luống cây mới bị hại vào lúc chiều tối + Bẫy đèn bắt sâu xám trưởng thành

Hính 2.3.70. Sâu xám đang phá hoại

a. Trứng b. Sâu non c. Nhộng d. Sâu trưởng thành Hính 2.3.71. Vòng đời của sâu xám

6.2.1.7. Nhện phá hại

- Triệu chứng: ngọn và lá non bị xoăn lại rồi sần sùi và có màu nâu đen, - Tác hại: lây lan rất nhanh, cây ngừng sinh trưởng

- Phòng:

+ Giữ gìn vườn ươm sạch, gọn gàng

+ Thường xuyên kiểm tra vườn ươm để kịp thời phát hiện tình hình phát sinh, phát triển của nhện

+ Phát sạch các lùm cây bụi rậm - Trừ:

+ Bằng dung dịch lưu huỳnh vôi nồng độ 1/60.

Hình 2.3.72. Nhện hai cây con 6.2.2. Phòng trừ bệnh hại

Bệnh hại chủ yếu do các loại nấm, vi rút, vi khuẩn gây nên, chúng phá hủy tế bào thực vật làm thối hạt, thối mầm, thối rễ, khô lá, khô thân. Cây con ở vườn ươm hay mắc các bệnh sau:

6.2.2.1. Bệnh lở cổ rễ

- Triệu chứng của bệnh

+ Thối hạt, thối mầm: hạt gieo bị thối không mọc được

+ Cây mầm đổ non: cây mầm bị nấm xâm nhiễm phần cổ rễ, cây bị đổ gục từng đám nhỏ sau lan thành mảng lớn trên luống gieo

+ Cây con chết đứng: nấm phá hoại trên cổ rễ của cây làm cho cây chết đứng

Hình 2.3.73. Triệu chứng luống cây bị bệnh lở cổ rễ

Hình 2.3.74. Triệu chứng cây bị lở cổ rễ

- Tác hại

+ Làm thối hàng loạt hạt giống + Làm chết hàng loạt cây con + Gây tổn thất về kinh tế - Phòng bệnh

+ Chọn đất vườn ươm tơi xốp, thoát nước, tiêu độc xử lý mầm mống bậnh trong đất (rắc vôi bột, phun thuốc boócđô 1%, ben lát 0,15%) trước khi gieo ươm từ 10 – 15 ngày.

+ Tưới tiêu nước phù hợp, không để đất quá ẩm

+ Làm cỏ vệ sinh vườn ươm sạch sẽ, thường xuyên phát hiện bệnh để xử lý kịp thời

+ Phun thuốc phòng bệnh theo định kỳ 15 ngày/lần thường dùng thuốc boócđô nồng độ 0,5 – 1%, ben lát 0,15% và phun trong 3 tháng đầu (khoảng 1lít/5m2/lần)

- Trừ bệnh lở cổ rễ

+ Nhổ cây bị bệnh đem đốt

+ Phun thuốc trừ bệnh định kỳ 7 ngày/lần cho những cây bị bệnh. Dùng thuốc boócđô 1%, Zineb 1% hoặc Benlate 0,1% với liều lượng 1lít/4m2 đồng thời phun phòng cho khu vực xung quanh

6.2.2.2. Bệnh khô đầu lá

- Triệu chứng của bệnh: lá bị bệnh xuất hiện các đốm khô mầu nâu hoặc nâu sẫm. Trường hợp nặng vết bệnh rộng ra, đầu lá khô

- Tác hại: ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con - Phòng bệnh:

+ Thường xuyên kiểm tra luống cây con để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp chăm sóc hợp lý;

+ Tăng cường chăm sóc giúp cây trồng sinh trưởng tốt + Khi cây bị bệnh có thể cắt bỏ lá bệnh đem đốt

- Trừ bệnh:

+ Nhổ cây bị bệnh đem đốt

+ Phun thuốc Chlorothalonil hoặc Carbendazim 6.2.2.3. Bệnh bồ hóng

- Triệu chứng của bệnh: lá bị bệnh xuất hiện các đốm mầu đen thẫm trên bề mặt. Thân non và cành cúng bị nhiễm nấm.

- Tác hại: ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây, cây bị còi

- Phòng bệnh:

+ Thường xuyên kiểm tra luống cây con để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp xử lý

+ Cải thiện điều kiện thông thoáng của luống cây con và vườn ươm +Tăng cường chăm sóc giúp cây trồng sinh trưởng tốt

- Trừ bệnh:

+ Phun thuốc Lưu huỳnh vôi với nồng độ 1/60, 1 tuần/lần cho những luống cây bị bệnh.

6.2.2.4. Bệnh rụng lá

- Triệu chứng của bệnh: lá bệnh xuất hiện các đốm trắng, đốm vàng rải rác trên lá, các đốm dày tập trung làm lá bị héo, bệnh nặng khiến toàn bộ lá mất mầu xanh héo, quăn và rụng.

- Tác hại: cây bị bệnh hàng loạt, gây chết cây - Phòng bệnh:

+ Thường xuyên kiểm tra luống cây con để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp xử lý

+ Cải thiện điều kiện thông thoáng của luống cây con và vườn ươm

+ Gieo hạt giống đúng thời vụ, tránh gieo vào lúc thời tiết ẩm và có nhiều mưa

+ Không sử dụng phân chuồng chưa hoai mục + Thường xuyên làm cỏ, phá váng mặt bầu + Nguồn nước tưới phải sạch, không ô nhiễm + Phân bón phải sử dụng hợp lý

+ Phun thuốc Boocđô nồng độ 0,5 – 1% để phòng bệnch cho cây - Trừ bệnh:

+ Phun thuốc Zineb 1% hoặc Benlate 0,1% . 6.2.3. Phòng trừ bệnh do chăm sóc không tốt

Do việc chăm sóc cây con không đúng yêu cầu kỹ thuật có thể xuất hiện những loại bệnh như: bệnh do úng hoặc thiếu nước, bệnh cháy lá do bón phân và phun thuốc nồng độ cao, bệnh cháy nắng do che phủ hoặc độ che phủ không đảm bảo, bệnh suy dinh dưỡng do thiếu các chất cần thiết, bệnh lốp do bón quá nhiều phân vv...

Để phòng các loại bệnh này, phải chăm sóc cây con theo đúng quy trình kỹ thuật. Khi bệnh xuất hiện phải phát hiện kịp thời, xác định chính xác bệnh để có biện pháp xử lý thích hợp với từng loại bệnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cây con mau hồi phục, sinh trưởng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

Một phần của tài liệu giáo trình nhân giống cây hồi (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w