CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV QUẢNG TRỊ.
4.1.1. Khái quát về BIDV Quảng Trị
Giới thiệu về BDIV Quảng Trị
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập sớm nhất ở Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Song hành với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (năm 1957), Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng (năm 1981) và từnăm 1990 đổi thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, BIDV Quảng Trịđược hình thành từ tháng 2/1961 mà tiền thân là Phòng đại diện Ngân hàng Kiến thiết đặc khu Vĩnh Linh. Sau ngày Quảng Trị được giải phóng, tháng 4/1973 thành lập Phòng kiến thiết cơ bản trực thuộc Ty Tài chính Quảng Trị; tháng 7/1975 Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Quảng Trị được hình thành, tháng 6/1976 nhập chung vào Ngân hàng Kiến thiết Bình Trị Thiên. Năm 1981 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực II Bình Trị Thiên. Năm 1989 cùng với việc lập lại tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Trị được thành lập, đến năm 1990 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) Quảng Trị.
Sau ngày đất nước thống nhất, BIDV Quảng Trị tiếp tục khai thác, cung ứng nguồn vốn để khắc phục hậu quả chiến tranh và chuyển sang thời kỳ khôi phục và phát triển nền KT-XH tỉnh nhà. Thông qua công tác quản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB,
BIDV Quảng Trị đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh. Đặc biệt trong 22 năm tỉnh nhà được lập lại, BIDV Quảng Trị chuyển sang hoạt động kinh doanh với phương châm “Hiệu quả kinh doanh của bạn hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng” và “Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công” BIDV Quảng Trị đã có bước đổi mới sâu sắc, toàn diện về mô hình tổ chức quản lý, chiến lược kinh doanh, các chính sách đối với khách hàng, hiện đại hóa công nghệ quản trịđiều hành và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tiện ích.
Nguồn vốn huy động trong 15 năm (1996-2011) đạt mức tăng trưởng bình quân 22% năm, riêng năm 2011 đạt mức tăng trưởng 28,4%. Đây là kết quả hết sức tích cực trong tình hình KT-XH khó khăn, nguồn vốn huy động hạn hẹp, nhiều ngân hàng mất khả năng thanh khoản nhưng chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn và luôn đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng trên địa bàn. Với chiến lược huy động vốn bền vững và có chính sách khách hàng hợp lý nên đã thu hút được một khối lượng vốn nhàn rỗi đáp ứng đủ nguồn vốn phục vụ mọi nhu cầu vay vốn. Vốn tín dụng đầu tư cho nền kinh tế trong 15 năm (1996-2011) xấp xỉ 20 ngàn tỷđồng, mức tăng trưởng bình quân về doanh sốcho vay đạt 37,7%/năm. Dư nợ tín dụng bình quân đạt 26,5%. Riêng năm 2011 mức tăng trưởng 15,3% so với năm 2010, chất lượng tín dụng được bảo đảm an toàn và hiệu quả, nợ xấu: 0,38%.
BIDV Quảng Trị đã thực hiện nghiêm túc chủtrương hạn chếtăng trưởng tín dụng dưới 20% để kiềm chế lạm phát của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nguồn vốn đã được đầu tư cho hàng trăm dự án thuộc các chương trình kinh tế, các dự án trọng điểm của tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Quảng Trị phát triển như các nhà máy sản xuất xi măng, các dự án thủy điện, thủy lợi, nhiều dự án phát triển cao su, tiêu, cà phê, sản xuất chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản, vật liệu xây dựng; đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc thi công, kinh doanh thương mại dịch vụ, du lịch, phát triển phương tiện vận tải, lưới điện, bưu chính viễn thông... tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH trên địa bàn.
Về hoạt động dịch vụngân hàng: Trong giai đoạn 1996-2006 thu dịch vụròng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm, giai đoạn 2007-2011 đạt mức tăng trưởng bình quân 42%/năm. Bình quân 15 năm đạt mức tăng trưởng 34%/ năm. Riêng năm 2011 tăng trưởng 18,5% so với 2010.
Về hiệu quảkinh doanh đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân 1996- 2011 là 22%/ năm. BIDV Quảng Trị đã hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và địa phương, 5 năm liên tục được UBND tỉnh tặng bằng khen. Cùng với hoạt động chuyên môn, BIDV Quảng Trị đã phát triển lực lượng cán bộ, hoàn thiện tổ chức bộ máy lãnh đạo, điều hành và phát triển mạng lưới. Đến năm 2011, Chi nhánh có 100 CBNV, 10 phòng, tổ tại hội sở chính và 3 Phòng giao dịch Đông Hà, Vĩnh Linh và Nam Đông Hà. Chi bộ đảng và các đoàn thểđều phát triển mạnh. Chi bộđảng hàng năm đều được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh, 2 năm liền 2010, 2011 được công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Công đoàn, Đoàn Thanh niên luôn đạt đơn vị vững mạnh xuất sắc, nhiều năm được Liên đoàn lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn tặng bằng khen. Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, được sự quan tâm của BIDV Việt Nam, BIDV Quảng Trị đã làm tốt công tác an sinh xã hội, hướng đến cộng đồng trên địa bàn. Chỉ tính từnăm 2006-2012, BIDV đã hỗ trợ 31,7 tỷđồng để xây dựng 155 nhà đại đoàn kết và nhà tình nghĩa, xây dựng 7 trường học, tặng 350 bộ máy vi tính, xây 3 trạm y tế xã, tôn tạo các công trình văn hóa, di tích lịch sử, nâng cấp các nghĩa trang liệt sĩ và đóng góp vào quỹ từ thiện nhân đạo, chất độc da cam, khắc phục hậu quả thiên tai.
Là đơn vị thành viên của BIDV Việt Nam, BIDV Quảng Trịđã xây dựng kế hoạch tái cơ cấu hoạt động theo đề án tái cơ cấu của BIDV Việt Nam. Thực hiện đổi mới toàn diện vềtư duy, nhận thức của cán bộ nhân viên, nâng cao tính thị trường, thực sựhướng đến khách hàng khi chuyển sang ngân hàng cổ phần. Đổi mới về tổ chức, vềcơ chế quản trị, quản lý, đổi mới cơ chế điều hành, tăng tính chủ động, nhất quán và có tính đột phá trong hoạt động kinh doanh. Đổi mới công tác cán bộ, lấy đạo đức kinh doanh làm trung tâm, tôn trọng và phát huy sự sáng tạo, tính hiệu quả trong kinh doanh.
BIDV Quảng Trị hết sức nỗ lực phấn đấu, đổi mới nhận thức và hành động; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; biết phát huy trí tuệ, tính năng động sáng tạo và những ý tưởng mới táo bạo mang tính đột phá của mỗi CBNV. Với truyền thống 55 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sựlãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành của BIDV Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, sựquan tâm giúp đỡ của các sở, ban ngành và sự hợp tác của bạn hàng, tin tưởng rằng BIDV Quảng Trị sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH, xứng đáng là thành viên của đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳđổi mới.
Hình 4.1: Sơ đồvà cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Quảng Trị BAN GIÁM ĐỐC P. Quan hệ KH P. quản lý rủi ro Văn phòn g P. Dịch vụ KH P. tổ chức nhân sự P. Tài chính kế toán P. Điện toán P. quản trị tin dụng P. kế toán tổng hợp P. QL & DV kho quỹ P. Than h toán Quốc tê P. QH KH DN P. QH KH CÁ NH ÂN P. DV KH CN P. DV KH DN 47
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Bảng 4.1. Chức năng nhiệm vụ riêng của các phòng ban trong BIDV Quảng Trị
Phòng ban Chức năng
Phòng quan hệ khách
hàng
KH DN
-Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng. - Công tác tín dụng.
KH cá nhân
-Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng. -Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ -Công tác tín dụng -Các nhiệm vụ khác Phòng quản lý rủi ro - Công tác quản lý tín dụng - Công tác quản lý rủi ro tín dụng - Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp - Công tác phòng chống rửa tiền
- Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO - Công tác kiểm tra nội bộ
Phòng Quản trị tín dụng
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh theo qui định, qui trình của Ngân hàng và của Chi nhánh - Thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn trong tác nghiệp của phòng, tuân thủđúng qui trình kiểm soát nội bộtrước khi giao dich được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủcác điều kiện của hợp đồng tín dụng.
Phòng Thanh toán quốc tế
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng
- Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ
thương mại.
- Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh
- Quản lý hồsơ, thông tin liên quan đến công tác của Phòng, lập các loại báo cáo nghiệp vụ phục vụ quản trị điều hành theo quy định Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Dịch vụ KHDN
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với các khách hàng là doanh nghệp và tổ chức.
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà Nước và của Ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin và lập các loại báo cáo, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản trị điều hành theo qui định.
Phòng dịch vụ KHCN
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với các khách hàng là cá nhân.
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin và lập các loại báo cáo, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản trị điều hành theo qui định.
-Đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về: chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, qui trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng.
Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ.
- Chịu trách nhiệm: đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho/quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho, quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.
- Các nhiệm vụ khác: theo dõi, tổng hợp các báo cáo tiền tệ, an toàn kho theo quy định; tham gia ý kiến xây dựng chếđộ, quy trình về công tác tiền tệ kho quỹđể phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận lợi.
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
- Công tác kế hoạch - Tổng hợp. - Công tác nguồn vốn
- Các nhiệm vụ khác: Công tác pháp chế-chế độ; Làm nhiệm vụ thư ký cho Ban giám đốc; Là thành viên của một số hội đồng theo quy định
Phòng Tài chính - Kế toán
- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán.
- Thực hiện nhiệm vụ giám sát tài chính.
-Đề xuất việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chếđộ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý hành chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ.
- Kiểm tra định kì việc thực hiện chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính.
- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời,
trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính.
- Quản lý thông tin và lập báo cáo.
- Thực hiện quản lý thông tin khách hàng: kiểm soát thông tin kách hàng do bộ phận khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng khai báo vào phân hệ CIF.
Phòng Điện toán
- Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh.
-Hướng dẫn, đào tạo, kiểm tra, hỗ trợ các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi nhánh.
- Phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin để triển khai các chương trình, phần mềm ứng dụng, các dự án hoàn thiện, nâng cấp về nghiệp vụ và quản lý tại Chi nhánh.
- Cùng với Trung tâm công nghệ thông tin chịu trách nhiệm về việc.
-Đề xuất kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
Phòng Tổ chức - Nhân sự
- Phổ biến, quán triệt các văn bản, quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụliên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực.
-Đề xuất việc triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định.
-Hướng dẫn các phòng thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động.
- Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh theo quy định.
- Thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ đương chức và cán bộ nghỉhưu của chi nhánh.
- Hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập/chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm.
- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm.
- Quản lý hồsơ cán bộ, hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, tài sản, bổ sung lý lịch hàng năm theo qui định.
Văn phòng Công tác hành chính
-Văn phòng thực hiện công tác văn thư theo qui định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu sách báo, công văn đi-đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật.
-Văn phòng quản lý, sử dụng con dấu của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV.
- Tổ chức hoặc đại diện cho Chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tổ chức/cá nhân trong và ngoài BIDV. - Thực hiện kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo về việc
chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các quy định thuộc phạm vi nhiệm vụđược giao quản lý
- Xây dựng, thông báo chương trình công tác và lịch làm việc của Ban giám đốc đến các đơn vị liên quan.
- Triển khai thực hiện công tác phục vụ các cuộc họp, hội nghị do chi nhánh tổ chức.
-Đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng nội quy, quy chế về công tác văn phòng và các biện pháp quản lý hành chính cơ quan.
-Đề xuất với Giám đốc về những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi nhánh.
- Thực hiện công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài sản cố
Công tác quản trị hậu cần
định, cơ sở vật chất trang thiết bị, công cụlao động, phương tiện vận tải phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng quy định, tiết kiệm và hiệu quả.