Thăm dò tính khả thi của đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông yên hòa luận văn ths giáo dục học (Trang 109 - 138)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Thăm dò tính khả thi của đề xuất

Một đề xuất mới liên quan đến chất lượng một nhà trường là vấn đề cần được xem xét toàn diện và quan trọng nhất là phải có sự nhận thức đúng, hiểu đúng từ đó mới có sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục. Có như vậy mới kết luận được tính khả thi tới đâu.

Dưới đây là kết quả tiến hành điều tra vưới các đối tượng là cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh trong nhà trường

Bảng 3.1 Kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất tán thành Tán thành Không tán thành Rất tán thành Tán thành Không tán thành 1. Xây dựng kế hoạch và

biện pháp tuyên truyền, giáo dục về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và tác dụng của bộ tiêu chuẩn đối với cán bộ, giáo

viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

2. Thành lập Hội đồng đảm

bảo chất lượng 66,8 33,2 0 63,8 33,2 3 3. Xây dựng biện pháp phối

hợp với các tổ chức đoàn

thể trong nhà trường 88,5 11,5 0 80,9 19,1 0 4. Xây dựng biện pháp phối

hợp với các tổ chức ngoài nhà trường trong hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục

78,3 21,7 0 64,2 35,8 0

5. Tập huấn xây dựng kế

hoạch khắc phục điểm yếu 85 15 0 90 10 0

Biểu đồ 3.2.1: Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp

0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ phần trăm Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp

Rất tán thành Tán thành

Qua biểu đồ ta thấy 100% ý kiến tán thành về tính cấp thiết của cac biện pháp nhằm quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, không có người không tán thành.

Đối với tính khả thi của các biện pháp 100% ý kiến tán thành việc xây dựng kế hoạch, biện pháp tuyên truyền, phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các tổ chức ngoài nhà trường. Còn một vài ý kiến chưa tán thành với việc thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông theo chuẩn đánh giá. Tuy tỷ lệ này không cao nhưng đã thể hiện rằng việc mạnh dạn đổi mới thành lập hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục còn có những vấn đề bàn cãi. Để biện pháp này không trở thành những khó khăn thì vấn đề cần được cấp quản lý Bộ GD&ĐT có các văn bản chỉ đạo xuống các Sở GD&ĐT và các trường phổ thông.

Biểu đồ 3.2.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp

0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ phần trăm Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Đanh giá tính khả thi của các biện pháp

Rất tán thành Tán thành Không tán thành

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn đánh giá chất lượng trường trung học phổ thông tại Trường Trung học phổ thông Yên Hòa quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Xây dựng kế hoạch và biện pháp tuyên truyền, giáo dục về bộ tiêu chuẩn và ý nghĩa của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

- Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn.

- Xây dựng biện pháp phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. - Xây dựng biện pháp phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường trong hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục.

- Tập huấn xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu.

Các biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết và hoàn toàn khả thi đối với cán trường trung học phổ thông, bởi vì, các trường thực tế đã có Hội đồng tự đánh giá để triển khai công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường mình so với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2008.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xuất phát từ cơ sở lý luận khoa học quản lý, từ những kinh nghiệm công tác tự đánh giá, từ thực trạng của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục tại trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Bằng những luận cứ khoa học, luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ, thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra và khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài. Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một kết luận sau:

- Đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục phổ thông không chỉ là tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục ở các bậc học sau (đào tạo nghề hoặc đào tạo đại học, cao đẳng) mà còn giúp giáo dục phổ thông thực hiện được các chức năng xã hội của mình đóng góp cho sự tiến bộ, phát triển của xã hội. Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của bậc trung học phổ thông thì nhất thiết chúng ta cần xây dựng và triển khai mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ngay trong mỗi cơ sở giáo dục, bởi vì:

- Chất lượng giáo dục phổ thông của chúng ta từ xưa tới nay chưa có chuẩn đánh giá, chất lượng giáo dục hiện nay của các cơ sở chưa thực sự tin cậy bởi chưa gắn với chuẩn. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều cơ sở giáo dục phổ thông chất lượng thực rất khác nhau nhưng các chỉ số tổng kết năm học lại không khác nhau nhiều chẳng hạn, tỷ lệ tốt nghiệp lớp 12, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, … Các cơ sở giáo dục thâm chí cả xã hội mới chỉ nhận thức chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục phổ thông qua mấy chỉ số chính như tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh xếp loại, khá, giỏi mà chưa quan tâm tới các tiêu chuẩn khác.

- Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn đánh giá là một biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông một cách thường xuyên liên tục, có mục tiêu rõ ràng và trải rộng ở tất cả các mặt của lĩnh vực giáo dục.

- Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục không chỉ đưa cơ sở giáo dục hướng tới chuẩn chất lượng mà còn có tác dụng phòng ngừa sớm những sai lệch trong hoạt động giáo dục, định hướng cụ thể cho kế hoạch giáo dục theo từng gia đoạn.

- Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông theo chuẩn sẽ giúp cho các cơ quan quản lý và xã hội có đánh giá đúng về chất lượng của một cơ sở giáo dục cụ thể ở mức nào so với chuẩn, nhờ đó mà có thể so sánh được chất lượng giáo dục của hai cơ sở giáo dục bất kỳ, tạo động lực cho sự canh tranh để nâng cao chất lượng giáo dục đi vào chiều sâu.

- Một vấn đề đặt ra là, để có chất lượng giáo dục thực sự thì chuẩn đánh phải khoa học, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các cơ sở giáo dục phổ thông của cả nước, thể hiện tính hiện thực cao. Chỉ khi có bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tốt, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng những đòi hỏi của thời đại thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn đánh giá.

- Hiện nay, vấn đề nhận thức về tính cấp bách của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông theo chuẩn của các lãnh đạo nhà trường cần được khơi dậy và vai trò quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn đánh giá phải được xem là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của cá cơ sở giáo dục phổ thông.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục tại trường THPT Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tác giả xin đề xuất các biện pháp thực hiện và quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông theo chuẩn:

+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn đánh giá của tất cả cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội.

+ Xây dựng các văn bản mang tính pháp lý để các cơ sở giáo dục phổ thông phải tổ chức thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục, công tác kiểm định chất lượng giáo dục là một bộ phận của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục. Khi đó, Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục cũng là một tổ chức đương nhiên phải có như Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng khoa học, …

+ Đổi mới công tác quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hướng về cơ sở và dựa trên nền tảng là các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

+ Lãnh đạo nhà trường cần quản lý, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường bám sát theo chuẩn đánh giá. Do đó phải tiến hành đổi mới toàn diện quá trình dạy học giáo dục theo chuẩn đánh giá.

+ Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng trong nhà trường; xây dựng đội ngũ tham gia hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phải có tâm và đủ tầm để tổ chức, thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục hiệu quả góp phần công việc nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Khuyến nghị:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Cần rà soát lại để hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông cho phù hợp với thực tiễn hơn nữa.

+ Ban hành các văn bản xác định hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục phổ thông.

+ Xây dựng hệ thống thanh tra giáo dục có hệ thống từ Bộ đến Sở và có chính sách phát triển đội ngũ thanh tra viên, kiểm định viên có các chuyên môn nghiệp vụ theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

+ Chỉ đạo các Sở giáo dục và đào tạo có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về công tác kiểm đinh chất lượng giáo dục.

+ Xây dựng các cơ chế để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động trong việc thực hiện theo chuẩn chẳng hạn như cơ sở vật chất, tài chính, nhân sự, …

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

+ Đổi mới quản lý theo chuẩn đánh giá, tăng cường đội ngũ kiểm định viên có chất lượng để công tác đánh giá ngoài có hiệu quả.

+ Phối hợp thật tốt với các cấp ngành trong việc tăng cường cơ sở vật chất, tài chính cho các cơ sở giáo dục phổ thông để đáp ứng chuẩn.

+ Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn.

2.3. Đối với trường THPT Yên Hòa

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, tập huấn để cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh hiểu rõ về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung học phổ thông và ý nghĩa của chuẩn

+ Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông và chỉ đạo Hội đồng này hoạt động có hiệu quả.

+ Xây dựng chế độ chính sách phù hợp cho cán bộ giáo viên tham gia Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục.

+ Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức, đóng thể trong nhà trường và các tổ chức ngoài trường trong quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường theo chuẩn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường

trung học phổ thông.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục. Nxb Giáo dục, 2008.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

giáo dục trường trung học phổ thông, 2009.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, tháng 12 năm 2008.

5. Đặng Quốc Bảo. Kinh tế học giáo dục và vấn đề phân tích lợi ích chi phí trong giáo dục . Tập bài giảng, Hà Nội 2009.

6. Đặng Quốc Bảo/Nguyễn Đắc Hƣng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai (Vấn đề và giải pháp). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

7. Đặng Xuân Hải. Quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Hà Nội, 2008.

8. Đặng Xuân Hải. Quản sự thay đổi và vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý giáo dục/ quản lý nhà trường. Tập bài giảng, Hà Nội, 2007.

9. Lê Đức Ngọc. Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Tài liệu tập huấn

cán bộ đánh giá ngoài, Hà Nôi, 2009.

10.Luật Giáo dục (của nước CHXHCN Việt Nam). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

11.Nguyễn Hữu Châu. Cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục.

12.Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

13.Nguyễn Đức Chính, Thiết kế và đánh giá trong giáo dục. Tập bài giảng, Hà

Nội, 2008.

14.Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục,Hà Nội, 2003 15.Nguyễn Quốc Chí /Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận đại cương về quản lý. Hà

16.Nguyễn Văn Chất, Biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường trung học phổ thông của Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ

Quản lý giáo dục. Hà Nội, 2007.

17.Phan Hải Thiện, Biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đác Lắc. Luận văn

Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Hà Nội 2009.

18.Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kĩ

thuật, Hà Nội, 1996.

19.Trƣờng Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội. Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, 2009.

20.Trƣờng Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội. Lý luận quản lý và quản lý giáo dục, 2009.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

(Dành cho Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh trường THPT)

1. Đống chí hãy cho biết ý kiến của mình về những nội dung trong bảng dưới đây. Ý kiến của đồng chí có tác dụng phản ánh đúng thực trạng của nhà trường về nhận thức chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường của đồng chí.

TT NỘI DUNG KHẢO SÁT Ý KIẾN BGH CBGV CMHS

6. Mục đích Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn đánh chất lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Đồng ý

Không đồng ý Ý kiến khác 7. Để hiểu chuẩn đánh giá

CLGD thì cần tổ chức tuyên truyền học tập chuẩn. Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác 8. Các hình thức đánh giá chất

lượng giáo dục hiện nay đã phản ánh chính xác CLGD giáo dục các nhà trường. Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác 9. Hoạt động đảm bảo chất

lượng theo chuẩn đánh giá CLGD không có gì mới so với các hình thức đánh giá truyền thống. Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác 10. Hoạt động đảm bảo CLGD theo chuẩn và tự đánh giá CLGD về bản chất không khác nhau.

Đồng ý

Không đồng ý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông yên hòa luận văn ths giáo dục học (Trang 109 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)