8. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về chuẩn chất
hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông
Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục thì cơ sở nào cũng phải thực hiện ngay từ khi ra đời. Tuy nhiên, hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục là một yêu cầu mới đối với các trường phổ thông trong đó có trường THPT Yên Hòa.
Hiện nay, trường THPT Yên Hòa cũng như nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội đều chưa có bộ phận đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn đánh giá. Để thực hiện theo Luật Giáo dục về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục trung học phổ thông tới các Sở Giáo dục và Đào tạo. Tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tiến hành hướng dẫn các trường thành lập Hội đồng tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Vì vậy, các trường mới chỉ có Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Thực tế cho thấy, công tác kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay của cả nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng còn nhiều điều phải bàn. Các trường khi viết báo cáo tự đánh giá còn rất lúng túng. Nhận thức về công tác kiểm định chất lượng giáo dục chưa đầy đủ, việc triển khai tại các nhà trường chưa thực hiện đúng qui trình, kết quả đánh giá còn chiếu lệ, chưa phản ánh đúng thực chất chất lượng giáo dục nhà trường.
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh nhà trường về chuẩn chất lượng giáo dục và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục
TT NỘI DUNG TRƯNG CẦU Ý KIẾN BGH CBGV CMHS
1. Mục đích Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn đánh chất lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đồng ý 100% 70% 50% Không đồng ý 0% 0% 0% Ý kiến khác 0% 30% 50%
2. Để hiểu chuẩn đánh giá CLGD thì cần tổ chức tuyên truyền học tập chuẩn. Đồng ý 100% 60% 50% Không đồng ý 0% 29% 30% Ý kiến khác 0% 11% 20% 3. Các hình thức đánh giá chất
lượng giáo dục hiện nay đã phản ánh chính xác CLGD
Đồng ý 0 % 40% 80%
Không đồng ý 100% 50% 10% Ý kiến khác 0% 10% 10%
giáo dục các nhà trường. 4. Hoạt động đảm bảo chất
lượng theo chuẩn đánh giá CLGD không có gì mới so với các hình thức đánh giá truyền thống Đồng ý 0% 20% 90% Không đồng ý 100% 80% 8% Ý kiến khác 0% 0% 2% 5. Hoạt động đảm bảo CLGD theo chuẩn và tự đánh giá CLGD về bản chất không khác nhau.
Đồng ý 0% 66% 7%
Không đồng ý 100% 28% 15% Ý kiến khác 0% 6% 80%
Với kết quả khảo sát trên, có thể đi tới một số nhận xét sau:
Cán bộ quản lý nhà trường đều nhận thức đúng về mục đích ban hành chuẩn đánh giá giáo dục và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục. Một tỷ lệ lớn CBGV hiểu đúng mục đích ban hành chuẩn, nhưng còn một bộ phận CBGV lại không đồng ý với mục đích ban hành chuẩn. Họ cho rằng đây là việc làm thử nghiệm, học tập nước ngoài. Với CMHS thì kết quả lại chia làm hai quan điểm khác nhau về mục dích ban hành chuẩn, một nửa đồng ý, còn nửa kia đưa ra những ý khiến rất khác nhau.
Công tác tập tuyên truyền học tập đối với cán bộ quản lý, CBGV, CMHS cũng nhậ thức khác nhau. Một tỷ lệ khá lớn CBGV, CMHS cho rằng không cần phải tuyên truyền học tập, một số cho rằng đó là việc làm của lãnh đạo nhà trường, CBGV, CMHS không cần phải học tập.
Hình thức đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay đã ăn sâu vào CMHS vì thế họ đồng ý với các hình thức đanh giá hiện nay là chí xác. Tuy nhiên cán bộ quản lý dều hiểu rõ các hình thức đánh giá truyền thống chưa phản ánh chính xác chất laoangj giáo dục. Dây là một tín hiệu thuận lợi cho việc triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn.
Điều này chứng tỏ các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về thực hiện tự đánh giá và cập nhật về hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục đã được cán bộ quản lý
nhà trường nghiên cứu, tìm hiểu một cách nghiêm túc. Theo kết quả số liệu, có những quan điểm hoàn toàn khác nhau về các hình thức đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay (mà các trường đang thực hiện) trong cán bộ giáo viên, CMHS. Tương tự như vậy, việc phân biệt giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và tự đánh giá của CBGV, CMHS có sự khác biệt
Điều này chứng tỏ, công tác tuyên truyền tập huấn về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục chưa có hiệu quả, chưa triển khai toàn diện tới cha mẹ học sinh.
Tỷ lệ nhận thức về sự cần thiết triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục của cán bộ quản lý và cán bộ giáo viên lại không chênh lệch quá lớn trong khi đó có sự khác biệt rõ ràng đối với cha mẹ học sinh. Điều này thể hiện hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông thực sự mới mẻ và chưa dễ dàng được các lực lượng trong nhà trường hiểu đúng và ủng hộ.
Từ kết quả khảo sát cho thấy việc tổ chức tuyên truyền giáo dục nhận thức đúng về chuẩn đánh giá, ý nghĩa, mục đích của việc ban hành chuẩn đánh giá là rất cần thiết