Công ty có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để xác định tổng kinh phí cho hoạt động xúc tiến, sau đó phân chia cho từng công cụ một. Không có một tỉ lệ chia nào là tối ưu nhất. Những công ty ở những lĩnh vực khác nhau, thậm chí những công ty trong cùng một lĩnh vực, sẽ có những cách chia khác nhau.
1.3.6.1 Phương pháp tùy khảnăng
Theo phương pháp này, công ty sẽ ấn định một mức kinh phí cho hoạt động xúc tiến mà họ nghĩ rằng có thể chịu được. Họ ước tính tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hoạt động, chi phí đầu tư rồi trên phần dư đó họ dành một tỉ lệ phần trăm nhất định cho hoạt động xúc tiến.Phương pháp này hoàn toàn bỏ qua những tác động của xúc tiến lên doanh số. Nó có khuynh hướng đặt hoạt động xúc tiến đằng sau những hoạt động khác cần chi tiền, mặc dù có thể hoạt động xúc tiến lại là chìa khóa cho sự thành công của công ty. Phương pháp này thường dẫn đến việc kinh phí không đủ cho hoạt động thực tế.
1.3.6.2 Phương pháp phần trăm trên doanh số
Theo phương pháp này, công ty sẽ ấn định một tỉ lệ phần trăm trên doanh thu năm trước hay doanh số dự kiến năm sau. Hoặc cũng có thể ấn định một tỉ lệ phần trăm trên giá bán một đơn vị sản phẩm.Với cách làm này vẫn đảm bảo chi trong chừng mực có thể chi được. Nó cũng giúp nhà lãnh đạo nghĩ đến mối liên hệ giữa chi phí xúc tiến, giá bán và lợi nhuận. Sau hết cách làm này cũng cho phép ổn định cạnh tranh bởi các công ty đang cạnh tranh với nhau có xu hướng chi cho xúc tiến một tỉ lệ xấp xỉ nhau.
Tuy nhiên, điểm không hay của phương pháp này là xem xúc tiến là hệ quả của doanh thu. Nó xác định ngân sách dựa trên khảnăng hiện có chứkhông căn cứtheo cơ hội thị trường. Đặc biệt là việc xác định một tỉ lệ phần trăm là bao nhiêu là hợp lý là điều không không dễ trừ phi bao lâu nay đã làm như vậy hoặc bắt chước con số của đối thủ. Cuối cùng nó không khuyến khích xây dựng ngân sách mà không tính đến các yếu tốnhư đặc điểm sản phẩm, chu kì sống sản phẩm, đặc điểm thị trường.
1.3.6.3 Phương pháp cân bằng cạnh tranh
Với phương pháp này, đối thủ cạnh tranh chi bao nhiêu chúng ta chi bấy nhiêu. Công ty có thểước tính chi phí xúc tiến của một đối thủ cạnh tranh tiêu biểu hoặc ước tính chi phí xúc tiến bình quân của ngành rồi lấy đó làm con số của mình.
Tuy nhiên, làm sao biết được đối thủ cạnh tranh đang chi như vậy cho hoạt động xúc tiến là hợp lý hay không. Hơn nữa, các công ty khác nhau về danh tiếng, nguồn lực, mục tiêu,nên kinh phí cho xúc tiến cũng không giống nhau.
1.3.6.4 Phương pháp căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ
Theo phương pháp này, công ty xác định kinh phí cho hoạt động xúc tiến dựa trên những công việc cần làm để đạt những mục tiêu mong muốn. Với cách làm này, công ty buộc phải xác định các mục tiêu cần đạt đến, những công việc cần làm để đạt mục tiêu và ước tính chi phí cho những công việc đó.
Phương pháp này xem ra rất khoa học nhưng việc thực hiện lại không dễ dàng. Không dễdàng để vẽ ra viễn cảnh của tương lai và xác đinh cụ thể những việc cần làm để đạt được nó. Rồi cũng không dễước tính hiệu quả mang lại của những công việc đó đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VCN