Các nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân bất khả kháng: Các thiệt hại đôi khi này sinh từ nguyên nhân thiên tai như bão lũ, hạn hán, hỏa hoạn, động đất. Những thay đổi về nhu cầu của người tiêu
dùng hoặc về kỹ thuạt một ngành công nghiệp có thể làm sụp đổ cả một cơ đồ của một hàng kinh doanh và đặt người đi vay từng làm ăn có lãi vào thế thua lỗ. Một cuộc đình công kéo dài, việc giảm giá để cạnh tranh hoặc việc mất một người quản lý giỏi có thể làm thiệt hại nghiêm trọng đến khảnăng chi trả tiền vay của người đi vay.
Thông tin không cân xứng: Trong quá trình hoạt động, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nợ và có - chuyển vốn từngười gửi tiền sang người đi vay tiền. Toàn bộ giao dịch này sẽ suôn sẻ nếu các bên tham gia đều có những thông tin và hiểu biết đầy đủ về nhau. Song một thực tế còn tồn tại là: một bên thường không biết tất cả những gì cần biết về phía bên kia và sự không công bằng về thông tin mà mỗi bên có được như vậy gọi là “thông tin không cân xứng”. Việc thiếu thông tin trong các giao dịch này sẽ đưa đến “sự lựa chọn đối nghịch” và “rủi ro đạo đức”.
Môi trường kinh tế: Có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành công đối với người đi vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người vay và do vậy tạo nên niềm tin hay gây lo lắng cho người đi vay tiền. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, người vay hoạt động tốt do lợi nhuận thu được tương đối cao, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng khả năng hoàn trả của người đi vay bị giảm sút. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và trường độ của khủng hoảng mà việc ảnh hưởng đến các cá nhân và các doanh nghiệp sản xuất lưu thông cũng như đến khảnăng thanh toán các khoản nợ của họở mức khác nhau. Mức độ khủng hoảng càng cao, sức mua của người tiêu dùng càng giảm sút gây ra hiện tượng hàng hóa bán ra và lợi nhuận của doanh nghiệp lưu thông cũng giảm theo, đồng thời lượng tồn kho của các doanh nghiệp sản xuất cũng vì thế mà tăng lên một cách miễn cưỡng gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của họ.
Nguyên nhân do chính sách nhà nước
Ngoài các nguyên nhân trên đưa đến rủi ro cho hoạt động của ngân hàng còn có những nguyên nhân khác nhau như sự thay đổi các chính sách kinh tếvĩ mô của Chính phủ, các biến động về kinh tế chính trị trên thế giới…
Chính phủ sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ, thu nhập, kinh tếđối ngoại… cùng các công cụ của hệ thống chính sách này tác động vào
tổng sản phẩm quốc dân, việc làm, lạm phát, tỉ giá hối đoái… nhằm giảm bớt những giao động của chu kỳ kinh doanh trong mỗi thời kỳ.
Qua nghiên cứu phân tích và thực tế cho thấy bất kỳ sự thay đổi vào trong chính sách kinh tếvĩ mô đều dẫn đến sựthay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái, điều kiện mở rộng hay thu hẹp tín dụng… Đây là những nhân tố gây nên tính bấp bênh trong kinh doanh tiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng thương mại.
Trong điều kiện kinh tế mở cửa dưới nhiều hình thức và phương tiện, những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới có ảnh hưởng tới các quan hệ kinh tếđối ngoại của một nước mà biểu hiện là cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái… biến động đưa đến sự biến động của giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu, lãi suất, mức cầu tiền tệ… Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các ngân hàng thương mại, gây nên rủi ro, đe dọa sự an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Môi trường pháp lý
Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và các ngành có liên quan.
Cùng với môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường cho vay của các ngân hàng thương mại. Môi trường cho vay có thểảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, có thể hạn chế hay làm tăng thêm rủi ro đối với hoạt động kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Nguyên nhân từphía người vay
a. Khách hàng là cá nhân
Một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Người vay bị thất nghiệp nên không đảm bảo được mức thu nhập như đã dự kiến ban đầu.
- Người vay gặp những sự cố bất thường trong cuộc sống cũng là một nguyên nhân gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Do người vay hoạch định ngân quỹ không chính xác, không dự tính hết được các khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai thu nhập có thể sử dụng để trả nợ ngân hàng.
b. Khách hàng là các doanh nghiệp:
Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, việc dự toán chi phí và sản lượng mức sản lượng sản xuất không phù hợp. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽảnh hưởng đến khảnăng trả nợ cho ngân hàng với các mức độ khác nhau.
Rủi ro tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở việc doanh nghiệp không thểđối phó với các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ. Rủi ro tài chính diễn ra cùng mức độ sử dụng nợ, gắn liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, nghĩa là với cơ cấu của tài sản nợ của bảng cân đối tài sản.
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.
Thực tế kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra là do những nguyên nhân sau:
- Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hởđể khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của Ngân hàng.
- Do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn. Đồng thời cán bộ Ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn nên việc đánh giá các dự án, hồsơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay.
- Cán bộ Ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông đồng với khách hàng lập hồsơ giảđể vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệ khách hàng.
- Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh.
- Do áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
- Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ Ngân hàng Nguyên nhân từcác đảm bảo tín dụng
Trường hợp đảm bảo bằng tài sản: Do sự biến động giá trị tài sản đảm bảo theo chiều hướng bất lợi (phụ thuộc vào đặc tính của tài sản và thịtrường giao dịch các tài sản này). Do ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm giữ các tài sản đảm bảo để xử lý chúng (do người vay vi phạm hợp đồng về việc bảo quản duy trì tài sản, do đặc tính của tài sản hoặc do thiếu các cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản).
Trường hợp đảm bảo đối nhân (bảo lãnh) :Người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho người vay tín dụng khi người này không có khảnăng trả nợ (có thể là cố ý hoặc bản thân người bảo lãnh cung gặp khó khăn về tài chính không có khả năng trả nợ thay)