8. Cấu trúc luận văn
1.2.6 Chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông
Chất lượng giáo dục phổ thông chính là chất lượng giáo dục của các nhà trường ở bậc phổ thông. Nhà trường phổ thông cũng được tạo bởi từ nhiều thành tố như bất kì một cơ sở giáo dục nào khác. Do vậy, chất lượng giáo dục phổ thông mang hội tụ những tham số của chất lượng dạng đơn vị.
Mặc dù có nhiều quan điểm về chất lượng giáo dục bậc phổ thông, song hiện nay, người ta đang phấn đấu đạt mức độ tối đa các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông. Hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông, ngoài các phương pháp quản lý truyền thống, người ta thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục.
Quản lý chất lượng bậc trung học phổ thông với hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng như hiện nay chính là quản lý chất lượng ở bậc đảm bảo chất lượng. Với mô hình đảm bảo chất lượng theo chuẩn đánh giá, thì một cơ sở giáo dục phổ thông có chất lượng khi đáp ứng tất cả các yêu cầu chuẩn. Trong thực tế, sau khi Bộ GD&ĐT ban hành các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông không phải cơ sở giáo dục nào cũng đáp ứng chuẩn. Vì vậy, cơ sở giáo dục phải tự đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở mình để tìm ra những hạn chế, điểm yếu, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Tự đánh giá là một trong những khâu trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Tự đánh giá của cơ sở giáo dục là quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh
các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tự đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Báo cáo tự đánh giá là sản phẩm của quá trình tự đánh giá và phải bao quát đầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường.
- Mục đích tự đánh giá là nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.
- Phạm vi của tự đánh giá bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường theo từng tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
Kế hoạch tự đánh giá do Chủ tịch Hội đồng bảo đảm chất lượng giáo dục đánh giá phê duyệt bao gồm các nội dung:
+ Mục đích và phạm vi tự đánh giá;
+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;
+ Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động; + Xác định công cụ đánh giá;
+ Dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí;
+ Xác định thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể).
- Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng
+ Căn cứ các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường tiến hành thu thập thông tin và minh chứng.
phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
+ Minh chứng là những thông tin gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt. Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
+ Trong báo cáo tự đánh giá, các thông tin, minh chứng được mã hoá theo một quy tắc nhất định (trong các ví dụ ở Chương 2 có thể hiện việc mã hoá này)
+ Thông tin và minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác, được thu thập ở hồ sơ lưu trữ của nhà trường, các cơ quan có liên quan, hoặc bằng khảo sát, điều tra phỏng vấn, quan sát các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
+ Các thông tin và minh chứng được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ, minh hoạ cho các nhận định trong báo cáo tự đánh giá.
+ Trong trường hợp không thể tìm được thông tin, minh chứng cho một tiêu chí nào đó, Hội đồng tự đánh giá phải làm rõ lý do trong báo cáo.
1.3. Các đặc điểm của quản lý chất lƣợng ở bậc đảm chất lƣợng giáo dục ở trƣờng trung học phổ thông
1.3.1. Nghiên cứu chuẩn, xác định nội dung của các tiêu chuẩn
“Chuẩn” là cách nói tắt khi muốn đề cập tới toàn bộ hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông. Chuẩn được các chuyên gia về đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chuẩn của bậc trung học phổ thông bao gồm các 7 tiêu chuẩn, 45 tiêu chí và 138 chỉ số. Trong mỗi tiêu chuẩn gồm một số các tiêu chí, trong mỗi tiêu chí lại gồm các chỉ số đánh giá. Bộ tiêu chuẩn này đã cụ thể, chi tiết tới tất cả các mặt hoạt động, các lĩnh vực của một cơ sở giáo dục phổ thông ở nước ta.
Tiêu chuẩn đánh giá chất chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía cạnh của mỗi tiêu chí.
Như vậy, một cơ sở giáo dục phổ thông có chất lượng thực sự phải đạt tất cả các yêu cầu của chuẩn. Sau khi nhận thức được vai trò của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục, công việc đầu tiên phải thực hiện là nghiên cứu bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
Nghiên cứu chuẩn thường được tiến hành theo từng tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn đều theo thứ tự lần lượt của các tiêu chí, và mỗi tiêu chí của một tiêu chuẩn lại được bắt đầu theo các chỉ số.
Điều quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu chuẩn phải xác định rõ được nội hàm của từng chỉ số, từng tiêu chí và từng tiêu chuẩn.
Việc nghiên cứu chuẩn cần làm được những yêu cầu sau: + Làm rõ nội hàm của từng chỉ số (các việc cần phải làm là gì)
+ Những minh chứng cần phải có của từng chỉ số. Cần chú ý tới trình tự thời điểm xuất hiện các minh chứng trong một chỉ số.
Như vậy, việc nghiên cứu chuẩn trước hết đã thể hiện tính định hướng cho hoạt động của nhà trường hướng theo chuẩn. Hơn nữa, thông qua nghiên cứu chuẩn sẽ điều chỉnh những hoạt động của nhà trường còn chưa phù hợp với chuẩn đánh giá.
1.3.2. Đồi chiếu thực trạng so với chuẩn thông qua các minh chứng
Đối chiếu là dựa vào những minh chứng để so sánh mức độ đạt được so với từng chỉ số hoặc từng tiêu chí, tiêu chuẩn từ đó kết luận xem ở tiêu chí đó cơ sở giáo dục đã đạt hay không đạt. Tất cả các hoạt động của nhà trường đều được thể hiện thông qua các minh chứng: Hồ sơ, sổ sách, văn bản, chứng từ, … Do vậy việc đối chiếu chính là đưa ra các minh chứng tương ứng với từng chỉ số, tiêu chí. Số lượng các minh chứng càng nhiều càng tốt, nhưng thông thường người ta chỉ cần những minh chứng quan trong nhất không thể thiếu được.
Trong trường hợp này, minh chứng đóng vai trò làm căn cứ để khẳng định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đôi khi minh chứng có thể tạo ra một cách không trung thực do bệnh thành tích hoặc vì động cơ nào đó. Vì vậy, việc đối chiếu cần được xem xét tới tính logic của các minh chứng và trên cơ sở tham khảo các phương pháp khác như thử nghiệm, phỏng vấn, … Nếu trong công tác kiểm định
chất lượng giáo dục mà chỉ căn cứ vào minh chứng để ra quyết định công nhận chất lượng giáo dục của cơ sở nào đó thì chưa chắc đã công bằng. Cho nên, hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục đóng vai trò không chỉ đảm bảo nhà trường hoạt động có chất lượng theo chuẩn mà còn nhằm tạo ra các minh chứng thật cho công tác kiểm định chất lượng.
1.3.3. Xây dựng kế hoạch khắc phục các điểm yếu
Căn cứ vào kết quả đối thực trạng của nhà trường so với chuẩn để đánh giá mức đạt được. Nếu so với chuẩn, nhà trường chưa đạt ở những chỉ số, tiêu chí nào đó thì cơ sở giáo dục phải lập kế hoạch khắc phục điểm yếu sao cho đơn vị sẽ đạt được mức tối đa so với chuẩn. Kế hoạch khắc phục điểm yếu được cụ thể theo từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn. Kế hoạch phải được viết ngắn gọn, có tính khả thi cao dựa trên việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị. Thông thường, kế hoạch khắc phục điểm yếu chỉ rõ công việc cần làm là gì, hình thức tổ chức, thời điểm thực hiện, các nguồn lực cần huy động, … Xây dựng kế hoạch như là một cam kết của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
1.4. Các hoạt động quản lý chất lƣợng ở bậc đảm bảo chất lƣợng
1.4.1. Tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn
Mục đích: Làm cho toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, CMHS của nhà trường hiểu rõ các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện các yêu cầu của chuẩn, không chỉ nhằm mục đích được chứng nhận là nhà trường đạt chuẩn mà còn hướng tới nhà trường có chất lượng thực sự và bền vững. Khi nhận thức được như vậy, các tập thể, cá nhân sẽ luôn quan tâm tới việc thực hiện theo chuẩn.
Ngay từ đầu chu kỳ kiểm định, nhà trường cần tiến hành tổ chức nghiên cứu chuẩn cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. Với học sinh, chỉ cần nghiên cứu tới các chuẩn liên quan đến người học. Đối với cán bộ giáo viên mới tuyển dụng hoặc thuyên chuyển cần có biện pháp để được nghiên cứu chuẩn kịp thời.
Nội dung tập huấn: là toàn bộ các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung học phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành.
Trình tự tập huấn:
Tìm nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn. Với mỗi tiêu chí, có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng người chủ tọa cần thống nhất một cách hiểu đúng nhất.
Gọi tên các việc cần làm trong thực tế để đạt chuẩn. Người chủ tọa cần lấy ví dụ thực tiễn của từng tiêu chí gắn với từng cá nhân, đoàn thể để mọi người hình dung ra những việc cần phải làm.
Chỉ ra những minh chứng cần phải có để chứng minh nhà trường đã làm đúng theo chuẩn. Trong số các minh chứng, cần nói rõ những minh chứng quan trọng nhất không thể thiếu hoặc những minh chứng có thể thay thế nhau, những minh chứng mang tính hỗ trợ.
Như vậy việc tập huấn nghiên cứu chuẩn không chỉ giành cho các thành viên của hội đồng tự đánh giá mà phải thực hiện với tất cả các thành viên trong nhà trường. Sau khi nghiên cứu chuẩn, mỗi cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường sẽ hiểu được các yêu cầu của chuẩn và tổ chức thực hiện theo chuẩn. Nếu nhà trường không tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn, rất có thể các cá nhân, tổ chức, đoàn thể sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình theo kinh nghiệm không phù hợp với chuẩn. Điều này sẽ gây khó khăn cho nhà trường khi kiểm định chất lượng giáo dục.
1.4.2. Tổ chức tập huấn viết báo cáo tự đánh giá, xác định minh chứng
Cuối một chu kỳ kiểm định, theo qui định, tất cả các cơ sỏ giáo dục phổ thông đều phải tiến hành viết báo cáo tự đánh giá nộp lên cơ quan quản lý cấp trên. Dựa vào báo cáo tự đánh giá các cấp quản lý sẽ tiến hành đánh giá ngoài trước khi công nhận hoặc không công nhận chất lượng giáo dục của một cơ sở giáo dục. Do vậy, việc viết báo cáo tự đánh giá là một yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường.
Viết báo cáo tự đánh giá do hội đồng tự đánh giá của nhà trường thực hiện. Hội đồng tự đánh giá được thành lập ngay từ đầu chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục và do Hiệu trưởng quyết định, có số lượng, thành phần theo qui định.
Việc tập huấn viết báo cáo tự đánh giá chỉ thực hiện với các thành viên trong hội đồng tự đánh giá. Người tập huấn phải là chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá ngoài hay kiểm định chất lượng giáo dục.
Nội dung tập huấn viết báo cáo bao gồm hướng dẫn cách viết nội dung của báo cáo. Báo cáo tự đánh giá bậc trung học phổ thông được chia làm ba phần:
Phần I: Thông tin về nhà trường Phần II: Nội dung báo cáo tự đánh giá Phần III: Kết luận và kiến nghị
Báo cáo tự đánh giá như một công trình nghiên cứu khoa học. Do vậy, tập huấn báo cáo tự đánh giá cần chú trọng không chỉ nội dung của báo cáo mà còn quan tâm tới cả hình thức trình bày như phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, các ký hiệu, bảng biểu, …
Phần I Cơ sở dữ liệu chủa nhà trường: Phần này phải thể hiện đầy đủ, chính xác các dữ liệu về nhà trường như: Tên trường, ngày tháng thành lập, các cơ sở của nhà trường, thông tin về học sinh, thông tin về nhân sự, ban lãnh đạo, cơ sở vật chất, tài chính, …
Phần II Nội dung báo cáo tự đánh giá của nhà trường: Phần này được viết theo thứ tự từng tiêu chuẩn. Trong mỗi thiêu chuẩn lại được trình bày theo từng tiêu chí. Mỗi tiêu chí lại được chia thành các mục:
- Mô tả hiện trạng - Đánh giá điểm mạnh - Chỉ ra điểm yếu
- Kế hoạch khắc phục điểm yếu - Tự đánh giá.
Phần III Kết luận: Phần này là tổng hợp về số lượng các tiêu chí đạt, các tiêu chí không đạt. Cuối cùng hội đồng tự đánh giá nhận cấp độ mà nhà trường đạt được là cấp độ nào, cấp độ 1 hay 2 hay 3.
Như vậy, báo cáo tự đánh giá là sản phẩm cuối cùng của một chu kì kiểm định chất lượng giáo dục của một nhà trường. Báo cáo tự đánh giá là một trong những căn cứ cho quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn. Qua
báo cáo tự đánh giá nhà trường sẽ tư nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trên cơ sở đó có những giải pháp khắc phục điểm yếu nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nhà trường.
1.4.3. Tổ chức tập huấn lập kế hoạch khắc phục điểm yếu, rút kinh nghiệm
Điểm yếu trong nhà trường là những khó khăn, tồn tại mang tính chủ quan