0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Sự cần thết phải phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV QUẢNG TRỊ (Trang 31 -37 )

Đối với bản thân Ngân hàng.

Khi rủi ro xảy ra, trước tiền lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng sẽ bịảnh hưởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thểbù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽảnh hưởng trực tiếp tới khảnăng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới phá sản Ngân hàng. Vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm cần thiết đối với các NHTM.

Đối với nền kinh tế.

Kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.

2.3. Một số nghiên cứu trước đây

PGS. TS Trương Đông Lộc & ThS. Nguyễn Thị Tuyết, với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ”.

Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, để hạn chếđược những rủi ro ấy, bắt buộc phải tìm được các yếu tốảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Để tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên, PGS. TS Trương Đông Lộc & ThS. Nguyễn Thị Tuyết đã thực hiện đề tài với mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ (Vietcombank Cần Thơ) qua đó đề xuất các biện pháp khắc phục. Tác giảđã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 438 mẫu quan sát thu thập được đểxác định các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại VCB Cần Thơ.

Từ các lý thuyết về tín dụng và rủi ro trong tín dụng và các nghiên cứu thực tiễn về vấn đề này. Đểxác định các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tác giảđã sử dụng mô hình xác suất probit với phương trình sau:

Y= α+βR1R*XR1RR2R*XR2RR3R*XR3RR4R*XR4RR5R*XR5RR6R*XR6RR7R*XR7R

Y: Mức độ rủi ro của khoản vay được đo lương bằng 2 giá trị 1 và 0 (1 là có rủi ro, 0 là không có rủi ro)

X1: Kinh nghiệm của khách hàng đi vay X2: Khảnăng tài chính của khách hàng đi vay X3: Tài sản đảm bảo

X4: Sử dụng vốn vay

X5: Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng X6: Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh X7: Kiểm tra giám sát khoản vay

Áp dụng mô hình Probit, nghiên cứu này đã xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Vietcombank Cần Thơ. Cụ thể là, nếu vốn tự có của khách

hàng vay trong dự án càng lớn thì khảnăng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng việc sử dụng vốn đúng mục đích của người vay có khảnăng hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tương tự, kết quả phân tích cho thấy, cán bộ tín dụng càng có nhiều kinh nghiệm và số lần kiểm tra, giám sát các khoản vay của họ càng nhiều thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của các khoản vay mà họ quản lý càng thấp. Cuối cùng, việc đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn cũng có xu hướng làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng thực tế rất có giá trị nhằm giúp các ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank Cần Thơ nói riêng hiểu rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Trên cơ sở những nguyên nhân này, ngân hàng sẽ chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng mình.

Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad thuộc khoa tài chính ngân hàng trường đại học Utara Malaysia với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của các ngân hàng hồi giáo Malaysia

Dựa trên các nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ (Ahmad, 2003; Hassan, 1992,1993; Hassan và cộng sự, 1994. Shrieves và Dahl, 1997; Angbazo et al, 1998), một số biến đã được xác định để hình thành mô hình hồi quy trong nghiên cứu của Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad. Tỷ lệ nợ xấu so với tổng các khoản vay được thực hiện như là đại diện cho rủi ro tín dụng (Rose, 1996; Berger và DeYoung năm 1997; Corsetti, Persenti và Roubini, 1998). Các dựđoán ước tính bao gồm bảy yếu tố: hiệu quả quản lý (MGT), đòn bẩy (LEV), rủi ro tiếp xúc vay vốn khu vực (RSEC), vốn điều lệ (REGCAP), dự phòng rủi ro (LLP), chi phí vốn (FCOST), tỉ trọng tài sản rủi ro (RWA), log tự nhiên của tổng tài sản (LNTA) và tỷ lệ cho vay ký quỹ (LD).

Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad cho rằng rủi ro tín dụng (CR) có mối quan hệ tiêu cực với MGT, LNTA và REGCAP. Hiệu quả thấp hơn trong việc quản lý thu nhập từ tài sản càng thấp thì có thể sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng càng cao; quy mô và vốn của ngân hàng có tác động tích cực đến rủi ro ngân hàng. Mặt khác, LLP, FCOST, RSEC, LEV, RWA và LD được dự kiến sẽ có mối quan hệ tích cực với CR. Nếu một ngân hàng dự đoán rủi ro tín dụng của nó tăng thì việc tăng dự phòng rủi ro tín dụng là

cần thiết. Trong trường hợp cho vay nhiều thì chi phí liên quan đến tài trợ cho các hoạt động như giám sát khoản vay, gia hạn và thu hồi sẽ tăng. Điều này đồng nghĩa với việc càng liên quan nhiều đến các lĩnh vực rủi ro cao và tỉ trọng tài sản rủi ro càng cao thì xác suất rủi ro tín dụng càng lớn.

Từđó tác giảđưa ra mô hình:

CRit = λ0 + λ1lnMGTit +λ2lnLEVit +λ3lnRSECit + λ4lnREGCAPit +λ5lnLLPit + λ6lnFCOSTit+λ7lnRWAit + λ8LNTAit + λ9lnLDit + ε j,t

Trong đó:

Crit = nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i trong năm t

MGTit = tổng thu nhập từ tài sản trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t LEVit = vốn cấp 2 trên vốn cấp 1 của ngân hàng i trong năm t

RSECit = các khoản cho vay có rủi ro (RSECT) trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i trong năm t (RSECT = các khoản cho vay bất động sản + cho vay chứng khoán và cho vay tiêu dùng)

REGCAPit = vốn cấp 1 trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t

LLPit = dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng i trong năm t FCOSTit = chi phí vốn theo quy định của ngân hàng i trong năm t

RWAit = tỉ trọng tài sản rủi ro theo quy định của ngân hàng i trong năm t

LNTAit = log tự nhiên của tổng tài sản theo quy định của ngân hàng i trong năm t LDit = tỉ lệ cho vay ký quỹtheo quy định của ngân hàng i trong năm t.

Sau khi tham khảo các nghiên cứu của các tác giả về vấn đề rủi ro tín dụng trong ngân hàng, đặc biệt là mô hình của PGS. TS Trương Đông Lộc & ThS. Nguyễn Thị Tuyết (Việt Nam) và mô hình nghiên cứu của Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad (Malaisia), tác giả đã quyết định sử dụng mô hình nghiên cứu của PGS. TS Trương Đông Lộc & ThS. Nguyễn Thị Tuyết với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ” để áp dụng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đế rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị. Việc tác giả giữ nguyên mô hình nghiên cứu gốc của PGS. TS Trương Đông Lộc & ThS. Nguyễn Thị Tuyết là do: thứ nhất vì BIDV và VCB là hai ngân hàng

quốc doanh cùng hoạt động trong nền kinh tế của Việt Nam nên có nhiều điểm tương đồng về quy mô cũng như cách thức hoạt động. Thứ hai: Các yếu tố gây ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng VCB Cần Thơ theo như nghiên cứu của PGS. TS Trương Đông Lộc & ThS. Nguyễn Thị Tuyết bao gồm: kinh nghiệm của khách hàng đi vay, khả năng tài chính của khách hàng đi vay, tài sản đảm bảo, sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, kiểm tra giám sát khoản vay hoàn toàn phù hợp với các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của BIDV Quảng Trị.

Ở trên mặc dù tác giảcó đưa ra tham khảo về nghiên cứu của Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad thuộc khoa tài chính ngân hàng trường Đại học Utara Malaysia với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của các ngân hàng hồi giáo Malaysia” nhưng lại không áp dụng mô hình này vì: mặc dù trên thực tế, con đường xây dựng hệ thống ngân hàng ở các quốc gia Đông Nam Á cũng gần tương tự nhau. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam tương đồng với các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines. Tuy nhiên nghiên cứu của Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad lại nghiên cứu ở các ngân hàng hồi giáo, các ngân hàng này được phát triển dựa trên những tư vấn và chấp thuận của uỷ ban giám sát Hồi giáo để đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt nhất các quy tắc Hồi giáo. Các ngân hàng hồi giáo cần áp dụng hàng loạt các công cụ tài chính Hồi giáo để phát triển. Chính vì vậy mà việc áp dụng các nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng Hồi giáo Malaysia vào nghiên cứu đối với ngân hàng Việt Nam là không tương đồng và không phù hợp.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 tác giả tiến hành hệ thống lý luận về tín dụng và hoạt động tín dụng của NHTM từ đó để có thể nắm rõ hơn về khái niệm rủi ro tín dụng và các trường

hợp rủi ro tín dụng của NHTM. Bên cạnh đó tác giả có tìm hiểu thêm nghiên cứu của PGS. TS Trương Đông Lộc & ThS. Nguyễn Thị Tuyết, với nghiên cứu “Các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ” đểlàm căn cứ tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV QUẢNG TRỊ (Trang 31 -37 )

×