Sự tác động của hệ thống chính sách

Một phần của tài liệu Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở đà nẵng (Trang 55 - 59)

Đô thị hoá là xu hớng phát triển tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc thực hiện CNH, HĐH. Tuy nhiên, trong thực tế, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm, tích cực hay ít tích cực còn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống các chính sách và quá trình tổ chức thực hiện chính sách của các Đảng và Nhà nớc thực quyền. Đối với thành phố Đà Nẵng, chính sách phát triển đô thị đã và đang đ- ợc chính quyền u tiên coi trọng và đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi sự biến đổi xã hội nói chung và biến đổi mức sống dân c TĐC nói riêng.

Cần phải khẳng định rằng, những thành quả mà Đà Nẵng đã đạt đợc trong giải tỏa, di dời, TĐC nêu trên trớc hết và căn bản của những chủ trơng, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nớc đợc sự vận dụng một cách năng động, sáng tạo vào thực tế địa phơng. Một mặt chính quyền thành phố khuyến khích, khơi dậy và huy động mọi tiềm năng sức mạnh cộng đồng, mặt khác thành phố cũng hết sức chú trọng việc hoạch định những chính sách mang lại lợi ích thiết thực cho từng ngời dân.

Cụ thể, dự liệu trớc những khó khăn của ngời dân về việc phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, tạo lập việc làm để có thu nhập ổn định, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã đề ra chính sách đào tạo nghề cho ngời lao động. Các chơng trình đào tạo nghề miễn phí ngắn hạn đã đợc tổ chức. Các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm cho ngời lao động đợc mở ra đáp ứng bớc đầu nhu cầu tìm kiếm việc làm của ngời lao động.

Các chính sách tín dụng để hỗ trợ việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cũng đợc đặc biệt chú ý triển khai. Cụ thể, Thành phố đã cung cấp, cho vay u đãi hàng chục tỷ đồng để các hộ di dời, TĐC phát triển sản xuất, học việc và tìm việc làm. Ngoài chế độ chính sách của Nhà nớc về giải toả đền bù và TĐC đợc quy định trong các Nghị định của Thủ tớng Chính phủ (NĐ22/1998, NĐ197/2004), thành phố Đà Nẵng còn trích ngân sách địa ph- ơng hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình có khó khăn nhất là những gia đình nghèo (bằng tiền, bằng gạo…). Có thể khẳng định rằng, nhờ có hệ thống chính sách đúng đắn kịp thời trong quá trình tổ chức thực hiện di dời, giải tỏa nên đã giúp ngời dân sau TĐC, sớm vợt qua khó khăn, ổn định đời sống và phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đợc nêu trên, cũng còn những tồn tại, khó khăn mà ngời dân sau TĐC đang còn phải vật vã đơng đầu. Đó là sự giảm sút thu nhập của các nhóm xã hội vốn trớc đây gắn với các nghề nông - ng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoặc lao động phổ thông. Nhiều ngời giờ đây vẫn còn gặp khó khăn trong việc chuyển nghề, tìm kiếm việc làm mới để ổn định cuộc sống. Hiện tại mặc dù chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có hệ thống chính sách khá đồng bộ, tổ chức thực hiện khá quyết liệt song vẫn còn một bộ phận dân c thiếu việc làm, mức sống cha cao. Nguyên nhân có nhiều song có thể chú ý một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, chính sách đào tạo nghề mà lâu nay thành phố triển khai thực

hiện mới chỉ chủ yếu giải quyết cho những đối tợng đã có một trình độ học vấn nhất định (tốt nghiệp THPT). Trong khi đó, lao động, nhất là lao động ở độ tuổi trung niên lại có học vấn quá thấp. Họ không hội đủ tiêu chuẩn và điều kiện để đợc đào tạo nghề. Trong mẫu khảo sát 570 ngời trong tuổi có khả năng lao động của 210 hộ gia đình sau TĐC, có 26,5% ngời có trình độ tiểu học, 41,5% ở trình độ THCS; 19% trình độ THPT và 13% có trình độ từ trung cấp trở lên. Nh vậy số lao động ở trình độ THCS trở xuống chiếm tới 68%. Điều này cũng có nghĩa là phần đông số lao đồng này không đủ tiêu chuẩn để tham gia các lớp đào tạo nghề và thực sự họ có ít cơ hội để tìm kiếm việc làm ổn định, có thu nhập cao. Đây là thực tế giúp chúng ta hiểu rõ vì sao sau tái định, tỷ lệ lao động trong loại hình lao động phổ thông tăng cao và tình trạng tăng đột biến lao động trong ngành buôn bán dịch vụ mà ở đây thực chất là sự tăng trởng “ảo”.

Thứ hai, các chính sách tín dụng nhằm giải quyết việc làm mặc dù đợc

triển khai khá rầm rộ song hiệu quả cha thật cao. Chúng ta biết rằng, những ngời thiếu việc làm, cần việc làm vốn là những nông dân, ng dân, những lao động phổ thông đã quen với cách kiếm sống bằng lao động cơ bắp, giờ đây họ trở thành những thị dân của đô thị loại một nhng cách nghĩ, cách làm cha dễ thích ứng ngay trong thời kỳ đầu sau TĐC. Thực tế cho thấy, không phải có tiền, có vốn là ai cũng tự hạch toán kinh doanh có hiệu quả trong môi trờng kinh tế đô thị. Vì thế có hộ vay vốn để tạo việc làm song một thời gian sau đồng vốn tiêu tan mà việc làm cũng không có.

Thứ ba, khả năng của thành phố để giải quyết việc làm, tạo thu nhập nói

riêng và nâng cao mức sống cho dân c sau TĐC nói chung còn những giới hạn. Trong khi đó, phạm vi giải toả đền bù và TĐC những năm qua, đợc triển khai đồng loạt trên nhiều địa bàn làm cho quy mô dân số phải di dời, TĐC quá lớn. Trong gần 8 năm vừa qua, ở Đà Nẵng đã có hơn 1/3 số hộ dân thành phố với hơn 250.000 nhân khẩu phải di dời đến nơi ở mới, phải thay đổi môi trờng sống và điều kiện làm việc.

Nh vậy hàng năm thành phố vừa phải giải quyết việc làm cho một bộ phận rất lớn lao động bị mất việc làm khi phải di dời giải toả, vừa phải giải quyết việc làm cho đội ngũ đông đảo thanh niên bớc vào độ tuổi lao động. Điều này dẫn đến một sự quá tải về khả năng tạo việc làm mới, nhất là với nhịp độ phát triển kinh tế nh hiện nay. Trong 3 năm từ 2001-2003, bình quân mỗi năm thành phố chỉ mới giải quyết đợc khoảng hơn 20.000 lao động có việc làm [31, tr.232]. Theo chúng tôi, chủ trơng thúc đẩy quá nhanh tiến trình đô thị hoá nh lâu nay ở thành phố Đà Nẵng đang không đồng hành với tốc độ phát triển kinh tế của địa phơng này. Có thể ví, Đà Nẵng nh một đại công tr- ờng xây dựng nên ngời lao động nhất là lao động phổ thông cũng dễ tìm cho mình một nghề nh làm thợ mộc, thợ hồ, bốc vác hay vận chuyển nguyên vật liệu... một khi công việc xây dựng, chỉnh trang đô thị đi vào ổn định thì sức ép về việc làm sẽ càng lớn. Đây là vấn đề mà chính quyền thành phố, cần sớm tìm chính sách giải quyết thích hợp.

- Tiếp theo là vấn đề nhà ở và điều kiện môi trờng sống của ngời dân sau TĐC. Chủ trơng quy hoạch, chỉnh trang đô thị của thành phố Đà Nẵng là để sắp xếp, tạo lập lại không gian đô thị văn minh hiện đại. Hiệu quả của chủ trơng này là chỉ trong một thời gian ngắn bộ mặt thành phố đợc thay đổi căn

bản theo hớng tích cực, cơ sở hạ tầng đợc xây dựng khá đồng bộ, ngời dân đợc sống trong các khu phố mới sạch đẹp với những căn nhà khang trang. Hộ gia đình nào sau khi giải toả cũng đợc phân nhà hay đất trong các khu quy hoạch.

Nhân tố quan trọng nhất làm nên sự biến đổi tích cực đó phải kể đến hệ thống chính sách về đền bù, TĐC mà thành phố Đà Nẵng đang vận dụng. Trên cơ sở những quy định chung của Chính phủ, UBND thành phố Đà Nẵng thờng xuyên điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn hệ thống chính sách đền bù, TĐC thông qua các quyết định: 4503/1999/QĐ-UB; 170/1999/QĐ-UB; 141/2002/QĐ-UB, 122/2003/QĐ-UB và 209/2004/QĐ-UB. Các Quyết định nói trên đã xây dựng đợc các điều khoản quy định một cách rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức nhà nớc và nhân dân. Có thể khái quát một số nội dung chính tác động đến vấn đề nhà ở và điều kiện môi trờng sống sau đây:

Thứ nhất, chính sách đền bù thoả đáng những thiệt hại do giải toả gây

ra. Đất đai và toàn bộ tài sản gắn liền với đất khi giải toả đều đợc bồi thờng theo bảng giá của thành phố quy định.

Thứ hai, các hộ gia đình sau khi bị giải toả đều đợc bố trí mua đất làm

nhà tại các khu TĐC với giá cả hợp lý. Mặc dù giá đất ngời dân phải mua lại cao hơn giá họ đợc đền bù nhng bao giờ cũng thấp hơn rất nhiều so với giá thị trờng. Tính hợp lý đợc thể hiện ở chỗ giá trị của đất tăng lên khi đợc thành phố đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng nhng giá bán lại cho hộ dân trong diện giải toả đã có sự phân chia hợp lý, hài hoà lợi ích giữa nhà nớc và nhân dân. Điều này phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Trong bồi thờng, giải phóng mặt bằng, phải chú ý phân chia hợp lý phần giá trị đất tăng thêm do việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng mang lại” [9, tr.78].

Thứ ba, hộ gia đình đông nhân khẩu đợc giải quyết mua thêm lô đất

phụ. Ngoài ra thành phố có kế hoạch tiếp tục xây thêm các khu chung c để giải quyết chỗ ở cho các cặp vợ chồng có nhu cầu tách hộ.

Thứ t, “Các hộ có giá trị bồi thờng thiệt hại dới 50 triệu đồng đợc nợ

100% tiền sử dụng đất. Các hộ có giá trị bồi thờng thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên đợc giữ lại toàn bộ tiền bồi thờng nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối và các khoản hỗ trợ chính sách để xây dựng nhà ở mới...[36, tr.35]. Ngoài ra, UBND thành phố còn xem xét giải quyết việc giảm và cho nợ tiền sử dụng đất đối với những hộ có hoàn cảnh đặc biệt.

Thứ năm, “khu tái định c phải đợc xây dựng tối thiểu đầy đủ các cơ sở

hạ tầng nh: hệ thống điện, hệ thống cung cấp nớc, thoát nớc, nơi sinh hoạt cộng đồng, đờng nội bộ, đờng ra vào khu tái định c...” [36, tr.35].

Những chính sách kể trên là cơ sở pháp lý tạo niềm tin cho ngời dân h- ởng ứng hoặc thực hiện chủ trơng di dời một cách nhanh chóng. Mặt khác, thành phố Đà Nẵng đang tiếp tục triển khai chủ trơng “ba có” (ngời dân có

nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hoá, văn minh đô thị). Các chính sách đúng đắn của thành phố về nhà ở và môi trờng cũng nh điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội thực sự trở thành “lực hút” của các khu TĐC.

Tóm lại, nhân tố tạo nên sự thay đổi có tính cách mạng cho ngời dân sau TĐC về nhà ở, cơ sở hạ tầng xã hội chính là hệ thống chính sách giàu tính khoa học và nhân văn của chính quyền thành phố Đà Nẵng. Tất nhiên chính sách xây dựng phát triển đô thị của Đà Nẵng không phải đã hoàn toàn hoàn hảo. Đà Nẵng vần còn nhiều việc phải làm. Song từ thực tế nghiên cứu, có thể khẳng định rằng, xét về tổng thể, hệ thống chính sách mới là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất.

Một phần của tài liệu Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở đà nẵng (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w