Đặc tính kinh tế của ngành dƣợc phẩm:
Ngành Dược Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Trong giai đoạn 2009 - 2013, ngành Dược có mức tăng trưởng trung bình là 16% và
được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng. Cụ thể năm 2012 doanh thu tiêu thụ của dược phẩm đạt 1,426 tỷ USD chiếm 1,78% GDP tăng 22% so với năm 2011. Trong đó giá trị sản xuất trong nước chiếm 715 triệu USD tăng 33,8% so với năm 2011 và đáp ứng 50,3% nhu cầu của cả nước. Đến năm 2013 doanh thu tiêu thụ dược phẩm đạt 1,71 tỷ USD tăng 20% so với năm 2012, trong đó giá trị sản xuất trong nước chiếm 585 triệu USD tăng 20% và đáp ứng 50,17% nhu cầu của cả nước và theo dự báo của hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược Việt Nam trong năm 2014 doanh thu tiêu thụ dược phẩm có thể lên đến 2,050 tỷ USD tăng 20% so với năm 2013.
Hệ thống phân phối của ngành Dược hiện nay được thực hiện chủ yếu qua hai kênh phân phối là phân phối qua hệ thống điều trị (bao gồm phân phối qua bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế cấp xã phường …) và hệ thống thương mại (các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối và các nhà thuốc). Mạng lưới phân phối thuốc trong nước vẫn chưa có sự chuyên nghiệp, hệ thống phân phối của các công ty Dược Việt Nam còn chồng chéo tranh giành thị trường, chưa đạt được hiệu quả cao.
Hiện nay thuốc giả chiếm thị phần lớn trên thị trường tiêu thụ. Theo báo cáo của Interpol năm 2008 Việt Nam có đến 406 mẫu thuốc giả đứng thứ 2 so với các nước Đông Nam Á.
Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới WHO ngành Dược Việt Nam ở mức đang phát triển. Điển hình trong giai đoạn 2009 - 2013 chi tiêu y tế của người dân tăng cao, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm với mức tăng từ 5,11 USD/người/năm (2009) lên đến 19,6 USD (2013) chiếm 1,6% GDP và dự doán đến năm 2014 chi tiêu y tế sẽ tiếp tục tăng lên đến mức 24 USD/ người/năm. Trên thực tế tuy tăng trưởng cao nhưng mức chi tiêu cho ngành Dược vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực và vẫn còn thấp rất nhiều so với mức trung bình thế giới là 40 USD/người/năm. Bên cạnh đó, do đa số nguồn nguyên
vật liệu sản xuất thuốc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với 90%. Vì vậy nhìn nhận ở mức khái quát thì ngành dược Việt Nam vẫn còn ở mức phát triển trung bình - thấp và qui mô của ngành hiện nay vẫn còn nhỏ.
Trong tương lai ngành Dược Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Vì Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng GDP
cao nhất thế giới và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Theo dự
đoán của BMI đến năm 2019 thị trường ngành Dược có thể đạt tới 6,1 tỷ USD và dân số Việt nam sẽ tiếp tục gia tăng từ 86,8 triệu người (2008) lên hơn 100 triệu người (2019). Dân số tăng, mức sống người dân tăng lên kéo theo nhu cầu về dược phẩm cũng tăng. Cùng với mục tiêu của chính phủ là đến năm 2014 thuốc sản xuất trong nước sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân và đến năm 2019 là 70%. Điều này tạo nhiều cơ hội để phát triển ngành Dược Việt Nam trong tương lai.
Sau khi tìm hiểu đặc tính kinh tế của ngành, để hiểu rỏ hơn ta cần tìm hiểu phân tích về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế của ngành Dược.
Khách hàng của ngành dược phẩm được phân khúc thành 2 nhóm:
a) Nhóm khách hàng gián tiếp
Nhóm khách hàng này bao gồm những người tiêu dùng cuối cùng trong và ngoài nước. Được phân loại thành 2 nhóm chính: Nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài và nhóm khách hàng gián tiếp trong nước.
Nhóm khách hàng gián tiếp nƣớc ngoài
Nhìn chung thị phần xuất khẩu Dược của Việt Nam rất nhỏ chủ yếu sang Nhật, Đông Âu. Nhưng theo dự đoán của tổ chức RNCOS, tăng trưởng công nghiệp Dược ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2013 - 2016 sẽ đạt 12%-15%, trong khi mức tăng trưởng của thế giới chỉ đạt 6 - 8% và nhu cầu dược phẩm ở các nước châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh…vẫn
có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới vì dân số đông, thu thập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện, vì vậy nhu cầu nhập khẩu dược ở khu vực này cũng sẽ gia tăng. Trong tương lai quy mô của nhóm khách hàng này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển.
Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài (châu Âu):
-Yêu cầu về chất lượng và tính an toàn cao khi sử dụng sản phẩm. -Quan tâm nhiều đến thương hiệu sản phẩm.
Nhóm khách hàng gián tiếp trong nƣớc
Như phân tích ở trên trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Vì vậy cho thấy nhóm khách hàng gián tiếp trong nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp trong nước
-Đa phần người dân Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội. Họ luôn mang
tâm lý rằng thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt.
-Phần lớn người dân tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, nên có nhu cầu cao các loại thuốc có giá rẻ.
-Họ có thói quen là thường tự mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo lời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc (có tới 45% người tiêu dùng Việt Nam thường mua thuốc theo kinh nghiệm).
-Ngoài ra do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn
nên vấn đề về sức khỏe cũng được quan tâm, chăm sóc và đầu tư kỹ hơn vì vậy người dân ngày nay yêu cầu cao hơn về chất lượng được phẩm cũng như uy tín thương hiệu.
Nhóm khách hàng gián tiếp trong nước không gây sức ép cho ngành vì dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu không có sản phẩm thay thế và không có sự mặc cả về giá.
b) Khách hàng trực tiếp
Đây là nhóm khách hàng mục tiêu của ngành dược. Nhu cầu mua thuốc phụ thuộc vào lượng mua của nhóm khách hàng gián tiếp. Nhóm khách hàng trực tiếp cũng được chia thành 2 nhóm nhỏ:
- Nhóm 1: Bao gồm các bệnh viện và các cơ sở điều trị tại các cấp. - Nhóm 2: Bao gồm các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối, các nhà thuốc (như các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm, công ty thương mại, các điểm bán lẻ...)
Đặc điểm của nhóm khách hàng trực tiếp:
- Bởi vì dược phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng nên họ đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng và uy tín.
- Họ mong muốn mức chiết khấu thương mại cao.
- Họ yêu cầu khả năng cung cấp sản phẩm đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký kết.
Nhóm khách hàng này có khả năng gây sức ép cao lên ngành bởi vì:
- Họ mua với số lượng sản phẩm lớn, chiếm doanh số cao trong tổng
các doanh số của ngành Dược. Sản phẩm muốn đến được với người tiêu dùng phải thông qua các kênh phân phối của họ.
- Họ có nhiều sự lựa chọn về người bán.
- Họ có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả, đặc điểm của người tiêu dùng.
Trước đây, mô hình bệnh tật của Việt Nam chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng thì nay mô hình bệnh tật đã hoàn toàn thay đổi: chỉ có 27% là các bệnh do vi trùng gây nên, có đến 62% các bệnh không phải do vi trùng như: huyết áp, tâm thần, tim mạch, suy dinh dưỡng, tiểu đƣờng..., còn lại 11% loại bệnh do tai nạn thương tích (trong đó có tai nạn giao thông).
Sự thay đổi mô hình bệnh tật này, cũng như còn có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện như: Ebola, bò điên, SARS, cúm tuýp A/H5N1, cúm tuýp A/H1N1... đang có xu hướng gia tăng mà nguyên nhân chính có thể là do sự biến đổi khí hậu, quá trình phát triển công nghiệp hóa, sự ô nhiễm môi trường, sự tăng trưởng kinh tế... . Hiện nay, đầu tư cho y tế dự phòng hiện chiếm khoảng 30% tổng đầu tư cho ngành y tế .
Tương tự các nước ASEAN về nhân khẩu học, mô hình bệnh tật và tử vong, thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang có xu hướng “phương tây” hóa. Các nhóm bệnh mắc nhiều nhất tương tự như các nước ASEAN, riêng các bệnh về thần kinh trung ương có thị phần lớn nhất, cụ thể:
Bảng 3.2: Cơ cấu thị phần dƣợc phẩm theo nhóm bệnh – Bệnh tiểu đƣờng
Nhóm bệnh Indonesia Philippines Viet Nam Thailand Malaysia
Chuyển hóa, dinh dưỡng 27% 20% 20% 14% 18% Nhiễm trùng hệ thống 17% 15% 19% 18% 15% Tim mạch 9% 17% 16% 16% 18% Hô hấp 11% 11% 9% 7% 9% Tiểu đường 10% 8% 5% 8% 8% Cơ, xương, khớp 4% 4% 3% 8% 6% Ung thư 2% 3% 3% 7% 5% Khác 20% 21% 25% 23% 21%
Tổng giá trị của thị trường Insulin là 2,9 triệu đô la (USD). Thị trường Insulin được chia ra như sau:
Bảng 3.3: Giá trị thị trƣờng Insulin tại Việt Nam
STT Thị trường Giá trị
1 Bệnh viện 40%
2 Nhà thuốc 20%
3 Phòng khám tư 30%
4 Người bán lẻ 10%
Bảng 3.4: Thị phần Công ty Dƣợc phẩm Insulin
STT Nguồn cung cấp thuốc Giá trị
1 Novo Nordisk 77%
2 Scilin 10%
3 Lily 7%
4 Polfa 6%
(Số liệu do Pharmalink cung cấp)
Trong những năm vừa qua thị trường Insulin ở Việt Nam đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ, được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2009 2010 2011 2012
Hình 3.3: Biều đồ phần trăm tăng trƣởng hàng năm của thị trƣờng Insulin tại Việt Nam
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát sự có mặt của Insulin
Nơi khảo sát Tỷ lệ có mặt của Insulin
Cở sở ý tế Công 91%
Đơn vị y tế tư nhân 59%
Như vậy Insulin có thể dễ dàng mua ở các cơ sở y tế công và đơn vị y tế tư nhân.