Tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông yên hòa luận văn ths giáo dục học (Trang 30 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1Tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn

Mục đích: Làm cho toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, CMHS của nhà trường hiểu rõ các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện các yêu cầu của chuẩn, không chỉ nhằm mục đích được chứng nhận là nhà trường đạt chuẩn mà còn hướng tới nhà trường có chất lượng thực sự và bền vững. Khi nhận thức được như vậy, các tập thể, cá nhân sẽ luôn quan tâm tới việc thực hiện theo chuẩn.

Ngay từ đầu chu kỳ kiểm định, nhà trường cần tiến hành tổ chức nghiên cứu chuẩn cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. Với học sinh, chỉ cần nghiên cứu tới các chuẩn liên quan đến người học. Đối với cán bộ giáo viên mới tuyển dụng hoặc thuyên chuyển cần có biện pháp để được nghiên cứu chuẩn kịp thời.

Nội dung tập huấn: là toàn bộ các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung học phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành.

Trình tự tập huấn:

Tìm nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn. Với mỗi tiêu chí, có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng người chủ tọa cần thống nhất một cách hiểu đúng nhất.

Gọi tên các việc cần làm trong thực tế để đạt chuẩn. Người chủ tọa cần lấy ví dụ thực tiễn của từng tiêu chí gắn với từng cá nhân, đoàn thể để mọi người hình dung ra những việc cần phải làm.

Chỉ ra những minh chứng cần phải có để chứng minh nhà trường đã làm đúng theo chuẩn. Trong số các minh chứng, cần nói rõ những minh chứng quan trọng nhất không thể thiếu hoặc những minh chứng có thể thay thế nhau, những minh chứng mang tính hỗ trợ.

Như vậy việc tập huấn nghiên cứu chuẩn không chỉ giành cho các thành viên của hội đồng tự đánh giá mà phải thực hiện với tất cả các thành viên trong nhà trường. Sau khi nghiên cứu chuẩn, mỗi cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường sẽ hiểu được các yêu cầu của chuẩn và tổ chức thực hiện theo chuẩn. Nếu nhà trường không tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn, rất có thể các cá nhân, tổ chức, đoàn thể sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình theo kinh nghiệm không phù hợp với chuẩn. Điều này sẽ gây khó khăn cho nhà trường khi kiểm định chất lượng giáo dục.

1.4.2. Tổ chức tập huấn viết báo cáo tự đánh giá, xác định minh chứng

Cuối một chu kỳ kiểm định, theo qui định, tất cả các cơ sỏ giáo dục phổ thông đều phải tiến hành viết báo cáo tự đánh giá nộp lên cơ quan quản lý cấp trên. Dựa vào báo cáo tự đánh giá các cấp quản lý sẽ tiến hành đánh giá ngoài trước khi công nhận hoặc không công nhận chất lượng giáo dục của một cơ sở giáo dục. Do vậy, việc viết báo cáo tự đánh giá là một yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường.

Viết báo cáo tự đánh giá do hội đồng tự đánh giá của nhà trường thực hiện. Hội đồng tự đánh giá được thành lập ngay từ đầu chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục và do Hiệu trưởng quyết định, có số lượng, thành phần theo qui định.

Việc tập huấn viết báo cáo tự đánh giá chỉ thực hiện với các thành viên trong hội đồng tự đánh giá. Người tập huấn phải là chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá ngoài hay kiểm định chất lượng giáo dục.

Nội dung tập huấn viết báo cáo bao gồm hướng dẫn cách viết nội dung của báo cáo. Báo cáo tự đánh giá bậc trung học phổ thông được chia làm ba phần:

Phần I: Thông tin về nhà trường Phần II: Nội dung báo cáo tự đánh giá Phần III: Kết luận và kiến nghị

Báo cáo tự đánh giá như một công trình nghiên cứu khoa học. Do vậy, tập huấn báo cáo tự đánh giá cần chú trọng không chỉ nội dung của báo cáo mà còn quan tâm tới cả hình thức trình bày như phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, các ký hiệu, bảng biểu, …

Phần I Cơ sở dữ liệu chủa nhà trường: Phần này phải thể hiện đầy đủ, chính xác các dữ liệu về nhà trường như: Tên trường, ngày tháng thành lập, các cơ sở của nhà trường, thông tin về học sinh, thông tin về nhân sự, ban lãnh đạo, cơ sở vật chất, tài chính, …

Phần II Nội dung báo cáo tự đánh giá của nhà trường: Phần này được viết theo thứ tự từng tiêu chuẩn. Trong mỗi thiêu chuẩn lại được trình bày theo từng tiêu chí. Mỗi tiêu chí lại được chia thành các mục:

- Mô tả hiện trạng - Đánh giá điểm mạnh - Chỉ ra điểm yếu

- Kế hoạch khắc phục điểm yếu - Tự đánh giá.

Phần III Kết luận: Phần này là tổng hợp về số lượng các tiêu chí đạt, các tiêu chí không đạt. Cuối cùng hội đồng tự đánh giá nhận cấp độ mà nhà trường đạt được là cấp độ nào, cấp độ 1 hay 2 hay 3.

Như vậy, báo cáo tự đánh giá là sản phẩm cuối cùng của một chu kì kiểm định chất lượng giáo dục của một nhà trường. Báo cáo tự đánh giá là một trong những căn cứ cho quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn. Qua

báo cáo tự đánh giá nhà trường sẽ tư nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trên cơ sở đó có những giải pháp khắc phục điểm yếu nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông yên hòa luận văn ths giáo dục học (Trang 30 - 33)