Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty NOVO NORDISK tại việt nam trong giai đoạn 2010 2013 (Trang 50 - 55)

3.2.1.1. Môi trường kinh tế

- Phân tích một số số liệu theo nguồn Tổng Cục Thống Kê:

+ GDP: Theo số liệu nêu ở “Bảng 3.1- Chỉ số GDP 2009-2013”, GDP

năm 2012 của Việt Nam đạt mức 5,03%. So với năm 2011, GDP 2012 giảm

0,86%, thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Tuy nhiên, đến năm 2013, nền kinh tế có một số dấu hiệu khả quan hơn, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng sáu tháng đầu năm đạt mức 4,9%, thấp hơn so với 2012 là 0,13%, dự tính đến cuối năm có thể đạt triển vọng là 5,4%.

Bảng 3.1: Chỉ số GDP 2009-2013

STT Năm GDP theo tỷ giá (Tỷ USD)

GDP tỷ giá theo đầu ngƣời (USD) Tăng trƣởng 1 2009 92,84 1040 5,3% 2 2010 102,2 1168 6,78% 3 2011 122 1300 5,89% 4 2012 136 1540 5,03% 5 2013 5,4% (dự báo)

(Nguồn số liệu tổng hợp từ website của tổng cục thống kê)

+ Lạm phát: Theo các số liệu thu được, chỉ số tốc độ lạm phát đang ở

mức thấp, sức tiêu dùng của người dân giảm, các công ty hoạt động kém hơn do nhu cầu của thị trường thấp, tỷ lệ sa thải nhân viên cũng nhiều lên và cầu về nhân lực giảm. 2008 2009 2010 2011 2012 2013 (Dự báo) Tốc độ lạm phát 23.12 6.72 9.21 18.13 6.81 6.5 0 5 10 15 20 25 A xi s Ti tl e Tốc độ lạm phát

Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008-2012

(Nguồn: Báo cáo Giám sát kinh tế Châu Á của ADB) (http://www.indexmundi.com/g/g.aspx?c=vm&v=71)

- Nhận xét: Từ các số liệu trên, ta thấy suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tuyển dụng nói riêng. Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người vì thế đây là loại hàng hóa không thể thay thế. Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng ngành dược phẩm vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn định. Năm 2013, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng của thị trường VN đạt khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Với dân số trên 90 triệu người, ngành dược VN hiện tại chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu thuốc trong nước nên dự báo cho các năm tiếp theo là còn nhiều tiềm năng.

3.2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật

- Chính trị: Chính trị ổn định là một trong những nhân tố đầu tiên thu hút đầu tư vào Việt Nam.

Trong 10 năm trở lại đây, sự kiện chính trị có ảnh hưởng lớn và nổi bật nhất đối với nền kinh tế Việt Nam là sự kiện vào ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau gần 11 năm nỗ lực đàm phán xin gia nhập tổ chức này.

Việc gia nhập WTO đã mang lại cho kinh tế Việt Nam những luồng gió mới. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, đây cũng là tiền đề để các công ty như Novo Nordisk tham gia vào thị trường Việt Nam. Gia nhập WTO đã giúp mức độ cạnh tranh thị trường tăng cao và gần như xóa bỏ độc quyền. Theo nghiên cứu của GS Claudio Dordi - Trường Đại học Bocconi (Ý), tác động lớn nhất từ WTO đối với Việt Nam chính là môi trường pháp lý của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một điểm có lợi cho Novo Nordisk. Uy tín của Việt Nam đã tăng lên nhờ hệ thống pháp luật quy định rõ ràng và minh bạch hơn theo sân chơi chung của WTO. Điều này cũng giúp nhiều nhà đầu tư yên tâm hơn và

đưa ra quyết định đầu tư vào thị trường trẻ đầy triển vọng này. Từ đó mở ra một thị trường kinh tế sôi động, nhu cầu về lao động, việc làm, nguồn vốn đầu tư tăng. Cơ hội tăng thì thách thức cũng tăng, mức độ cạnh tranh của ngành dược phẩm cũng ngày càng cao.

- Pháp luật: Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực để hội nhập nền kinh tế Việt Nam với thế giới thông qua việc ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế.

Các chế tài của Luật không hàm chứa những phân biệt đối xử bất hợp lý và xoá bỏ những đối xử mang tính không bình đẳng, bất hợp lý giữa các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đây cũng là một cơ hội đối với tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành, đặc biệt các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như Novo Nordisk.

3.2.1.3. Môi trường văn hóa xã hội.

Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc định vị thị trường của Novo Nordisk.

- Đặc điểm xã hội Việt Nam:

+ Dân số: Việt Nam là một trong những nước có dân số đông ở khu vực Đông Nam Á. Dân số trung bình năm 2012 đạt 88,773 triệu người; dự đoán tốc độ tăng dân số khoảng 1,05%, thì dân số năm 2013 đạt khoảng 89,705 triệu người (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê). Do đó, Việt Nam là một quốc gia rất có tiềm năng về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trong độ tuổi lao động. Đây là tiền đề tốt cho các công ty tham gia vào thị trường.

+ Mật độ dân số: Mật độ dân số Việt Nam cao và không đồng đều, ở các thành phố mật độ dân cư rất cao. Điều này ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đặt các chi nhánh kinh doanh của doanh nghiệp tập trung vào các thành phố lớn.

+ Lứa tuổi, lực lượng lao động: Mỗi năm tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường ở Việt Nam rất cao và có xu hướng tăng lên. Theo tính toán của một số tổ chức thống kê quốc tế, và tổng cục thống kê, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động cao. Trung bình ở mức 28 tuổi. Đây là độ tuổi vàng của lao động. Rất nhiều nhà phân tích nhìn thấy điều này và đặt kỳ vọng cao vào thị trường lao động Việt Nam.

+ Thu nhập, trình độ học vấn: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang ngày càng tăng lên cho thấy mức sống của người dân đang dần được cải thiện. Từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp). Đời sống của nhân dân được nâng cao đi kèm với trình độ học vấn của người dân ngày càng cao. Điều này cũng giúp người dân, đặc biệt là những người trẻ tuổi có tư duy tốt hơn và mục tiêu nghề nghiệp ngày càng cao hơn. Hội nhập dẫn đến việc thay đổi tư duy, do đó, xu hướng phát triển của Việt Nam sẽ dần đi theo hướng của các nước đã phát triển. Trước đây khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các dịch vụ tiện ích hầu hết chưa xuất hiện tại Việt Nam, người ta chỉ làm việc để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của mình, còn hiện nay, nhiều người Việt trẻ làm việc với mong muốn để hoàn thiện bản thân, thử thách chính mình, để rèn luyện và tiếp thu kiến thức… Hay nói một cách khác, theo thang bậc nhu cầu của Maslow, khi đảm bảo được các nhu cầu cơ bản nhất, con người sẽ có xu hướng tiến đến các nhu cầu cấp cao hơn như tham gia xã hội, hoàn thiện bản thân. Từ đó, họ sẽ có xu hướng sử dụng các dịch vụ tiện ích nhằm mang lại những lợi ích tốt nhất cho bản thân mình.

Hình 3.2. GDP bình quân đầu ngƣời tính bằng USD qua các năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

- Vấn đề văn hóa: Đội ngũ nhân lực làm việc trong Novo Nordisk có cả người nước ngoài và người Việt Nam. Điều này tạo nên một môi trường làm việc năng động và nhiều thách thức, thách thức trong việc hòa hợp giữa tập thể về vấn đề văn hóa để xây dựng văn hóa công sở chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.4. Môi trường công nghệ

Môi trường công nghệ ngày càng phát triển là một thuận lợi lớn đối với những doanh nghiệp nước ngoài như Novo Nordisk. Toàn bộ hoạt động kinh doanh của Novo Nordisk hoạt động trên một nền tảng công nghệ mang tính toàn cầu. Từ quy trình công nghệ phần mềm, công nghệ quản lý, hệ thống server, mạng lưới toàn cầu (http://www.novonordisk.com)... Môi trường internet là một kênh quảng cáo thương hiệu hữu hiệu cho công ty… Do đó, công nghệ đối với các doanh nghiệp như Novo Nordisk là vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty NOVO NORDISK tại việt nam trong giai đoạn 2010 2013 (Trang 50 - 55)