8. Cấu trúc luận văn
2.1.2 Trường THPT Yên Hòa trong mối quan hệ với các cơ quan
tổ chức
Trường THPT Yên Hòa là trường THPT công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, do vậy Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là cơ quan quản lý trực tiếp và toàn diện đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường về chuyên môn, đội ngũ, cơ sở vật chất ... Ngay từ đầu năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng kế hoạch năm học của Sở, trên cơ sở đó nhà trường xây dựng kế hoạch năm học cho mình. Định kỳ nhà trường phải báo cáo Sở số liệu dự toán ngân sách, số liệu về học sinh, về đội ngũ cán bộ giáo viên, số liệu về cơ sở vật chất, … Cuối kỳ, cuối năm nhà trường phải báo cáo tổng kết năm học, tổng kết các hoạt động giáo dục, …
Mặt khác, trường đóng trên địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy nên trường cũng có trách nhiệm phối hợp với UBND phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy trong các hoạt động của địa phương như các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của địa phương. Chi bộ nhà trường nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ quận Cầu Giấy. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường chịu sự chỉ đạo của quận Đoàn quận Cầu Giấy. Các lĩnh vực khác như y tế chịu sự quản lý của Trung tâm y tế dự phòng Quận, …
Nhà trường còn phối hợp với Sư đoàn 361 trong công tác giáo dục an ninh quốc phòng cho học sinh nhà trường. Đồng thời Sư 361 cung là đơn vị kết nghĩa của nhà trường.
Có thể nói, chất lượng giáo dục của nhà trường không chỉ do chính nhà trường quyết định mà còn chịu ảnh hưởng từ mối quan hệ tổng hòa với các cơ quan chức năng ấy.
2.2. Thực trạng về hoạt động đảm bảo chất lƣợng theo chuẩn của trƣờng THPT Yên Hòa
2.2.1. Nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về chuẩn chất lượng và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông
Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục thì cơ sở nào cũng phải thực hiện ngay từ khi ra đời. Tuy nhiên, hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục là một yêu cầu mới đối với các trường phổ thông trong đó có trường THPT Yên Hòa.
Hiện nay, trường THPT Yên Hòa cũng như nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội đều chưa có bộ phận đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn đánh giá. Để thực hiện theo Luật Giáo dục về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục trung học phổ thông tới các Sở Giáo dục và Đào tạo. Tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tiến hành hướng dẫn các trường thành lập Hội đồng tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Vì vậy, các trường mới chỉ có Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Thực tế cho thấy, công tác kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay của cả nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng còn nhiều điều phải bàn. Các trường khi viết báo cáo tự đánh giá còn rất lúng túng. Nhận thức về công tác kiểm định chất lượng giáo dục chưa đầy đủ, việc triển khai tại các nhà trường chưa thực hiện đúng qui trình, kết quả đánh giá còn chiếu lệ, chưa phản ánh đúng thực chất chất lượng giáo dục nhà trường.
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh nhà trường về chuẩn chất lượng giáo dục và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục
TT NỘI DUNG TRƯNG CẦU Ý KIẾN BGH CBGV CMHS
1. Mục đích Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn đánh chất lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đồng ý 100% 70% 50% Không đồng ý 0% 0% 0% Ý kiến khác 0% 30% 50%
2. Để hiểu chuẩn đánh giá CLGD thì cần tổ chức tuyên truyền học tập chuẩn. Đồng ý 100% 60% 50% Không đồng ý 0% 29% 30% Ý kiến khác 0% 11% 20% 3. Các hình thức đánh giá chất
lượng giáo dục hiện nay đã phản ánh chính xác CLGD
Đồng ý 0 % 40% 80%
Không đồng ý 100% 50% 10% Ý kiến khác 0% 10% 10%
giáo dục các nhà trường. 4. Hoạt động đảm bảo chất
lượng theo chuẩn đánh giá CLGD không có gì mới so với các hình thức đánh giá truyền thống Đồng ý 0% 20% 90% Không đồng ý 100% 80% 8% Ý kiến khác 0% 0% 2% 5. Hoạt động đảm bảo CLGD theo chuẩn và tự đánh giá CLGD về bản chất không khác nhau.
Đồng ý 0% 66% 7%
Không đồng ý 100% 28% 15% Ý kiến khác 0% 6% 80%
Với kết quả khảo sát trên, có thể đi tới một số nhận xét sau:
Cán bộ quản lý nhà trường đều nhận thức đúng về mục đích ban hành chuẩn đánh giá giáo dục và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục. Một tỷ lệ lớn CBGV hiểu đúng mục đích ban hành chuẩn, nhưng còn một bộ phận CBGV lại không đồng ý với mục đích ban hành chuẩn. Họ cho rằng đây là việc làm thử nghiệm, học tập nước ngoài. Với CMHS thì kết quả lại chia làm hai quan điểm khác nhau về mục dích ban hành chuẩn, một nửa đồng ý, còn nửa kia đưa ra những ý khiến rất khác nhau.
Công tác tập tuyên truyền học tập đối với cán bộ quản lý, CBGV, CMHS cũng nhậ thức khác nhau. Một tỷ lệ khá lớn CBGV, CMHS cho rằng không cần phải tuyên truyền học tập, một số cho rằng đó là việc làm của lãnh đạo nhà trường, CBGV, CMHS không cần phải học tập.
Hình thức đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay đã ăn sâu vào CMHS vì thế họ đồng ý với các hình thức đanh giá hiện nay là chí xác. Tuy nhiên cán bộ quản lý dều hiểu rõ các hình thức đánh giá truyền thống chưa phản ánh chính xác chất laoangj giáo dục. Dây là một tín hiệu thuận lợi cho việc triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn.
Điều này chứng tỏ các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về thực hiện tự đánh giá và cập nhật về hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục đã được cán bộ quản lý
nhà trường nghiên cứu, tìm hiểu một cách nghiêm túc. Theo kết quả số liệu, có những quan điểm hoàn toàn khác nhau về các hình thức đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay (mà các trường đang thực hiện) trong cán bộ giáo viên, CMHS. Tương tự như vậy, việc phân biệt giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và tự đánh giá của CBGV, CMHS có sự khác biệt
Điều này chứng tỏ, công tác tuyên truyền tập huấn về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục chưa có hiệu quả, chưa triển khai toàn diện tới cha mẹ học sinh.
Tỷ lệ nhận thức về sự cần thiết triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục của cán bộ quản lý và cán bộ giáo viên lại không chênh lệch quá lớn trong khi đó có sự khác biệt rõ ràng đối với cha mẹ học sinh. Điều này thể hiện hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông thực sự mới mẻ và chưa dễ dàng được các lực lượng trong nhà trường hiểu đúng và ủng hộ.
Từ kết quả khảo sát cho thấy việc tổ chức tuyên truyền giáo dục nhận thức đúng về chuẩn đánh giá, ý nghĩa, mục đích của việc ban hành chuẩn đánh giá là rất cần thiết
2.2.2. Nghiên cứu, xác định nội dung các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của trường THPT Yên Hòa trường THPT Yên Hòa
Mục đính của nghiên cứu chuẩn của nhà trường là tập chung xác định đúng nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí của từng tiêu chuẩn. Công tác nghiên cứu chuẩn của nhà trường được phân công cho Hội đồng tự đánh giá. Việc nghiên cứu chuẩn được thực hiện theo từng tiêu chuẩn bằng cách đọc kỹ và xác định rõ, đầy đủ nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí để từ đó hiểu đầy đủ về tiêu chuẩn.
Ví dụ:
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường
1. Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học) và các quy định hiện hành khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
a) Có Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường), Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn và tổ văn phòng (trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ có thêm tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị và Đời sống và các bộ phận khác);
b) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội;
c) Có đủ các khối lớp từ lớp 10 đến lớp 12 và mỗi lớp học không quá 45 học sinh (không quá 35 học sinh đối với trường trung học phổ thông chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ); mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu năm học; mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra.
Nội hàm của chỉ số a: Hiện nay nhà trường đã có quyết định về thành lập Hội đồng trường theo qui định, hàng năm có thành lập Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn (nếu có). Nhà trường có thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng.
Nội hàm của chỉ số b: Nhà trường có Chi bộ Đảng, có tổ chức Công đoàn, có tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác. Các tổ chức này hoạt động và thực hiện chức năng theo qui định của từng tổ chức.
Nội hàm của chỉ số c: Nhà trường phải có đủ cả ba khối lớp 10, 11, 12. Sĩ số mỗi lớp tối đa 45 học sinh được chia thành các tổ, số tổ tùy thuộc vào các lớp. Trong các năm học, các lớp tự bầu ra lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó.
Nội hàm của tiêu chí 1: Nhà trường phải có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định tại tại các điều 20, 21, 22 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Tiêu chí 2. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt
động của Hội đồng trường được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập được thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục;
b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng trường.
Nội hàm của chỉ số a: Hội đồng trường của nhà trường phải được thành lập theo đúng qui trình, thủ tục theo khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung học. Nội hàm của chỉ số b: Hội đồng trường của nhà trường phải hoạt động theo khoản 4 Điều 20 của Điều lệ trường trung học.
Nội hàm của chỉ số c: Hội đồng trường rà soát đánh giá các hoạt động của mình theo từng học kỳ để diều chỉnh, bổ sung cho các hoạt động của Hội đồng trường.
Tiêu chí 3.Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường có thành phần, nhiệm vụ, hoạt động theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định khác của pháp luật.
a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ tư vấn, xét thi đua khen thưởng, có thành phần và hoạt động theo quy định của pháp luật về thi dua, khen thưởng;
b) Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập có thành phần, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật;
c) Mỗi năm học, rà soát, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
Nội hàm của chỉ số a: Hội đồng thi đua và khen thưởng phải có thành phần và hoạt động theo đúng qui định về thi đua, khen thưởng. Trong đó, nhấn mạnh đến nhiệm
vụ của Hội đồng thi đua và khen thưởng là tư vấn về công tác thi đua khen thưởng và xét thi đua theo từng giai đoạn (học kỳ, năm học hoặc theo từng gia đoạn nhất định).
Nội hàm của chỉ số b: Hội đồng kỷ luật học sinh; Hội đồng kỷ luật giáo viên phải có thành phần đúng và đủ theo qui định tại khoản 2 Điều 21 của Điều lệ trường trung học và theo các qui định của pháp luật.
Nội hàm của chỉ số c: Hội đồng thi đua và khen thưởng tự rà soát, đánh giá công tác thi đua khen thưởng để điều chỉ bổ sung kịp thời.
Tiêu chí 4. Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định thành lập, thực hiện
các nhiệm vụ do Hiệu trưởng quy định.
a) Có quy định rõ ràng về thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động của Hội đồng tư vấn;
b) Có các ý kiến tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng tư vấn.
Nội hàm của chỉ số a: Khi thành lập các Hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng có qui định rõ ràng về thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động.
Nội hạm của chỉ số b: Các ý kiến tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ nhưng chỉ nằm trong lĩnh vực và thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng tư vấn.
Nội hàm chỉ số c: Hội đồng tư vấn có trách nhiệm rà soát, đánh giá các hoạt động của mình để điều chỉnh, bổ sung theo từng học kỳ.
Tiêu chí 5. Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy
định.
a) Hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Điều lệ trường trung học;
b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác;
c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nội hàm của chỉ số a: Các tổ chuyên môn phải hoàn thành nhiệm vụ của mình theo khoản 2 Điều 16 của Điều lệ trường trung học.
Nội hàm của chỉ số b: Các tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần. Nội dung các buổi sinh hoạt tập trung về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác thuoccj phạm vi của tổ chuyên môn.
Nội hàm của chỉ số c: Hằng tháng, các tổ chuyên môn rà soát, đánh giá công tác của tổ để cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tiêu chí 6. Tổ văn phòng của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.
a) Có kế hoạch công tác rõ ràng;
b) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác.
Nội hàm của chỉ số a: Tổ văn phòng có kế hoạch công tác rõ ràng theo tuần, theo tháng.
Nội hàm của chỉ số b: Tổ văn phòng phải hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Nội hàm của chỉ số c: Mỗi học kỳ, tổ văn phòng rà soát, đánh giá công tác