Tình hình chung

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 54 - 57)

- Đất chưa sử dụng

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên địa

4.1.1 Tình hình chung

Hà Trung là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, có tổng diện tích đất tự nhiên là 24.450ha, dân số 125.893 người; là huyện mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, xong thường xuyên phải chịu ảnh hưởng xấu

của bão lụt do vậy đây là vùng đất có đặc điểm đặc thù về địa hình, khí hậu đó là: Đồng chiêm trũng, không bằng phẳng, đồi núi xen kẽ đồng bằng, nằm trong vùng tiểu khí hậu ở giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung; có nhiều hệ thống sông, đê đan xen. Toàn huyện có 9.027ha đất sản xuất nông nghiệp, 5.430ha đất lâm nghiệp và 715ha đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt; ttrong số 7.253ha đất trồng lúa thì có tới 1.000ha là đất sâu trũng chỉ cấy được một vụ lúa chiêm. Xuất phát điểm của nền kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện còn thấp. Tât cả những vấn đề trên đã có tác động ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung trên địa bàn huyện.

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, ,thủy sản; Khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giầu, đi đôi với xóa đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Nghị quyết 07- NQ/TU, ngày 02/6/1999 của ban thường vụ tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại; trong những năm qua huyện Hà Trung đã tổ chức triển khai thực hiện khá quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Năm 2003, toàn huyện có 93 trang trại, đến năm 2008 số trang trại là 236. Số trang trại của huyện lien tục tăng qua các năm. Đến cuối năm 2009 ở Hà Trung đã có 358 trang trại lớn nhỏ. Trong đó có 137 trang trại được xếp hạng tiêu chí theo thông tư lien bộ giữa Bộ NN&PTNT với Tổng cục thống kê cụ thể như sau:

- Loại hình trang trại tổng hợp có: 46 trang trại.

- Loại hình trang trại chăn nuôi + trồng cây ăn quả có: 23 trang trại. - Loại hình trang trại trồng trọt + nuôi trồng thủy sản có: 36 trang trại. - Loại hình trang trại nuôi trồng thủy sản có: 32 trang trại.

Trong 358 trang trại có 137 trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại, tuy về mặt tiêu chí diện tích thì các trang trại trên đại bàn huyện Hà Trung không cso trang trại nào đáp ứng được nhưng những tiêu chí khác thì 137 trang trại này đều đáp ứng đủ. Các trang trại khi được cấp giấy chứng nhận đã yên tâm đầu tư sản xuất.

Trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hà Trung đã gặp những thuận lợi và một số khó khăn sau:

* Thuận lợi

- Có chủ trương, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại là: Nghị quyết 07-NQ/Tu, ngày 20/6/1999 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 cảu Chính phủ về kinh tế trang trại, các thông tư của các bộ, ngành...;đã tạo điều kiện về mặt pháp lý, cơ chế chính sách hỗ trợ về nhiều mặt để khuyến khích nhân dân thực hiện phát triển kinh tế trang trại.

- Trước năm 2000 trên địa bàn huyện đã có một số mô hình sản xuất theo hình thức kinh tế trang trại có hiệu quả, đây là những điểm mô hình để thực hiện triển khai ra diện rộng.

* Khó khăn

- Đây là mô hình tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp, do các hộ nông dân thực hiện.

- Việc phát triển kinh tế trang trại chủ yếu là thực hiện trên những khu vực đất xấu, điều kiện sản xuất khó khăn, vì vậy phải có sự đầu tư lớn để cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 54 - 57)