8. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu
Căn cứ vào những hạn chế trong phần đối chiếu thực trang so với chuẩn mà Hội đồng tự đánh giá xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu trên cơ sở phan tích điểm mạnh điểm yếu của nhà trường để từ đó huy động các nguồn lực và thời gian để khắc phục điểm yếu.
2.3. Thực trạng quản lí hoạt động đảm bảo chất lƣợng theo chuẩn của trƣờng THPT Yên Hòa
2.3.1 Tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn
Sau khi nhà trường thành lập Hội đồng tự đánh giá theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Hội đồng tự đánh đã xây dựng kế hoạch tập huấn nghiên cứu chuẩn (chỉ tập huấn cho cấc thành viên trong Hội đồng tự đsnh giá của nhà trường.
Thời gian tập huấn là một buổi chiều. Toàn bộ các thành viên của Hội đồng tự đánh giá có mặt. Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá nêu mục đích, yêu cầu của buổi tập huấn, giới thiệu đồng chí đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tập huấn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục hướng đẫn mọi người nghiên cứu chuẩn. Hội đồng thống nhất các bước nghiên cứu chuẩn được chi thành các bước:
- Đọc kỹ từng chỉ số để xác định nội hàm
- Xác định các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến nội hàm của từng chỉ số, từng tiêu chí, tiêu chuẩn.
- So sánh thực trạng của nhà trờng với các yêu cầu chuẩn
- Xác định các minh chứng cần phải có cho từng chỉ số, từng tiêu chí. Ví dụ:
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 2. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt
động của Hội đồng trường được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập được thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục;
b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục;
Các bước nghiên cứu: Chỉ số a:
Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của tiêu chí để xác định rõ và đầy đủ
nội hàm từng chỉ số của tiêu chí:
Nội hàm của chỉ số:
Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập được thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục;
Bước 2: Xác định rõ và đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
nội hàm từng chỉ số của tiêu chí: - Điều lệ trường trung học;
- Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục.
Bước 3: So sánh các yêu cầu của chỉ số với các yêu cầu của văn bản có nội
dung liên quan để xác định nhà trường đã thực hiện như thế nào ?
So sánh thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập được thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung học?
Bước 4: Xác định các thông tin, minh chứng có thể sử dụng cho từng chỉ số
của tiêu chí
- Quyết định thành lập Hội đồng trường theo quy định;
- Các thông tin, minh chứng khác liên quan đến chỉ số (nếu có).
Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến từng chỉ số của tiêu chí (các câu hỏi cần được trả lời)
Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập có được thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung học? Nếu chưa được thành lập thì nêu rõ lý do? Tương lai có thành lập hay không ?
Khi các tiêu chí, tiêu chuẩn được nghiên cứu theo đúng trình tự đó thì không chỉ giúp cho Hội đồng tự đánh giá hiểu đúng về chuẩn mà còn chỉ ra được mức độ
nhà trường đã đạt được đến đâu và biết nhà trường cần phải làm gì để phấn đấu đạt được yêu cầu của chuẩn.
2.3.2. Tổ chức tập huấn viết báo cáo tự đánh giá
Cũng trong các hội nghị tập huấn Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá đã phân công cho các nhóm vừa nghiên cứu vừa xác định các minh chứng và viết báo cáo tự đánh giá. Trước hết, mỗi nhóm tập chung viết hoàn chỉnh báo cáo tự đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để làm thí điểm.
Ví dụ:
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 1: Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học( gọi chung là Điều lệ trường trung học) và các quy định hiện hành khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
a)Có Hội đồng trường, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn và tổ văn phòng
b) Có tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội.
c) Có đủ các khôí lớp từ lớp 10 đến lớp 12 và mỗi lớp không quá 45 học sinh; mỗi lớp có lớp trưởng, 2 lớp phó do tập thể bầu ra vào đầu năm học; mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có đủ cơ cấu tổ chức bộ bộ máy theo qui định, có đủ các khối lớp 10 đến 12, sĩ số lớp không quá 45 học sinh. Mỗi lớp có 1 lớp trưởng, 2 lớp phó, các tổ trưởng tổ phó do học sinh lớp bầu ra.
Các tổ chức đoàn thể trong nhầ trường thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức năng của mình, có cơ chế phối hợp để cùng thực hiện nhiệm vụ quản lý, giảng day, giáo dục học sinh .
- Quyết định thành lập Hội đồng trường do Sở Nội vụ Hà Nội ký và đóng dấu. [H1.1.02.01]
- Biên bản Đại hội Chi bộ năm 2005. [H1.1.01.01]
- Biên bản Đại hội Đoàn trường các năm từ 2005 – 2009. [H1.1.02.02] - Biên bản Đại hội Công đoàn năm 2007. [H1.1.02.03]
- Danh sách học sinh, sổ chủ nhiệm, sổ điểm các lớp theo từng năm học từ 2005 – 2009.
2. Điểm mạnh
- Các tổ chức, đoàn thể được thành lập theo đúng qui trình mà các văn bản qui phạm pháp luật đã qui định và thực hiện đúng chức năng của mình.
3. Điểm yếu
- Hiệu trưởng không thành lập Hội đồng tư vấn
- Hội đồng tư vấn là đội ngũ cán bộ, giáo viên hoạt động kiêm nhiệm nên kinh nghiệm còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thành lập Hội đồng tư vấn về xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn, về thiết bị đồ dùng dạy học, ...
5. Tự đánh giá chỉ số
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt:
Tự đánh giá tiêu chí
Đạt: Không đạt:
Tiêu chí 2: Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt
động của Hội đồng trường được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập được thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung học.
b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Điều lệ trường trung học.
c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng trường.
1. Mô tả hiện trạng
Trường có đã tiến hành làm thủ tục thành lập Hội đồng trường đúng theo qui định.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường đúng và đủ thành phần theo qui định. Minh chứng:
- Biên bản họp các thành phần dự kiến của Hội đồng trường. [H2.2.01.01] - Công văn đề nghị thành lập Hội đồng trường gửi các cấp có thẩm quyền. - Quyết định thành lập Hội đồng trường. [H2.2.01.02]
- Biên bản họp phiên họp đầu tiên bầu các chức danh Hội đồng trường và phân công nhiệm vụ. [H2.2.01.03]
2. Điểm mạnh
Việc bầu các chức danh của Hội đồng trường được thực hiện đúng qui trình, công khai, dân chủ.
Các thành phần của Hội đồng trường được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng.
3. Điểm yếu
Do cơ chế quản lý hiện nay Hội đồng trường chưa phát huy được vai trò của mình nên hiệu quả còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Đề nghị các cơ quan chức năng giao quyền cho Hội đồng trường đúng như chức năng đã qui định.
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt:
Tự đánh giá tiêu chí
Đạt: Không đạt:
Tiêu chí 3: Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường có thành phần, nhiệm vụ, hoạt động theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định khác của pháp luật.
a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ tư vấn, xét thi đua khen thưởng, co thành phần và hoạt động theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
b) Hội đồng kỷ luật học sinh, hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập có thành phần, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật.
c) Mỗi năm học, rà soát, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
1. Mô tả hiện trạng
Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng kỷ luật học sinh trong nhà trường có đầy đủ thành phần theo qui định. Các thành phần của các Hội đồng được phân công nhiệm vụ và hoạt động theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT trong việc phát động, xét thi đua; kỷ luật học sinh. Hàng năm có rà soát đánh giá công tác thi đua khen thưởng, kỉ luật.
Minh chứng:
- Quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỉ luật học sinh của Hiệu trưởng, có chữ ký và đóng dấu. [H2.2.03.01]
- Biên bản họp xet thi đua, biên bản họp xét kỉ luật học sinh vi phạm. [H2.2.03.02]
Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường đã khich lệ được nỗ lực của CBGV, NV và học sinh trong nhà trường trong công tác và học tập. Xử lý, giáo dục những học sinh vi phạm để các em tiến bộ.
Nhà trường trong 5 năm qua không có CBGV, NV nào bị kỷ luật. Tỷ lệ học sinh vi phạm rất nhỏ.
3. Điểm yếu
Các hình thức, thi đua chưa thúc đẩy sự nỗ lực cao nhất của CBGV, NV trong công tác.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Xây dựng qui chế thi đua khen thưởng khoa học hơn để kích thích cán bộ giáo viên.
5.Tự đánh giá:
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt:
Tự đánh giá tiêu chí
Đạt: Không đạt:
Tiêu chí 4: Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định thành lập, thực hiện các nhiệm vụ do Hiệu trưởng quy định.
a) Có quy định rõ ràng về thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động của Hội đồng tư vấn.
b) Có các ý kiến tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình.
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng tư vấn.
1. Mô tả hiện trạng
Trường không có Hội đồng tư vấn.
Tư vấn cho Ban Giám hiệu nhà trường là các Tổ trưởng chuyên môn và toàn bộ giáo viên nhà trường góp ý.
3. Điểm yếu
Chưa quen với Hội đồng tư vấn
4.Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trường sẽ nghiên cứu chức năng nhiệm vụ và tác dụng của Hội đồng tư vấn và tiến hành thành lập Hội đồng tư vấn theo qui định
5. Tự đánh giá
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt:
Tự đánh giá tiêu chí
Đạt:
Không đạt:
Tiêu chí 5: Tổ chuyên môn của Nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.
a) Hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 cảu Điều lệ trường trung học.
b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác.
c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Mô tả hiện trạng
- Tổ chuyên môn hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Điều lệ trường trung học. Hằng tuần, tháng, học kỳ và năm học các tổ chuyên môn có kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác .
- Có kế hoạch cụ thể trong việc dạy chuyên đề, tự chọn, nâng cao, bám sát chương trình, dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.
- Các tổ chuyên môn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nhà trường giao, những nhiệm vụ đó được cụ thể hoá trong nội dung dạy học và được ghi nhận qua các danh hiệu thi đua.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt đều đặn ít nhất hai tuần một lần thông qua đó đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và các hoạt động giáo dục khác; đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục của các thành viên, xếp loại giáo viên. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, hiệu quả được nâng cao rõ rệt: chất lượng bộ môn, tiết, bài dạy vì được vận dụng trí tuệ tập thể trong cả nội dung và phương pháp.
- Hàng tháng, Hội đồng nhà trường rà soát, đánh giá để có những cải tiến biện pháp thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và củng cố đội ngũ giáo viên.
Minh chứng:
- Biên bản họp xét thi đua từng học kỳ và cả năm theo từng năm học. [H2.2.05.01]
- Biên bản họp tổ chuyên môn hàng tháng .[H2.2.05.02]
2. Điểm mạnh
- Nhờ sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn đều đặn nên chất lượng giáo dục trong nhiều năm qua được nâng cao, giáo viên có nhiều cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để trau dồi kiến thức và kỹ năng cho dạy học.
3. Điểm yếu
- Các tổ chuyên môn chưa sáng tạo cải tiến nội dung hình thức các buổi họp, nên nội dung đôi khi còn nghèo nàn, có tính chất giải quyết sự vụ
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Vận động các tổ trưởng, CBGV, NV đề xuất các hình thức tổ chức họp. Các tổ trưởng phái có kế hoạch cụ thể cho từng buổi họp và báo cáo với Ban Giám hiệu.
5. Tự đánh giá
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt:
Tự đánh giá tiêu chí
Đạt: Không đạt:
Tiêu chí 6: Tổ văn phòng của Nhà trường (gồm tổ Giáo vụ và quản lý học sinh, tổ y tế học đường) hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.
a) Tổ văn phòng có kế hoạch công tác cụ thể, rõ ràng b) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá những kết quả đạt được để cải tiến biện pháp thực hiện kế hoạch công tác.
1. Mô tả hiện trạng
- Tổ văn phòng có kế hoạch công tác cụ thể, rõ ràng theo từng tuần, tháng, học kì và năm học phù hợp với quy định khoản 1 Điều17 của Điều lệ trường trung học, đồng thời nêu rõ biện pháp thực hiện.