Chủ trơng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ở Đà Nẵng đến năm 2010 và xa hơn

Một phần của tài liệu Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở đà nẵng (Trang 69 - 71)

Nẵng đến năm 2010 và xa hơn 2020

Quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Đà Nẵng đã đợc Thủ tớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 903/1997/QĐ-TTg ngày 23/10/1997. Trong những năm qua, thực hiện Quyết định của Thủ tớng Chính phủ, UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các ngành chức năng và các quận huyện tiếp tục “Triển khai việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đã đợc phê duyệt cho phù hợp với tình hình mới”. Trên cơ sở thực hiện các quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, quy hoạch xây dựng đến năm 2020 đã đợc Chính phủ phê duyệt, trong một thời gian ngắn, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trên lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị, tạo tiền đề quan trọng để Thủ tớng Chính phủ ra Quyết định số 145/2003/QĐ-TTg ngày 15/7/2003 công nhận thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I.

Tại Nghị quyết 33/NQ-TW ngày 10/10/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nớc đã xác định phơng hớng: Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nớc, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thơng mại du lịch và dịch vụ;; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nớc và quốc tế.

Để thực hiện phơng hớng, mục tiêu trên, Thành uỷ Đà Nẵng đã có quan điểm chỉ đạo:

Phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh, tiếp tục đầu t phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh các ngành sản xuất, du lịch, dịch vụ, xuất khẩu; xây dựng thành phố phát triển tơng xứng với tầm vóc là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung, có tác động lan toả đối với sự phát triển của

các tỉnh lân cận, Tây Nguyên và với cả hành lang kinh tế đông - tây, tiểu vùng MêKông [31, tr.24-25].

Rõ ràng việc đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH đang không chỉ là đòi hỏi mang tính nội tại, tự thân của Đà Nẵng mà còn là yêu cầu, sự thúc ép trong sự chuyển động chung của vùng và của cả khu vực. Theo những dự báo về xu h- ớng phát triển kinh tế - xã hội, những quan hệ liên vùng của Đà Nẵng với các vùng xung quanh, nhất là sự liên kết phát triển với Lăng Cô - Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Hội An - Vĩnh Điện (Quảng Nam) đang là một nhu cầu tất yếu cần đợc quan tâm xúc tiến. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc mở rộng liên kết mọi mặt của thành phố Đà Nẵng.

Dự báo quy hoạch phân khu chức năng của đô thị Đà Nẵng bao gồm cả khu trung tâm và ngoại vi nh sau:

+ Khu vực trung tâm: quận Hải Châu và Thanh Khê có diện tích tự nhiên 33km2, dự kiến phân bố 130-150 nghìn dân vào năm 2010. Chức năng chính của khu vực này là trung tâm chính trị, thơng mại, dịch vụ và du lịch, đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế của toàn thành phố.

+ Khu vực II: Quận Liên Chiểu có diện tích tự nhiên 76km2, dự kiến phân bố 130-150 nghìn dân. Bố trí sản xuất chính khu vực này là cụm cảng Liên Chiểu, khu công nghiệp Liên Chiểu - Hoà Khánh.

+ Khu vực III: Quận Sơn Trà có diện tích là 60km2, dự kiến phân bổ 140-150 nghìn dân. Các ngành sản xuất chính khu vực này là cảng Tiên Sa, khu công nghiệp Đà Nẵng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.

+ Khu vực IV: Quận Ngũ Hành Sơn với diện tích tự nhiên 37km2, dự kiến phân bổ 90-100 nghìn dân. Phát triển chính của vùng là hình thành các khu du lịch có quy mô từ 20-200 ha, phát triển các ngành nghề truyền thống.

+ Khu vực V: Bao gồm phờng Khuê Trung, xã Hoà Phát, Hoà Thọ, có diện tích tự nhiên 90km2, dự kiến phân bổ 110-120 nghìn dân. Trong quy hoạch khu này phát triển công nghiệp điện, điện tử, dệt...

Ngoài ra, trong mỗi khu vực, mỗi khu phố nhu cầu cải tạo lại mạng lới cơ sở hạ tầng, quy hoạch chỉnh trang đô thị cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển, hàng loạt các dự án sắp đợc triển khai nh: Phát triển hệ thống đờng nội thị, di dời ga tàu, xây thêm những cây cầu qua sông Hàn, mở tuyến đờng sắt hai chiều Đà Nẵng - Dung Quất ... Quá trình này sẽ làm biến đổi cơ cấu

ngành nghề, cơ cấu dân c và dẫn đến việc lan toả nhu cầu mở rộng thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở đà nẵng (Trang 69 - 71)