Xuất giải pháp cho việc mở rộng đầu tư và tuyển chọn cán bộ tín dụng có uy tín

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại BIDV QUẢNG TRỊ (Trang 91 - 93)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu

5.2.1.xuất giải pháp cho việc mở rộng đầu tư và tuyển chọn cán bộ tín dụng có uy tín

có uy tín

Đối với mỗi ngân hàng, lực lượng nhân sự đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động nghiệp vụ. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, là lực lượng lao động mà không một máy móc, công nghệ nào có thể thay thế được thì trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước thực trạng tại BIDV Quảng Trị, đội ngũ làm công tác tín dụng còn rất non trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề thì việc bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là rất cần thiết.

• Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tín dụng

Thương xuyên tổ chức các lớp học, tập huấn cho cán bộ làm công tác tín dụng về kiến thức pháp luật, kinh tế, bồi dưỡng kiến thức đểnâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ tín dụng.

Xây dựng chính sách đào tạo, khuyến khích cán bộđang công tác tại chi nhánh đi học cao học, tiến sỹ tại các trường đại học trong và ngoài nước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ xuất sắc.

• Nâng cao tinh thần và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác tín dụng Để hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức nghề nghiệp, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, cần có chế độ lương bổng thích hợp để khuyến khích cán bộ làm công tác tín dụng. Hiện nay, BIDV Quảng Trị áp dụng mức lương như nhau cho tất cả các cán bộ tín dụng là không hợp lý, không khuyến khích người lao động hăng say hết mình với công việc. Do đó, đối với cán bộ làm công tác tín dụng, cần xây dựng một chính sách lương, thưởng phù hợp với mức tăng cường dư nợ của cán bộ đó. Đồng thời cũng áp dụng mức phạt nhất định trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng với khoản vay như: tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi… để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, gắn quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ làm công tác tín dụng đối với mỗi khoản vay mà cán bộđó phụ trách.

5.2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao kinh nghiệm đi vay cho khách hàng

Cán bộ ngân hàng cần thông báo và hỗ trợ cho khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ tín dụng, đảm bảo hồsơ phải đầy đủ các thông tin về khách hàng phải được chia sẻ một cách trung thực nhất.

Khách hàng khi vay vốn có tài sản đảm bảo phù hợp theo quy định của ngân hàng: Thực tế cho thấy, trước tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động tín dụng là rất lớn. Vì vậy khi khách hàng vay vốn cần có tài sản đảm bảo phù hợp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ được. Đối với các khoản cấp tín dụng BIDV Quảng Trị yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo cho khoản vay ngay từ khi xét duyệt cấp tín dụng, còn đối với những khách hàng đã được duyệt cấp tín dụng, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo cho khoản vay có giá trị tương ứng với dư nợ hiện tại. Đặc biệt là đối với những khoản vay có nguy cơ phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, BIDV Quảng Trị phải tìm mọi cách đểtăng thêm tài sản cầm cố, thế chấp.

Trong quá trình xem xét, thẩm định đối với tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng cần lưu ý đến các đặc điểm sau của tài sản:

- Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh: Để chứng minh các điều kiện này, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải xuất trình giấy chứng nhận sở hữu, quyền quản lý và sử dụng tài sản. Trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được thế chấp theo quy định của pháp luật về luật đất đai. Đối với tài sản mà nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng, doanh nghiệp phải chứng minh được quyền được cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh tài sản đó.

- Thuộc loại tài sản được phép giao dịch:

Tài sản được phép giao dịch được hiểu là các loại tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác.

- Không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm:

Để thỏa mãn điều kiện này, BIDV Quảng Trị yêu cần khách hàng vay, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý tài sản đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.

- Phải mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định:

Đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì BIDV Quảng Trị yêu cầu khách hàng vay, bên bảo lãnh xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn đảm bảo tiền vay. Trường hợp khoản vay có thời hạn dài, khách hàng vay và bên bảo lãnh có thể xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm có thời hạn ngắn hơn song phải cam kết bằng văn bản về việc tiếp tục mua bảo hiểm trong thời gian tiếp theo cho đến khi hết thời hạn đảm bảo.

- Tính dễ chuyển nhượng của tài sản:

Nhằm đảm bảo khảnăng thu nợ nhanh gọn, BIDV Quảng Trị chỉ nên lựa chọn các loại tài sản dễ chuyển nhượng, dễ bán trên thị trường để nhận làm tài sản đảm bảo. Các ngôi nhà có giá trị nhỏ, ở sâu trong ngõ, máy móc, thiết bị chuyên dụng, hàng hóa đặc biệt…là các loại tài sản cần hết sức thận trọng khi xem xét nhận thế chấp, cầm cố.

- Tính chóng hỏng, giảm giá trị nhanh theo thời gian:

BIDV Quảng Trị không nên nhận các tài sản chóng bị hỏng và giảm nhanh giá trị theo thời gian, làm tài sản đảm bảo tiền vay bằng các lô hàng hình thành từ vốn vay, BIDV Quảng Trị có thể xem xét chấp nhận với điều kiện quản lý, giám sát được lô hàng đó để dễ bán trên thịtrường trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại BIDV QUẢNG TRỊ (Trang 91 - 93)