Năm 1923, nhà sáng lập công ty người Ðan Mạch đã bắt đầu cuộc hành trình thay đổi căn bệnh đái tháo đường. Ngày nay, công ty có hàng ngàn nhân viên trên toàn thế giới lòng đầy nhiệt huyết, đam mê, chuyên nghiệp và cam kết tiếp tục cuộc hành trình nhằm ngăn ngừa, điều trị và cuối cùng giúp bệnh nhân thay đổi cuộc sống với bệnh đái tháo đường.
Novo Nordisk đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển những hợp chất mới giúp cải thiện kiểm soát đường huyết; công ty tập trung nghiên cứu
vào những tác nhân liên quan đến sự hình thành hoặc phá hủy tế bào beta, nơi sản xuất Insulin, điều chỉnh cảm giác thèm an và tiêu hao nang lượng.
Với trụ sở chính đặt tại Ðan Mạch, Novo Nordisk hoạt động quảng bá sản phẩm tại hơn 180 quốc gia. Tại Việt Nam, insulin của Novo Nordisk đã có mặt từ năm 1999. Hiện nay, Novo Nordisk giữ vị trí đứng đầu nhiều năm trong thị trường insulin tại Việt Nam và có quan hệ đối tác lâu dài với DKSH trong việc phân phối sản phẩm.Ngày 30 tháng 11 năm 2011, sau khi được Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép thành lập, công ty Novo Nordisk chính thức khai trương Văn phòng Đại diện tại đây.
Với việc thành lập này, đây là bước tiếp theo để khẳng định cam kết của Novo Nordisk sẽ tiếp tục thay đổi căn bệnh đái tháo đường tại Việt Nam, và trong việc tăng cường hơn nữa tổ chức của mình để phục vụ tốt hơn bệnh nhân đái tháo đường và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của Việt Nam.
3.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài
3.2.1. Môi trường vĩ mô
3.2.1.1. Môi trường kinh tế
- Phân tích một số số liệu theo nguồn Tổng Cục Thống Kê:
+ GDP: Theo số liệu nêu ở “Bảng 3.1- Chỉ số GDP 2009-2013”, GDP
năm 2012 của Việt Nam đạt mức 5,03%. So với năm 2011, GDP 2012 giảm
0,86%, thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Tuy nhiên, đến năm 2013, nền kinh tế có một số dấu hiệu khả quan hơn, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng sáu tháng đầu năm đạt mức 4,9%, thấp hơn so với 2012 là 0,13%, dự tính đến cuối năm có thể đạt triển vọng là 5,4%.
Bảng 3.1: Chỉ số GDP 2009-2013
STT Năm GDP theo tỷ giá (Tỷ USD)
GDP tỷ giá theo đầu ngƣời (USD) Tăng trƣởng 1 2009 92,84 1040 5,3% 2 2010 102,2 1168 6,78% 3 2011 122 1300 5,89% 4 2012 136 1540 5,03% 5 2013 5,4% (dự báo)
(Nguồn số liệu tổng hợp từ website của tổng cục thống kê)
+ Lạm phát: Theo các số liệu thu được, chỉ số tốc độ lạm phát đang ở
mức thấp, sức tiêu dùng của người dân giảm, các công ty hoạt động kém hơn do nhu cầu của thị trường thấp, tỷ lệ sa thải nhân viên cũng nhiều lên và cầu về nhân lực giảm. 2008 2009 2010 2011 2012 2013 (Dự báo) Tốc độ lạm phát 23.12 6.72 9.21 18.13 6.81 6.5 0 5 10 15 20 25 A xi s Ti tl e Tốc độ lạm phát
Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008-2012
(Nguồn: Báo cáo Giám sát kinh tế Châu Á của ADB) (http://www.indexmundi.com/g/g.aspx?c=vm&v=71)
- Nhận xét: Từ các số liệu trên, ta thấy suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tuyển dụng nói riêng. Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người vì thế đây là loại hàng hóa không thể thay thế. Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng ngành dược phẩm vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn định. Năm 2013, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng của thị trường VN đạt khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Với dân số trên 90 triệu người, ngành dược VN hiện tại chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu thuốc trong nước nên dự báo cho các năm tiếp theo là còn nhiều tiềm năng.
3.2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật
- Chính trị: Chính trị ổn định là một trong những nhân tố đầu tiên thu hút đầu tư vào Việt Nam.
Trong 10 năm trở lại đây, sự kiện chính trị có ảnh hưởng lớn và nổi bật nhất đối với nền kinh tế Việt Nam là sự kiện vào ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau gần 11 năm nỗ lực đàm phán xin gia nhập tổ chức này.
Việc gia nhập WTO đã mang lại cho kinh tế Việt Nam những luồng gió mới. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, đây cũng là tiền đề để các công ty như Novo Nordisk tham gia vào thị trường Việt Nam. Gia nhập WTO đã giúp mức độ cạnh tranh thị trường tăng cao và gần như xóa bỏ độc quyền. Theo nghiên cứu của GS Claudio Dordi - Trường Đại học Bocconi (Ý), tác động lớn nhất từ WTO đối với Việt Nam chính là môi trường pháp lý của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một điểm có lợi cho Novo Nordisk. Uy tín của Việt Nam đã tăng lên nhờ hệ thống pháp luật quy định rõ ràng và minh bạch hơn theo sân chơi chung của WTO. Điều này cũng giúp nhiều nhà đầu tư yên tâm hơn và
đưa ra quyết định đầu tư vào thị trường trẻ đầy triển vọng này. Từ đó mở ra một thị trường kinh tế sôi động, nhu cầu về lao động, việc làm, nguồn vốn đầu tư tăng. Cơ hội tăng thì thách thức cũng tăng, mức độ cạnh tranh của ngành dược phẩm cũng ngày càng cao.
- Pháp luật: Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực để hội nhập nền kinh tế Việt Nam với thế giới thông qua việc ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế.
Các chế tài của Luật không hàm chứa những phân biệt đối xử bất hợp lý và xoá bỏ những đối xử mang tính không bình đẳng, bất hợp lý giữa các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đây cũng là một cơ hội đối với tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành, đặc biệt các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như Novo Nordisk.
3.2.1.3. Môi trường văn hóa xã hội.
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc định vị thị trường của Novo Nordisk.
- Đặc điểm xã hội Việt Nam:
+ Dân số: Việt Nam là một trong những nước có dân số đông ở khu vực Đông Nam Á. Dân số trung bình năm 2012 đạt 88,773 triệu người; dự đoán tốc độ tăng dân số khoảng 1,05%, thì dân số năm 2013 đạt khoảng 89,705 triệu người (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê). Do đó, Việt Nam là một quốc gia rất có tiềm năng về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trong độ tuổi lao động. Đây là tiền đề tốt cho các công ty tham gia vào thị trường.
+ Mật độ dân số: Mật độ dân số Việt Nam cao và không đồng đều, ở các thành phố mật độ dân cư rất cao. Điều này ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đặt các chi nhánh kinh doanh của doanh nghiệp tập trung vào các thành phố lớn.
+ Lứa tuổi, lực lượng lao động: Mỗi năm tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường ở Việt Nam rất cao và có xu hướng tăng lên. Theo tính toán của một số tổ chức thống kê quốc tế, và tổng cục thống kê, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động cao. Trung bình ở mức 28 tuổi. Đây là độ tuổi vàng của lao động. Rất nhiều nhà phân tích nhìn thấy điều này và đặt kỳ vọng cao vào thị trường lao động Việt Nam.
+ Thu nhập, trình độ học vấn: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang ngày càng tăng lên cho thấy mức sống của người dân đang dần được cải thiện. Từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp). Đời sống của nhân dân được nâng cao đi kèm với trình độ học vấn của người dân ngày càng cao. Điều này cũng giúp người dân, đặc biệt là những người trẻ tuổi có tư duy tốt hơn và mục tiêu nghề nghiệp ngày càng cao hơn. Hội nhập dẫn đến việc thay đổi tư duy, do đó, xu hướng phát triển của Việt Nam sẽ dần đi theo hướng của các nước đã phát triển. Trước đây khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các dịch vụ tiện ích hầu hết chưa xuất hiện tại Việt Nam, người ta chỉ làm việc để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của mình, còn hiện nay, nhiều người Việt trẻ làm việc với mong muốn để hoàn thiện bản thân, thử thách chính mình, để rèn luyện và tiếp thu kiến thức… Hay nói một cách khác, theo thang bậc nhu cầu của Maslow, khi đảm bảo được các nhu cầu cơ bản nhất, con người sẽ có xu hướng tiến đến các nhu cầu cấp cao hơn như tham gia xã hội, hoàn thiện bản thân. Từ đó, họ sẽ có xu hướng sử dụng các dịch vụ tiện ích nhằm mang lại những lợi ích tốt nhất cho bản thân mình.
Hình 3.2. GDP bình quân đầu ngƣời tính bằng USD qua các năm
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
- Vấn đề văn hóa: Đội ngũ nhân lực làm việc trong Novo Nordisk có cả người nước ngoài và người Việt Nam. Điều này tạo nên một môi trường làm việc năng động và nhiều thách thức, thách thức trong việc hòa hợp giữa tập thể về vấn đề văn hóa để xây dựng văn hóa công sở chung.
3.2.1.4. Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ ngày càng phát triển là một thuận lợi lớn đối với những doanh nghiệp nước ngoài như Novo Nordisk. Toàn bộ hoạt động kinh doanh của Novo Nordisk hoạt động trên một nền tảng công nghệ mang tính toàn cầu. Từ quy trình công nghệ phần mềm, công nghệ quản lý, hệ thống server, mạng lưới toàn cầu (http://www.novonordisk.com)... Môi trường internet là một kênh quảng cáo thương hiệu hữu hiệu cho công ty… Do đó, công nghệ đối với các doanh nghiệp như Novo Nordisk là vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
3.2.2. Môi trường vi mô
Đặc tính kinh tế của ngành dƣợc phẩm:
Ngành Dược Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Trong giai đoạn 2009 - 2013, ngành Dược có mức tăng trưởng trung bình là 16% và
được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng. Cụ thể năm 2012 doanh thu tiêu thụ của dược phẩm đạt 1,426 tỷ USD chiếm 1,78% GDP tăng 22% so với năm 2011. Trong đó giá trị sản xuất trong nước chiếm 715 triệu USD tăng 33,8% so với năm 2011 và đáp ứng 50,3% nhu cầu của cả nước. Đến năm 2013 doanh thu tiêu thụ dược phẩm đạt 1,71 tỷ USD tăng 20% so với năm 2012, trong đó giá trị sản xuất trong nước chiếm 585 triệu USD tăng 20% và đáp ứng 50,17% nhu cầu của cả nước và theo dự báo của hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược Việt Nam trong năm 2014 doanh thu tiêu thụ dược phẩm có thể lên đến 2,050 tỷ USD tăng 20% so với năm 2013.
Hệ thống phân phối của ngành Dược hiện nay được thực hiện chủ yếu qua hai kênh phân phối là phân phối qua hệ thống điều trị (bao gồm phân phối qua bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế cấp xã phường …) và hệ thống thương mại (các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối và các nhà thuốc). Mạng lưới phân phối thuốc trong nước vẫn chưa có sự chuyên nghiệp, hệ thống phân phối của các công ty Dược Việt Nam còn chồng chéo tranh giành thị trường, chưa đạt được hiệu quả cao.
Hiện nay thuốc giả chiếm thị phần lớn trên thị trường tiêu thụ. Theo báo cáo của Interpol năm 2008 Việt Nam có đến 406 mẫu thuốc giả đứng thứ 2 so với các nước Đông Nam Á.
Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới WHO ngành Dược Việt Nam ở mức đang phát triển. Điển hình trong giai đoạn 2009 - 2013 chi tiêu y tế của người dân tăng cao, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm với mức tăng từ 5,11 USD/người/năm (2009) lên đến 19,6 USD (2013) chiếm 1,6% GDP và dự doán đến năm 2014 chi tiêu y tế sẽ tiếp tục tăng lên đến mức 24 USD/ người/năm. Trên thực tế tuy tăng trưởng cao nhưng mức chi tiêu cho ngành Dược vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực và vẫn còn thấp rất nhiều so với mức trung bình thế giới là 40 USD/người/năm. Bên cạnh đó, do đa số nguồn nguyên
vật liệu sản xuất thuốc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với 90%. Vì vậy nhìn nhận ở mức khái quát thì ngành dược Việt Nam vẫn còn ở mức phát triển trung bình - thấp và qui mô của ngành hiện nay vẫn còn nhỏ.
Trong tương lai ngành Dược Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Vì Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng GDP
cao nhất thế giới và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Theo dự
đoán của BMI đến năm 2019 thị trường ngành Dược có thể đạt tới 6,1 tỷ USD và dân số Việt nam sẽ tiếp tục gia tăng từ 86,8 triệu người (2008) lên hơn 100 triệu người (2019). Dân số tăng, mức sống người dân tăng lên kéo theo nhu cầu về dược phẩm cũng tăng. Cùng với mục tiêu của chính phủ là đến năm 2014 thuốc sản xuất trong nước sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân và đến năm 2019 là 70%. Điều này tạo nhiều cơ hội để phát triển ngành Dược Việt Nam trong tương lai.
Sau khi tìm hiểu đặc tính kinh tế của ngành, để hiểu rỏ hơn ta cần tìm hiểu phân tích về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế của ngành Dược.
Khách hàng của ngành dược phẩm được phân khúc thành 2 nhóm:
a) Nhóm khách hàng gián tiếp
Nhóm khách hàng này bao gồm những người tiêu dùng cuối cùng trong và ngoài nước. Được phân loại thành 2 nhóm chính: Nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài và nhóm khách hàng gián tiếp trong nước.
Nhóm khách hàng gián tiếp nƣớc ngoài
Nhìn chung thị phần xuất khẩu Dược của Việt Nam rất nhỏ chủ yếu sang Nhật, Đông Âu. Nhưng theo dự đoán của tổ chức RNCOS, tăng trưởng công nghiệp Dược ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2013 - 2016 sẽ đạt 12%-15%, trong khi mức tăng trưởng của thế giới chỉ đạt 6 - 8% và nhu cầu dược phẩm ở các nước châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh…vẫn
có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới vì dân số đông, thu thập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện, vì vậy nhu cầu nhập khẩu dược ở khu vực này cũng sẽ gia tăng. Trong tương lai quy mô của nhóm khách hàng này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển.
Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài (châu Âu):
-Yêu cầu về chất lượng và tính an toàn cao khi sử dụng sản phẩm. -Quan tâm nhiều đến thương hiệu sản phẩm.
Nhóm khách hàng gián tiếp trong nƣớc
Như phân tích ở trên trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Vì vậy cho thấy nhóm khách hàng gián tiếp trong nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp trong nước
-Đa phần người dân Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội. Họ luôn mang
tâm lý rằng thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt.
-Phần lớn người dân tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, nên có nhu cầu cao các loại thuốc có giá rẻ.
-Họ có thói quen là thường tự mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo lời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc (có tới 45% người tiêu dùng Việt Nam thường mua thuốc theo kinh nghiệm).
-Ngoài ra do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn
nên vấn đề về sức khỏe cũng được quan tâm, chăm sóc và đầu tư kỹ hơn vì vậy người dân ngày nay yêu cầu cao hơn về chất lượng được phẩm cũng như