8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Xây dựng biện pháp phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong
3.2.3.1. Mục đích
Để tạo sự đồng thuận và phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn thanh niên, … ) trong hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục.
3.2.3.2. Nội dung phối hợp
Trước hết phải căn cứ vào vị trí, vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
* Tổ chức công đoàn có nhiệm vụ và quyền hạn chính sau:
- Cùng với chính quyền tuyên truyền giáo dục cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện dường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý.
- Kiểm tra giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, đảm bảo việc thực hiện các quyền lợi của người lao động. Đấu tranh ngăn chặn chống tiêu cực, các tệ nạ xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Cùng với chính quyền cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống cho cán bộ giáo viên, nhân viên.
- Tham gia quả lý nhà trường, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.
Từ những nhiệm vụ, quyền hạn trên nội dung phối hợp giữa chính quyền với công đoàn được xác định là:
(i) Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên, nhân viên về bộ tiêu chuẩn.
(ii) Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao năng lực nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông và theo chuẩn đánh giá.
(iii) Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyên môn của cán bộ giáo viên theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
(iv) Xây dựng các chỉ tiêu thi đua hướng tới đạt chuẩn và vượt chuẩn. Xét thi đua vào cuối kỳ, cuối năm.
* Tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường có nhiệm vụ quyền hạn:
- Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên trong nhà trường phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động của Đoàn thanh niên, thi đua học tập, xây dựng nề nếp kỷ luật trong nhà trường và các hoạt động giáo dục khác.
Do vậy, nội dung phối hợp được tập trung vào việc:
(i) Xây dựng kế hoạch và thực hiện giáo dục học sinh về bộ tiêu chuẩn nhưng tập trung vào những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng liên quan đến học sinh.
(i) Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động của Đoàn thanh niên, các phong trào thi đua, các chỉ tiêu thi đua trong học tập, rèn luyện nề nếp tác phong của học sinh.
3.2.3.3. Các bước thực hiện
Bước 1: Tổ chức Hội nghị liên tịch đầu năm (cuối tháng 8) - Hiệu trưởng đồng thời là Chủ tich Hội đồng đảm bảo chất lượng triệu tập và chủ trì. Ngoài các nội dung thuộc nhiệm vụ của Hiệu trưởng, cần giành một thời lượng hợp lý về hoạt động đảm chất lượng giáo dục. Trong đó, giới thiệu bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, các văn bản chỉ đạo về công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng phân công Chủ tịch Công đoàn, Cố vấn Đoàn thanh niên, người đứng đầu của các tổ chức đoàn thể khác xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền và với các tổ chức đoàn thể khác trong việc thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn. Thời hạn hoàn thành kế hoạch trước Hội nghị cán bộ viên chức (trong tháng 10).
Bước 2: Người đứng đầu các tổ chức đoàn thể báo cáo kế hoạch phối hợp và thông qua Hội đồng tự đánh giá để điều chỉnh (nếu có) và phối hợp triển khai. Hội nghị này tổ chức trước Hội nghị cán bộ viên chức.
Bước 3: Tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp theo kế hoạch đã xây dựng
Bước 4: Cuối mỗi kỳ học và cuối năm học có tổ chức sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.