CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại BIDV QUẢNG TRỊ (Trang 37 - 40)

3.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Bảng 3.1: Tiến độ nghiên cứu

Bước Phương pháp Kĩ thuật Mẫu Thời gian

Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm 10 người 1 buổi Chính thức Định lượng Phỏng vấn 300 người 2 tuần

3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộđược thực hiện thông qua phương pháp định tính trên cơ sở các nghiên cứu của Singh (2004), Trần Kim Dung (2009), Meyer và Allen (1990) và các tài liệu về các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, đồng thời thông qua kỹ thuật tham vấn ý kiến của các chuyên gia kinh tế và giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Dàn bài thảo luận nhằm thăm dò ý kiến các đối tượng phỏng vấn được thiết kế gồm hai phần:

- Giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu;

- Các câu hỏi mở nhằm thu thập càng nhiều ý kiến càng tốt, làm cơ sở cho phần thảo luận.

Các đối tượng được lựa chọn để thảo luận nhóm là 10 khách hàng thường xuyên sử dụng tín dụng của BIDV Quảng Trị cán bộ - nhân viên phụ trách về tín dụng tại BIDV Quảng Trịvà các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Sau khi thảo luận sẽ xây dựng một dự thảo thang đo.

Mục tiêu của việc nghiên cứu định tính là sẽ dùng kết quả tìm được để xây dựng nội dung nghiên cứu định lượng được chọn lọc ra và được dùng để thiết kế bảng câu hỏi định lượng.

3.1.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng thư điện tử thông qua bảng câu hỏi điều tra. Mẫu điều tra gồm 300 cán bộ tín dụng tại các ngân hàng. Bảng câu hỏi điều tra chính thức được hình thành từ nghiên cứu định tính sau khi có sự tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Các dữ liệu, thông số sẽđược tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá bằng phần mềm SPSS 20.

Nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm - thể hiệnmức độ Rất không đúng/Rất không đồng ý, đến 5 điểm - thể hiện mức độ Rất đúng /Rất đồng ý. Mỗi câu là một phát biểu có nội dung về các vấn đề ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng, và nhận định của cán bộ tín dụng về rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị. Với cách thiết kế như vậy, người được khảo sát sẽ cho biết đánh giá của mình về mức độ quan trọng của các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng của BIDV Quảng Trị. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 37 câu tương ứng với 37 biến được đánh giá là có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị, trong đó có 34 biến đo lường các yếu tốảnh hưởng đến rủi ro tín dụng BIDV Quảng Trị, 3 biến đo lường các yếu tố mức độ rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị.

Tác giả đã xây dựng hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức (Phụ lục 3), phục vụ cho công việc phỏng vấn hàng loạt gồm:

- Giới thiệu về bản thân, mục đích nghiên cứu và cách trả lời câu hỏi; - Câu hỏi nghiên cứu;

- Thông tin cán bộ tín dụng được phỏng vấn.

Mục tiêu của việc nghiên cứu chính thức đó chính là tiến hành kiểm định lại mô hình đo lường, các giả thiết từđó đưa ra các phương pháp sẽđược sử dụng trong bài như phương pháp hệ số tin cậy cronback’s alpha và việc phân tích nhân tố khám phá.

3.1.3. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1.: Quy trình nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Đính tính lần 1: thảo luận nhóm ĐỊnh tính lần 2 Định lượng chính thức (phóng vấn trực tiếp) Cronback’s alpha EFA

(loại biến & kiểm tra hệ sốα)

Hồi quy tuyến tính

(Kiểm tra tương quan & phân tích hệ số hồi quy)

Thang đo nháp

Thang đo hoàn chỉnh

3.2. Mẫu nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến người ta sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Về mặt này thì phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Cành (2007) cho rằng chọn mẫu phi xác suất là dễ phác thảo và thực hiện nhưng nó có thể cho kết quả sai lệch bất chấp sựphán đoán của chúng ta, do ngẫu nhiên nên có thểchúng không đại diện cho tổng thể.

Từcác ưu nhược điểm của phương pháp chọn mẫu phi xác suất này, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cũng như tính hiệu quả về mặt chi phí, thời gian...tác giảđã tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu phi xác suất thuận lợi để tiến hành nghiên cứu đề tài này.P1F

2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PLý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

Trên cơ sở các lý luận về phương pháp chọn mẫu để đảm bảo tính khách quan, cũng như phục vụ cho việc thu thập dữ liệu và phân tích mang tính đối chiếu so sánh, tác giảđã tiến hành chọn ngẫu nhiên 300 cán bộ tín dụng từ các ngân hàng tại Quảng Trị.

3.2.2. Quy mô mẫu

Theo Kumar (2005) Sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì. Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.

2Hơn nữa khi quy mô của tổng thể là rất lớn thì các hạn chếdo phương pháp chọn mẫu phi xác suất sẽđược giảm thiểu rất nhiều vì khi đó sai số sẽđược giảm thiểu nhiều.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG tại BIDV QUẢNG TRỊ (Trang 37 - 40)